Hoàng Tụy (1927 - 2019)
Không chỉ là một nhà Toán học, Hoàng Tụy còn có nhiều đóng góp cho giáo dục Việt Nam. Ông cũng là sáng lập viên Viện Nghiên cứu Phát triển IDS mà ông là Chủ tịch Hội đồng Viện.
Vĩnh biệt Ông, một cây đại thụ của nền toán học Việt Nam, một nhân cách lớn của trí thức Việt Nam, chúng ta biết ơn về những đóng góp của Ông và cùng cầu nguyện để anh linh Ông về đoàn tụ với thế giới người hiền của Nước Đại Việt, trong đó có người Ông Bác của Ông là Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu.
Xin kính cẩn chia buồn cùng gia quyến của Giáo sư Hoàng Tuỵ!
GS. HOÀNG TỤY(sinh 7-12-1927, mất 14-7-2019)
- Ông sinh ngày 7-12-1927 trong một gia đình Nho học tại Điện Bàn, Quảng Nam, là cháu nội của người em ruột cụ phó bảng Hoàng Diệu. Ông mồ côi cha lúc lên 4.
- Đỗ đầu thi Tú Tài I tháng 5 tại Huế, dù nhảy hai lớp. Bốn tháng sau đó đỗ đầu kỳ thi Tú Tài II ban toán ở Huế.
- Năm 1946, giai đoạn Kháng chiến toàn quốc, ông về quê làm giáo viên trường trung học Lê Khiết ở Liên khu V.
- Năm 1951, ông vào Việt Bắc học trường đại học khoa học cơ bản do GS Lê Văn Thiêm mở. Nhưng ông được cử đi dạy và trở thành thầy dạy toán giỏi vì đã tự học hết chương trình toán của những năm đầu tiên.
Hành trình từ Quảng Ngãi về Bắc để dạy học của Giáo sư Hoàng Tụy.
.
- Năm 1954, ông bắt đầu dạy toán tại trường Đại học Khoa học, sau là Đại học Tổng hợp
- Năm 1995, ông được cử làm Trưởng ban cải cách hệ thống các trường trung học
Một trang viết tay của Giáo sư Hoàng Tụy, trong giáo trình Hình học do Giáo sư soạn vào năm 1949, khi giảng dạy toán học tại Quảng Ngãi, thuộc Liên khu 5 - giáo trình toán học đầu tiên được xuất bản bằng tiếng Việt tại Chiến khu trong suốt cuộc Kháng chiến chống Pháp (1946-1954).
.
- Năm 1957 ông sang Liên Xô học tiếp. Tháng 3/ 1959 ông bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ trường Đại học tổng hợp Mạc tư khoa về giải tích thực
- Năm 1960-1969 ông là Chủ nhiệm khoa toán lý của Đại học Tổng hợp Hà Nội.
- Năm 1961 ông chuyển hướng sang nghiên cứu vận trù học để thiết thực hơn với tình hình cụ thể Việt Nam. Một quyết định có ảnh hưởng đến sự nghiệp lâu dài của ông.
- Năm 1962, Ông gửi bài báo đầu tiên về vận trù học cho GS. Leonid Kantorovich (Giải Nobel kinh tế năm 1975 chung với T. C. Koopmans) và có hai chyến thăm ông tại Novosibirsk năm 1962 và 1964.
- Năm 1962-1968 ông cùng GS. Lê Văn Thiêm và Bộ trưởng Tạ Quang Bửu thực hiện nhiều chương trình để nâng cấp chất lượng khoa học cho cán bộ giảng dạy, mở nhiều lớp chuyên đề bồi dưỡng, thành lập Hội Toán (1963), thành lập tạp chí Toán học, kiến nghị mở kỳ thi giỏi toán miền bắc hàng năm, mở các lớp "Toán đặc biệt", tuyển chọn học sinh có năng khiếu...
- Năm 1964 ông công bố công trình toán học với một phương pháp "cắt", sau này được giới toán học thế giới trong ngành gọi là "Lát cắt Tụy", không những để giải nhiều bài toán tối ưu toàn cục, mà còn để giải những bài toán quy hoạch tổ hợp. Công trình được xem như đánh dấu sự ra đời ngành toán học mới: Tối ưu toàn cục
- Năm 1970: ông cùng GS Lê Văn Thiêm thành lập Viện toán học Việt nam và hoạt động ở đó cho đến nay.
- Từ 1976-1979: ông được mời giảng bài tại nhiều đại học hàng đầu trên thế giới cho đến nay.
- Năm 1980: ông chính thức phong hàm Giáo sư
- Năm 1980-1990: ông là giám đốc Viện toán và Tổng thư ký Hội toán học Việt Nam
- Năm 1990-1992: Ông là chủ tịch Hội đồng Toán học, Trung tâm Quốc gia Khoa học và Công nghệ
- Năm 1996: Ông được tăng Huân chương Hồ Chí Minh cho những đóng góp khoa học.
- Năm 2004: Ông tổ chức xemina kéo dài 3 tháng về giáo dục gồm nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia. Bản Kiến nghị chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa giáo dục được 24 giáo sư, trí thức trong và ngoài nước ký tên.
.
Quan điểm sáng tác
- Hãy hết lòng với khoa học, trong khó khăn hãy vươn lên, người trí thức không thể sống hèn.
- Những điều trải qua trong những năm chiến tranh đóng vai trò chính yếu trong việc hình thành nhân cách tôi và chúng trở thành một phần của tôi.
- Cái ta cần hơn vào lúc này là những ngọn đèn pha để đưa ta đến bến, những nguyên tắc, quan niệm để dẫn dắt chúng ta đến một nền Giáo dục phù hợp yêu cầu cuộc sống hiện đại, xã hội hiện đại, thế giới văn mình hiện đại.
- Đối với tôi, dù nghỉ hưu hay còn trong biên chế, tôi vẫn làm việc đều đặn, vẫn nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu Toán học, đồng thời quan tâm thiết tha đến sự nghiệp chấn hưng giáo dục, khoa học của đất nước, chừng nào còn đủ sức, vì đó là điều thiết yếu, nguồn vui trong cuộc sống của tôi.
- Con người không có cảm xúc, không rung động, vô cảm trước mọi việc thì không thể làm được bất cứ việc gì.
- Cái chính là có niềm đam mê với cuộc sống, say mê với điều mình đã tin tưởng và lựa chọn, nó giúp mình vượt qua tất cả những gì đắng cay, buồn bã nhất.
Các sách chuyên đề đã xuất bản
Giải tích hiện đại (1959)
Lý thuyết quy hoạch tuyến tính (1967)
Phân tích hệ thống và ứng dụng (1987)
Global Optimization; Deterministic Approaches (Tối ưu toàn cục - những cách tiếp cận tất định, viết chung với R. Horst, Springer, 1990)
Optimization on Low Rank Nonconvex Structures (viết chung với H. Konno, Phan Thiên Thạch, NXB Kluwer Academic Publishers, London, 1997
.
Phỏng vấn, viết về tác giả
Hoàng Tụy: Tài năng và nhân cách lớn (Báo Đà Nẵng)
GS Hoàng Tụy, một nhà toán học và giáo dục lớn của Việt Nam (TS. Nguyễn Xuân Xanh)
Kỷ yếu mừng giáo sư Hoàng Tuỵ 80 tuổi - sĩ phu thời nay (Hà Dương Tường)
Tôi rất lo lắng cho giáo dục của ta
Nền giáo dục Việt Nam: Đang ở tọa độ nào, và định vị ra sao?
Phát triển giáo dục dưới góc nhìn của nhà giáo
Giáo sư Hoàng Tụy và Giải pháp cứu ngành giáo dục
Để hội nhập, phải hiện đại hóa giáo dục
Đổi mới cách công nhận GS, PGS: Sao khó thế?
Bệnh giả dối đang thành nỗi nhục lớn
Tìm cách giảm sự thụ động cho sinh viên
.
Bàn về giáo dục Việt Nam
GS Hoàng Tụy: Nhìn thẳng vào khủng hoảng giáo dục VN (Tuần Việt Nam)
Những nghịch lý giáo dục
Không nên vô cảm trước sự tụt hậu
7 kiến nghị cấp bách về phát triển giáo dục Đại học
Giải pháp nào cho giáo dục đại học?
Năm mới, buồn vui với giáo dục
Hiện đại hóa giáo dục để đi vào nền kinh tế tri thức
Phải thay đổi cách thi tốt nghiệp
Đổi mới giáo dục ĐH theo hướng nào?
Giáo dục đang đi về đâu?
Trao đổi về “giải pháp cứu ngành giáo dục” của giáo sư Hoàng Tụy
"Nút cổ chai" và "cửa thoát" của giáo dục
Bệnh thành tích và thi đua: Thâm căn!
Mười vấn đề lớn của giáo dục
Mệnh lệnh từ cuộc sống
Nghĩ từ các giải quốc tế của học sinh tiểu học
Những bất cập trong việc xã hội hóa giáo dục
.
Ngẫm chuyện đất nước
Khi con người VN đi vào thời đại văn minh trí tuệ
Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ
Phiếm luận về khuyết tật hệ thống
Để có lớp trí thức xứng đáng
Giáo sư không phải "giá trị quốc gia"
Tối ưu trong khoa học kỹ thuật kinh tế và đời sống
“Lương, cỡ nào cũng sống được - thế mới lạ!”
"Tôi nói, cơ chế sản sinh ra tham nhũng…"
Vấn đề đào tạo nhân tài
Cạnh tranh thời nay thực tế là bằng trí tuệ, thông qua giáo dục và khoa học
Nội dung khác
Bạch Thái Bưởi - Khẳng định doanh tài nước Việt
28/08/2015Bộ sách Đạo kinh doanh Việt Nam và Thế giớiPhan Châu Trinh (1872 - 1926)
17/03/2013Dịch giả Phan Quang Định - Người giải mã bí ẩn của các giấc mộng
20/11/2012Giao HưởngNguyễn Duy Cần (1907-1998)
24/03/2012Đào Trinh Nhất (1900-1951): từ một nhà báo sáng danh đến một học giả khả kính
20/02/2012Nguyễn Đình ChúVũ Bằng (1913-1984)
31/01/2012Phan Khôi (1887 - 1959)
22/06/2009Nguyễn Ngọc Bích (1945 - )
16/06/2009Ngô Tự Lập (1962 - )
14/03/2009Đỗ Kiên Cường (1957 - )
10/03/2009Vương Trí Nhàn (1942 - )
06/03/2009Nguyễn Trần Bạt (1946 - 2020)
06/03/2009