Vì sao sinh viên trường Đại học thường… học đại?
Nhiều nhà quản lý nhân sự đã phàn nàn rằng, sinh viên tốt nghiệp Đại học của ta, nhiều em quá kém, ra làm việc mà "ngơ ngác như con nai vàng". Mọi sự đều có lý do của nó.
“Sinh viên với việc học à? Xì chuyện cũ rích”
Đó chính là phản ứng chung mà đa số các sinh viên khi được hỏi về vấn đề này trả lời, bởi nhiệm vụ chính của sinh viên là học tập, đó là chuyện không có gì để bàn cãi. Tuy nhiên vấn đề được đặt ra ở đây cũng là vấn đề tốn khá nhiêu giấy mực, đó là: SV là gì? SV học cái gì? Học như thế nào và đích đến của việc học là gì?
Hiểu theo một cách đơn giản thì sinh viên chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp từ học sinh phổ thông sang như một quy luật cấp bậc chủ yếu mà thôi: Cấp I, Cấp II, Cấp III, Đại học. Hiểu theo nghĩa rộng thì môi trường Đại học không là cấp IV, SV là những nhân vật mới, những “students" thay cho chữ “pupils” hồi còn ở phổ thông. Student từ chữ “study” nghĩa là vừa học tập, vừa nghiên cứu.
Bàn về tính không hiệu quả của giáo dục ngày nay đặc biệt là giáo dục Đại học, người ta thường đổ lỗi do thiếu trang thiết bị học tập, thương mại hóa giáo dục, phong cách giảng dạy của giảng viên, việc học thiên về lý thuyết nhiều hơn thực tiễn ... mà quên đi thái độ của SV trong việc học của mình. Theo số liệu khảo sát của báo Tuổi trẻ thì chỉ 30% trong số những sinh viên được hỏi có thái độ tích cực trong học tập, trong khi có đến 60% chọn giải pháp học đối phó.
Có một thực tế đáng buồn là sau bao năm học phổ thông vất vả, nặng nhọc để giành được một chiếc ghế lên giảng đường Đại học thì không ít SV đã vội vàng tự mãn, xem Đại học chỉ là nơi xả hơi để tụ tập gặp gỡ, ăn chơi đua đòi cùng chúng bạn thay vì biết trân trọng thành quả của mình họ sẽ không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân. Tại sao lại như vậy? Một trong những lý do là khả năng tiếp cận thông tin của SV, HS ta còn quá kém. Khi còn học phổ thông, đặc biệt là cấp III, các bạn học sinh đã phải mang trên vai gánh nặng tâm lý từ gia đình, người thân là phải vào Đại học. Nhưng bản thân những cô, cậu ấy chưa hoặc không nhận thức được vào Đại học để làm gì? Và chuyên ngành mình chọn có phù hợp với mục tiêu, sở thích, tính cách năng lực của bản thân hay không? Chính vì thế mà khi đã đậu vào Đại học rồi thì cũng đồng nghĩa với việc đã làm xong nghĩa vụ với bố mẹ và người thân chứ không phải đạt được ước mơ của chính bản thân thì làm gì có được sự trân trọng thành quả cố gắng học tập.
Một lý do khác nữa là SV năm thứ nhất thường chịu ảnh hưởng nhiều từ “sự hướng dẫn” của các anh chị đi trước: “Ối giời, SV mà học hành chi, choi là chính. Xả hơi đi em, năm đầu mà, vội gì, cứ hưởng thụ cho biết thế nào là SV đã” - Bạn T.H đã được một anh chị khóa trước khuyên bảo như thế. Tư tưởng “chỉ đạo” của các “cựu sinh viên” này có vẻ hợp khẩu vị của bạn sinh viên hơn. Các bạn đang cực kỳ thỏa mãn với chính mình, 12 năm đèn sách rồi, chọi bao nhiêu đối thủ mới nghiễm nhiên trở thành sinh viên Đại học, thỏa mãn mong ước của bố mẹ, thầy cô, bè bạn. Càng nghĩ các bạn càng tự hào và hài lòng về bản thân mình lắm. Rồi các bạn dần cảm thấy cái lý lẽ “nghỉ xả hơi” rất có tình, có lý. Đúng quá! Theo quan điểm năm nhất ăn chơi, năm hai thong thả, năm ba cố gắng, năm tư chuẩn bị ra trường thì các bạn chỉ mới ở giai đoạn I mà thôi vội gì! Thêm vào đó môi trường tự do do phải học xa nhà không ai quản lý cộng với sự tin tưởng thương yêu, chiều chuộng của bố mẹ khi cô con gái cưng, con gái cưng đáp ứng được sự kỳ vọng của mình càng làm cho sự xả hơi ấy lấn chiếm cả việc học. “Thả phanh” ung dung suốt học kỳ để rồi đến kỳ thi lại lao đầu vào học, thức khuya dậy sớm chạy mãi mà vẫn không đuổi kịp khối kiến thức mà cả học kỳ không thèm để mắt tới, để rồi phán một câu xanh rờn: “Đại học là... học đại”. Cứ chọn đại một “tủ” may mắn thì trúng, còn không thì... thi lại. Thi lại mà rớt thì ... học lại. Đời sinh viên còn dài mãi để nó trôi qua mau thì cũng uổng... Những bạn này thường đến lớp thi bằng khuôn mặt mệt mỏi và đương nhiên kết quả đạt được chỉ có... trời mới biết. May mắn thì qua, coi như thoát hiểm, còn không lại lục đục mượn vở bạn bè ôn luyện, lại thi, qua được lần hai có thể thở phào, hú vía, còn nếu không, chuyện nhỏ, học lại với các em cũng vui. Kết quả là các cô cậu sinh viên được “tốt nghiệp sớm” hoặc “tốt nghiệp trễ” hay tốt nghiệp đúng lúc nhưng không biết gì? " Đây cũng là hiện trạng “học để lấy bằng cấp chứ không phải để lấy kiến thức” - tấm bằng cử nhân của chúng ta lúc này có giá trị bằng một tờ giấy chứng nhận “năng lực ảo" là công lao của những đêm thức trắng ôm tập “tụng” một cách vội vã gấp gáp để rồi quên ngay sau khi kỳ thi vừa kết thúc.
Theo kết quả điều tra của ban nghiên cứu khoa học trường Đại học KHXH & NV trên tổng số 1.100 sinh viên ĐHQG TP. Hồ Chí Minh đánh giá về tầm quan trọng của các yếu tố và động co học đại học của sinh viên ở 2 bảng dưới cho thấy đa số các bạn đều có mục đích chính đáng học để có việc làm đảm bảo cho cuộc sống và đánh giá tương đối chính xác về tầm quan trọng của các yếu tố gia đình, nghề nghiệp sức khỏe... Với những động cơ và nhận định như trên thì lẽ ra các sinh viên ta phải có một tác phong học tập đúng đắn.
Thế nhưng, với những hiện trạng nêu trên vô tình chỉ ra việc giáo dục Đại học mà tiêu biểu là sinh viên với việc học hiện nay chỉ mang tính hình thức theo hướng “học đại" mà nguyên nhân của nó như trên đã đề cập không phải do bản chất vốn có của giáo dục gây nên.
Đánh giá về tầm quan trọng của các yếu tố
Có sức khỏe | 1 |
Gia đình ổn định | 2 |
Học vấn và nghề nghiệp | 3 |
Quan hệ cá nhân tốt | 4 |
Được mọi người tôn trọng | 5 |
Có ích cho người khác | 6 |
Động cơ học Đại học của sinh viên
Học để có việc làm đảm bảo cho cuộc sống | 52% |
Học để phục vụ đất nước | 18% |
Học để có nghề nghiệp chuyên môn | 3% |
Học để hiểu biết | 26% |
Học vì lý do khác | 1% |
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt