7 kiến nghị cấp bách về phát triển giáo dục Đại học
Trong thời đại cách mạng công nghệ, Đại học có vai trò chủ đạo trong toàn bộ hệ thông giáo dục của một nước. Nhưng so với thế giới và khu vực, giáo dục Đại học của ta còn quá yêu kém, tụt hậu còn xa hơn giáo dục phổ thông.
Trước đây ta xây dựng Đại học theo mô hình Liên xô cũ, nay nềnĐại học đó không còn thích hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, song những biện pháp sửa đổi chắp vá thời gian qua đã phá vỡ tính hệ thống của nó, rốt cuộc tạo ra cảnh tượng lộn xộn, không còn chuẩn mực, không theo quy củ, tuỳ tiện, và kém hiệu quả. Muốn thoát ra khỏi tình trạng này, cần có thời gian và một lộ trình hiện đại hoá thích hợp. Trước mắt, để tạo điều kiện thuận lợi cho toàn bộ công cuộc hiện đại hoá, nên tập trung chỉnh đốn một số khâu then chốt đang tác động tiêu cực đến sự phát triển bình thường của Đại học. Đồng thời xây dựng mới một Đại học thật sự hiện đại, làm hoa tiêu hướng dẫn và thúc đẩy sự đổi mới trong toàn ngành.
1 - Trước hết, cần cái cách mạnh mẽviệc thi cử và đánh giá, chuyển toàn bộ việc học
2- Chấn chỉnh việc đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ
Bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ phải
3-Chấn chỉnh công tác chức danh GS, PGS
Đây là một trong nhũng khâu then chốt để bảo đảm chất lượng cho Đại học, nhưng trong một thời gian dài cho đến hiện nay, ở nước ta đã thực hiện khá tuỳ tiện và còn quá nhiều bất cập. Một trong những nguyên nhân đóng góp vào sự trì trệ kéo dài của Đại học chính là ở công tác này, thể hiện khá tập trung những khuyết điểm về chính sách nhân tài. Do đó để mở đường hiện đại hoá Đại học, cần sớm chấn chỉnh công tác chức danh GS, PGS, trước hết cải tổ "Hội đồng chức danh GS" thành một hội đồng không trực tiếp công nhận các chức danh mà chỉ xét duyệt hàng năm, định kỳ, để công nhận những người đủ tư cách ứng cử vào các chức danh GS, PGS ở các Đại học và Việnnghiên cứu. Hàng năm các Đại học và Viện nghiên cứu công bố nhu cầu tuyển GS, PGS (với sự chấp thuận của cấp cóthẩm quyền) để cho bất cứ ai đã được công nhận "đủ tư cách" đều có thể dự tuyển. Còn việc xét tuyển được trả lại cho các Hội đồng tuyển chọn của từng Đại học và viện nghiên cứu, Hội đồng này gồm một số chuyên gia thuộc biên chế đơn vị đó và có thể thêm một số chuyên gia ở ngoài. Quyết định của Hội đồng được trình lên cấp trên có thẩm quyền thông qua trước khi thực hiện.
4 - Cải thiện chính sách sử dụng Giảng viên Đại học
Tình trạng phổ biến hiện nay ở các Đại học là giảng viên dạy quá nhiều giờ (25-30 giờ mỗi tuần không phải là hiếm), kể cả giờ dạy trong trường, ngoài trường, dưới nhiều hình thức khác nhau, dạy "liên kết” ở các địa phương, dạy tư, luyện thi, "dạy xô”…do đó, ngay ở các Đại học lớn, cũng rất ít nghiên cứu khoa học, và nhiều người đã lâu không có thể quen cập nhật kiến thúc, nâng cao trình độ nhưng lại sản xuất đều đều Cử nhân, Thạc sĩ, thậm chí cả Tiến sĩ. Trình độ GS, PGS của ta nói chung khá thấp so với quốc tế, cả nước số GS đã được công nhận mới chiếm ti lệ chưa tới 0,1%, số PGS chưa tới 5%, trong toàn bộ số giảng viên đã học. Nếu kể cả những người thực tế có năng lực nhưng chưa được công nhận GS, PGS do chưa được công nhận GS, PGS do cách tuyển chọn chưa hợp lý, đội ngũ giảng viên Đại học vẫn rất yếu về trình độ và số lượng, mà tuổi tác lại khá cao, đó là tình trạng không thể chấp nhận được, cần có biện pháp cải thiện nhanh, nếu không sẽ di hại qua nhiều thế hệ.
5- Đổi mớicác trường sự phạm và chính sách đào tạo giáo viên phổ thông
Cần nghiêncứu lại chủ trương xây dựng những trường sư phạm trọng điểm, vì theo kinh nghiệm các nước, chỉ giáo viên mẫu giáo, tiểu học mới cần được đào tạo kỹ về nghiệp vụ sư phạm, còn giáo viên THCS và THPT trở lên thì trước hết phải được đào tạo vững vàng về chuyên môn khoa học rồi mớibổ túc kiến thức và kỹ năng sư phạm. Do đó phải thay đổi cách đào tạo ở các trường sư phạm, chú trọng nhiều hơn phần chuyên môn khoa học, đồng thời phải mở rộng đối tượng tuyển dụng giáo viên phổ thông từ các Cử nhân hay Thạc sĩ, sau một khoá bổ túc ngắn hạn về nghiệp vụ sư phạm. Các Đại học sư phạm nên dần dần chuyển thành Đại học đa ngành, trong đó có khoa sư phạm (giáo dục) chuyên lo về nghiệp vụ giảng dạy và khoa học sư phạm.
6 - Xây dựng "mới" một Đại học đa ngành biện đại, làm "hoa tiêu” cho cải cách Đại học sau này.
Song song vời những biện pháp cấp bách kể trên, cần bắt tay xây dựng ngay một Đại học đa ngành thật hiện đại, theo chuẩn mực quốc tế và sánh kịp các Đại học tiên tiến nhất trong khu vực, để làm hoa tiêu cho toàn bộ công cuộc hiện đại hoá Đại học. Cần xây dựng hoàntoàn "mới" Đại học này, nghĩa là không phải ghép
7 -Tăng đầu tư cho Đại học, đi đôi vớichấn chỉnh việc sử dụng đầu tư
Cần cải cách chế độ lương và phụ cấp, bảo đảm cho giảng viên Đại học một múc thu nhập phù hợp và năng suất và trình độ từng người để họ có thể dồn tâm lực vào nhiệm vụ chính trong giáng dạy và nghiên cứu khoa học mà không phải lo toan, xoay xởcho đời sống quá nhiều, tạo mọi điều kiện cho họ có thể cập nhật tri thức theo kịp khoa học công nghệ thế giới và khu vục. Tănghọc phí hợp lý phải đi đôi với tăng tích cực chất lượng đào tạo, đồng thời có chính sách học bổng rõ ràng, thiết thục, để giúp đỡ có hiệu quả người nghèo và những người trong diện cần nâng đỡ.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVăn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt