Dự án giáo dục Đại học có nguy cơ phá sản
Bắt đầu hoạt động từ tháng 3/1999, dự án giáo dục ĐH kéo dài 6 năm với tổng vốn đầu tư 103,3 triệu USD, trong đó 80,3 triệu USD là vay của WB, phần còn lại là vốn đối ứng từ Chính phủ và các trường ĐH tham gia. Đây là dự án đầu tư cho giáo dục ĐH lớn nhất từ trước đến nay với mục tiêu cải cách, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục ĐH Việt Nam.
Thế nhưng khi đã đi quá nửa chặng đường, các chuyên gia WB phát hiện kết quả dự án rất thấp. Ví dụ, sau hơn 3 năm triển khai, dự án chỉ giải ngân được 20% so với kế hoạch. Hiện 31 trường tham gia mới được cấp kinh phí từ Quỹ nâng cao chất lượng ở mức A, trong khi đến 31/12/2004 là hạn hoàn thành toàn bộ phần đầu tư từ quỹ, bao gồm cả mức B và C. Hoặc thay vì mục tiêu xuất Quỹ nâng cao chất lượng là 15 triệu USD/năm, giám đốc dự án lại thông qua kế hoạch năm 2003 xuất quỹ tới 22 triệu USD.
Các hoạt động như xây dựng chính sách quản lý giáo dục, tiến hành khảo sát việc làm sinh viên sau tốt nghiệp, khảo sát điều kiện các trường ĐH, CĐ, xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng đào tạo ĐH... đều tiến triển chậm, hiệu quả thấp. Trong đó có những vấn đề thể hiện sự điều hành quá yếu kém như việc thu xếp thanh toán hợp đồng cho các nhóm thực hiện dự án gặp quá nhiều trục trặc. Điều này khiến các nhóm phải dành thời gian hoàn thành thủ tục hành chính nhiều hơn là cho hoạt động thực chất. Đến giữa tháng 4, nhóm nghiên cứu về bảo đảm chất lượng chưa nhận được thanh toán cho khối lượng công việc họ đã thực hiện.
Một công việc quan trọng là xây dựng phần mềm quản lý giáo dục ĐH với kinh phí 4,3 triệu USD cũng bị các chuyên gia WB đánh giá "thực hiện ở tiến độ đáng thất vọng" bởi mới ở giai đoạn bàn bạc những yêu cầu để đưa ra đấu thầu. Hoặc kết quả trong hai cuộc điều tra, khảo sát tốn vài trăm nghìn USD mà dự án tiến hành và công bố vào đầu năm 2002 đã bị nhiều nhà khoa học và quản lý cho rằng thiếu tin cậy, thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn (tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp là 94%, ngành công nghệ thông tin có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất). Trường ĐH Kinh tế quốc dân có ý định sử dụng những số liệu này để xây dựng kết hoạch phát triển cho mình, nhưng số liệu lại không nhất quán với hệ thống báo cáo thống kê hiện hành.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong phái đoàn giám sát, những kết quả trên cho thấy sự thiếu trầm trọng khả năng triển khai dự án. Nguyên nhân là công tác điều phối chung, quản lý dự án, việc lập kế hoạch và giám sát thực hiện rất yếu kém. Ban điều phối đã không hoàn thành trách nhiệm đối với việc tạo điều kiện và trợ giúp các đơn vị thực hiện khiến những bộ phận chuyên môn mất đi cơ hội đóng góp.
Các chuyên gia đã gần như đưa ra "tối hậu thư" với mốc thời gian cụ thể cho từng công việc mà Bộ GD&ĐT, ban điều hành sẽ phải thực hiện vì dự án đã "vượt quá ngưỡng an toàn". Phái đoàn giám sát của WB khẳng định nếu kế hoạch khắc phục không có hiệu quả, giải pháp duy nhất là WB sẽ giảm số vốn cho dự án vay, có thể huỷ toàn bộ kế hoạch chưa thực hiện được và cắt giảm quy mô các chương trình đang triển khai. Họ khẳng định Bộ GD&ĐT và ban điều hành phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc giải quyết tình trạng rủi ro, yếu kém của dự án.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnĐánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcBức tranh muôn mặt của khủng hoảng kinh tế thế giới
01/01/1900Minh BùiSách và doanh nghiệp: Đọc để phát triển
01/01/1900Tố Tâm