Minh triết đại học đến từ đâu?

03:51 CH @ Thứ Tư - 28 Tháng Năm, 2003

Đã từ lâu, bất cứ ai quan tâm đến nền giáo dục đại học đều nhận thấy rằng lối giảng dạy như hiện nay không thể nào kích thích được năng lực tư duy độc lập, phát triển óc phê phán, biết hoài nghi khoa học, biết và dám không phục tùng ngụy lý, biết và dám phê phán cái lạc hậu, cái sai lầm nơi người học Tức là lối giảng dạy đó không thể mang lại sự "minh triết” cần phải có của một nền giáo dục đại học "chính danh". Tại sao lại như thế vậy, cái gốc của tình trạng này hệ tại ở đâu?

Hãy khoan bàn đến việc chúng ta chạy theo hay mô phỏng các mô hình giáo dục đại học của các nước khác theo nhãn quan thực dụng nhất thời, mà chúng ta hãy cùng nhìn vào chính bản thân những người lãnh trách nhiệm cung cấp sự minh triết cho người học, đó là những người thầy.

Những người thầy chính là những người trực tiếp mang lại sự minh triết, nhưng họ có đủ năng lực và trình độ để làm việc đó hay không? Chúng ta hãy cùng nhìn vào những con số sau đây để tìm cho mình câu trả lời:

Trường
(TP HCM)

Tổng số cán bộ giảng dạy

Số cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học

Tỉ lệ %

ĐH Quốc gia

1.583

903

57

ĐH Sư phạm kỹ thuật

268

153

57

ĐH Bách Khoa

512

223

44

ĐH Nông lâm

-

-

khoảng 50

Theo quy định chung, tất cả giảng viên đại học đều phải có trình độ sau đại học, nhưng nhìn vào số liệu của một vài trường trong bảng chúng ta thấy có khoảng phân nửa số cán bộ giảng dạy đại học chưa đạt đến trình độ này. Khi người thầy chưa đủ tiêu chuẩn thì làm sao cho ra những "sản phẩm" đủ tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu cầu kinh tế, kỹ thuật hiện nay?

Giáo dục đại học phải là một nền giáo dục thấm được tinh thần dân chủ, tức là lối giáo dục truyền thông: có sự truyền tải và phản hồi thông tin (tức kiến thức). Trong đó, do trình độ của người thầy chưa đạt được yêu cầu nên lối dạy đại học của chúng ta hiện nay là lối giáo dục tuyên truyền một chiều, tức là có quá ít sự phản hồi thông tin nơi người học, do đó làm thui chột năng lực tư duy độc lập và óc sáng tạo của con người.

Do đó, sự minh triết của giáo dục đại học chỉ có thể có được khi người thầy có đủ sự minh triết, bởi sẽ không thể có sự cải tổ trong chương trình học, trong phương pháp giảng dạy (để mang lại sự minh triết) khi trình độ của người dạy thấp. Tức là chúng ta cầu phải cải tổ chất lượng của những tác nhân chính yếu nhất: người thầy.

Th.S. Lê Minh Tiến, Tuổi trẻ chủ nhật

LinkedInPinterestCập nhật lúc: