Đừng lãng phí trong đào tạo
Hầu hết sinh viên bị bắt buộc phải lựa chọn vào những phân ngành này ngay từ khi đăng ký dự thi đại học, mà một khi đã chọn rồi thì thường rất khó thay đổi, nếu không nói là không thể được.
Qui định cứng nhắc này đóng cửa những cơ hội của sinh viên trong việc tìm hiểu và học tập những lĩnh vực chuyên môn khác để họ có thể dần dần xác định lĩnh vực mà họ có khả năng phù hợp nhất trong quá trình phát triển của những năm đại học và sau đó.
Một hệ thống như vậy không cho phép “những thăm dò” và không rộng lượng với “những sai lầm ban đầu” của sinh viên.
Hiện nay sinh viên không thể chuyển ngành trong nội bộ một trường đại học ngay cả trong những lĩnh vực chuyên môn lân cận. Chẳng hạn sinh viên ngành công nghệ thông tin không thể chuyển sang ngành kỹ thuật điện tử, sinh viên ngành xây dựng cũng không thể chuyển sang ngành cơ khí được, dù sau năm 1 hay năm 2, và dù chương trình học bốn học kỳ đầu rất giống nhau.
Muốn chuyển ngành thì sinh viên phải thi lại đại học, mà muốn thi lại thì phải chịu hủy bỏ kết quả những năm đã học đại học. Có trường hợp sinh viên ĐH Bách khoa TP.HCM đã hoàn tất ba năm học, vì muốn chuyển ngành phải thi lại đại học và khi đậu lại ĐH Bách khoa TP.HCM thì cũng phải học lại từ đầu và phải chịu hủy bỏ kết quả của ba năm đã học.
Hệ thống quản lý đào tạo đại học nước ta bắt sinh viên phải trả giá đắt cho “những sai lầm ban đầu” như thế trong việc chọn ngành học. Thế cũng chưa đủ, có trường đại học bắt sinh viên phải nộp bản chính bằng tú tài khi nhập học để sau một hay hai năm sinh viên có thi đậu đại học khác cũng không thể chuyển ngành được.
Lãng phí nhất là tình trạng có nhiều sinh viên không hoàn tất được chương trình học trong giới hạn thời gian qui định nên không tốt nghiệp đại học được. Họ không thể xin chuyển đến học ở một trường cao đẳng hay trung học chuyên nghiệp khác. Những gì họ đã học ở đại học cũng không được thừa nhận tương đương để miễn giảm một phần chương trình học nhằm khuyến khích họ thi lại vào các trường cao đẳng hay trung học chuyên nghiệp khác.
Vì vậy, việc cho phép và khuyến khích các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp thừa nhận tương đương các môn học của nhau cũng sẽ có lợi cho sinh viên, cho nhà trường và cho xã hội hơn, vì vừa tránh lãng phí thời gian và nguồn lực để đào tạo lại một cách không cần thiết, vừa động viên sinh viên học tốt hơn cho dù họ có ý định thi lại đại học hay chuyển ngành và chuyển trường.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Con người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam Sơn