Vị cá nhân trong giáo dục Đại học
Một xã hội muốn phát triển thì những tàn dư của cách tổ chức có "tính chất vị cá nhân" phải được huỷ bỏ và thay thế bằng cách tổ chức hợp lý hơn, công bằng hơn, lợi ích cho xã hội hơn. Trong nền giáo dục Đại học của nước ta "vị cá nhân ở điểm nào lợi ích cho cả xã hội" ở chỗ nào?
Vấn đề "tuyển dụng" thay cho "phân phối công tác”
Tôi xin nhắc lại cái ý là trong một nền kinh tế kế hoạch triệt để như trước đây với sự "phân phối công tác” cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp đã cho thấy giới hạn của kiểu tổ chức như vậy. Chuyển sang một nền kinh tế thị trường dù là có định hướng, sự "phân phối công tác" tất phải được thay thế bằng sự "tuyển dụng". Đã "tuyển dụng" thì tất phải có nhiều "thí sinh" thì mới lựa chọn được, mà nếu chọn một người trong đám đông "thí sinh" thì dễ chọn được một người giỏi, còn chọn một người khi chỉ có một "thí sinh" thì khác gì “phân phối công tác". Như thế, nghĩa là muốn "tuyển dụng" thì phải chấp nhận sự tồn tại của một "hồ dự
Lựa chọn thí sinh |
trữ” (những người đã được đào tạo). Một vài người do thiếu kinh nghiệm hiểu biết quốc tế, chủ trương đào tạo số lượng sát với nhu cầu trước mắt, không biết đó là mầm mống của nguy cơ suy thoái. Vai trò chủ chốt của Nhà nước chính là ở chỗ điều tiết sao cho “hồ dự trữ” đừng phình quá to (vì tình hình xã hội sẽ căng thẳng, nhiều người được đào tạo mà không có công việc làm đúng với chuyên môn của mình) đồng thời cũng đừng để cho "hồ dự trữ” tóp lại quá nhỏ (vì chất lượng của "tuyển dụng" sẽ tụt thấp).
Thành lập Đại học mới
Rút kinh nghiệm các nước phát triển có truyền thống văn hoá giáo dục, khi người ta muốn lập ra một cơ sở Đại học mới, người ta lập hội đồng khoa học đặc biệt, để tuyển nhân viên mới (đặc biệt là nhà giáo mới). Chữ "mới" đây được hiểu theo nghĩa: hoặc là nhà giáo đang công tác ở một đại học khác, hoặc là "thí sinh chưa trong nghề", miễn là đủ tài năng và phù hợp tiêu chuẩn và mục đích của Đại học mới, được chọn để thành cán bộ của cơ sở này. Cách làm này, (mà tôi xin tạm gọi là cách A) chính là cách làm nhằm phục vụ cho những nhu cầu mà xã hội đang đặt ra. Nó khác với cách gộp một số cơ sở đại học cũ, bao gồm tất cả những nhân sự cũ, trưởng sở, phương tiện, quy cách cũ, sinh viên cũ, cho thêm một số phương tiện, đặt cho một cái tên mới, để thoả mãn yêu cầu của một số cá nhân (tôi xin tạm gọi cách làm này là cách B). Cách A là cách vì lợi ích chung: một Đại học "mới" như vậy, dù nhỏ (và tiết kiệm) cũng dễ được quản lý tốt dễ đạt được mục tiêu đề ra, trở thành một thứ "tiêu chuẩn" cho các Đại học khác noi gương. Cách B, vì “tính chất vị cá nhân", tất nhiên đưa đến những giằng co, không thể quản lý tốt không đạt được mục tiêu đề ra và đưa đến sự lại tách rời.
Một khía cạnh của Đại học một nghề hay đơn khoa
Một trong những ưu điểm của các Đại học đa khoa là khả năng tổ chức học chung một phần cơ bản trước khi rẽ ra "học nghề", vừa rẻ, vừa uyển chuyển, có khả năng cho sinh viên dễ chuyển nghề theo cung cầu của thị trướng. Các Đại học một nghề hay đơn khoa - khi tuyển sinh ở mức tú tài vừa đào tạo hẹp, vừa đắt, ví như người dùng chuyên cơ để di chuyển theo đường hàng không hay ví như mỗi tỉnh miền Nam xây riêng một đường xe lửa nối mình với Thủ đô, thay vì dùng chung một đoạn đường Nam Bắc. "Tính chất vị cá nhân" tiềm tàng trong cách tổ chức theo Đại học một nghề (kể cả "nghề sư phạm") hay đơn khoa trừ phi tuyển sinh ở mức tú tài +2 hay tú tài +3 (nghĩa là khi đã học xong cơ bản). (Xin xem thêm bài "Vài điểm trong tổ chức giáo dục Đại học" đăng trong Tia Sáng, Số tháng 12/1999). Mong rằng cách tổ chức “chung ngành trước, riêng nghề sau” là cách tổ chức phù hợp hơn với lợi ích chung, được ưu tiên chú ý.
Chức danh giáo sư Đại học
Hiện nay ở ta, danh hiệu Giáo sư được quan niệm như một "hàm", dường như được phong cho cá nhân để thêm vinh. Nhưng tôn vinh thì đã sẵn có đầy dãy các thứ thưởng công: danh hiệu nhà giáo nhân dân, huân huy chương, giải thưởng... Trong khi đó, theo quan niệm chung quốc tế thì Giáo sư Đại học là một "chức vụ” gắn với một chỗ làm, với nhiệm vụ công tác rành rọt. Phong hàm mang “tính chất vị cá nhân". Tuyển (và bổ nhiệm) người có đủ trình độ vào các chức vụ - chỗ làm Giáo sư Đại học để họ thực hiện công tác giảng dạy, nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu trong các Đại học, nhằm thực hiện mục tiêu do nhu cầu xã hội đặt ra, nghĩa là cách tổ chức này phù hợp với lợi ích chung. Trong lúc đang muốn nâng nền giáo dục Đại học đi lên, tôi thiết tưởng không nên tiếp cận cái đà đi xuống, gắn với cách tổ chức "vi cá nhân" của việc "phong hàm" (Xin xem thêm bài "Vài câu hỏi về chức danh Giáo sư Đại học" đăng trong Tia Sáng, Số tháng 2/1999).
Mấy vấn đề linh tinh
Giáo sư - Hiệu trưởng và sinh viên |
Ngoài mấy ví dụ nêu trên, tính chất vị cá nhân còn được thấy đầy dãy trong một số sự việc, hành động thái độ. Tôi xin nêu vài ví dụ như hiện nay có khẩu hiệu "bồi dưỡng nhân tài". Nhưng ở đây, "nhân tài" được định nghĩa là gì? Có người hiểu nhân tài theo nghĩa là có danh hiệu: phải chăng vì thế nên hiện nay mới nở rộ những "Giáo sư, Tiến sĩ” (một danh hiệu chưa thấy trên văn bản Nhà nước), “Viện sĩ” (đa số thực ra là ngộ nhận hoặc hiểu sai việc ghi tên trong một hội tư có mang tên gọi là Academy), những người ngỡ mình đã là danh nhân thế giới khi được một vài nhà xuất bản các loại "danh sách danh nhân” dụ dỗ đóng một số tiền thì họ sẽ đăng tên (danh nhân thật thì họ đâu dám dụ dỗ đóng tiền). Đôi khi là do một vài nhà báo nhiệt tình. Dù sao, nói chung là vì cái nhìn mang "tinh chất vị cá nhân". Theo tôi, lẽ ra nên hiểu "nhân tài" theo nghĩa những người có trình độ hiểu biết tương xứng với công việc mình đang làm, những người "biết việc" (compétent) trong vị trí của mình dù ở cấp bậc nào mang lợi ích cho xã hội trong đó mình đang sống. Một ví dụ khác là vấn đề thi đua giật giải quốc tế. Đem tiền bạc chung của cả nước để đổ vào một vài lớp học chuyên, để luyện cho một vài học sinh đi thi đạt được giải, để rồi có thể khoe rằng học sinh ta được xếp cao hơn cả học sinh các cường quốc. Không lẽ chỉ để rồi các thầy luyện thi có khả năng tiếp tục luyện thi, và các học sinh được giải đó có khả năng xuất ngoại? Thay vì tiếp tục cách tiến hành mang “tính chất vị cá nhân" đó, lẽ ra nên rút kinh nghiệm các nước đã phát triển cao: họ không lo bỏ công, bỏ của vào những phù phiếm ngôi thứ học sinh, cho nên họ không quan tâm việc luyện một vài học sinh đi thi giật giải (tuy họ không thiếu gì phương tiện): trong khi đó, họ chăm chú đào tạo sinh viên của họ thành những người "biết việc" mà họ sử dụng tốt trong xã hội của họ, cho nên họ vẫn dân giàu, nước mạnh và... tự nhiên thu hút những học sinh được giải của những nước khác trở thành những nhân công rẻ cho họ.
Trên đây tôi đã nêu một số tính chất vị cá nhân trong giáo dục Đại học và mong chúng chóng được thay đổi. Nhưng cũng có một số điều cần nhắc lai để phấn khởi: đó là việc mà Luật giáo dục do Quốc hội thông qua cuối năm 1998 công nhận chỉ có một bằng Tiến sĩ. Quyết định sáng suốt và hợp lý đó có thề coi như một tia sáng báo hiệu cho một buổi bình minh. Mong rằng sẽ còn những tia sáng khác nữa, để đưa nền giáo dục Đại học vào vị trí sáng sủa.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường