Vài góp ý về chất lượng giáo dục Đại học
Người Việt ta cũng có tiếng là thông minh, hiếu học. Vấn đề được đặt ra là làm cách nào để huy động được trí tuệ, tài năng sáng tạo của nguồn nội lực quan trọng này, nếu không, dân tộc ta sẽ dễ dàng bị nhận chân trong trào lưu toàn cầu hóa kinh tế đi đôi với cạnh tranh ác liệt là xu thế không thể đảo ngược của thế kỷ tới. Vì thế, lẽ sống còn của dân tộc ta là phải cớ một nền giáo dục Đại học có chất lượng cao, đáp ứng tất cả ba yêu cầu về nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn cao, và nuôi dưỡng nhân tài.
Nền giáo dục Việt Nam ta, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất trước, trong và sau thời chiến, đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Ta đã đào tạo được một dội ngũ nghiên cứu khoa học khá và có cống hiến quan trọng cho cộng đồng khoa học quốc tế. Tuy nhiên, đứng trên mặt tổng quan và so với các nước trong vùng, ta vẫn còn tụt hậu có khi quá tụt hậu, đặc biệt là trong các ngành khoa học thực nghiệm. Tôi chỉ xin lấy một con số để chứng minh: trong suốt 35 năm qua số lượng bài báo liên quan tới y khoa, sinh học hóa và nông học được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế từ các nhà khoa học trong nước chỉ khoảng 300 bài, quá thấp so với các nước trong vùng như: Thái Lan (5210 bài), Malaixia (2088), lndonesia (6932), hay Đài Loan (21600).
Trong một loạt bài bình luận và đánh giá về nền khoa học ở các nước Đông Nam Á gần đây trên tờ Science (một Tạp chí khoa học có ảnh hưởng thuộc vào loại số một trên thế giới), họ không có một chút nào dành cho nền khoa học và công nghệ của Việt Nam. Trong một cuộc diều nghiên 65 trường Đại học ở Châu Á dược công bố trên tuần san Asia Week gần đây, Đại học Quốc gia Việt Nam được xếp hạng 62, sau cả các Đại học nhỏ của Malaixia và Philippin! Mặc dù cách xếp hạng này chỉ là tương đối và có nhiều nghi vấn về phương pháp làm, nhưng kết quả này cũng cho thấy tình trạng đáng ngại về chất lượng của nền giáo dục Đại học Việt Nam khiến những ai hằng quan tâm đến nền giáo dục và khoa học Việt Nam ăn không ngon, ngủ không yên.
Qua theo dõi loạt bài thảo luận và góp ý về giáo dục đại học ở Việt Nam trên các báo trong nước và qua trao đổi với một số đồng nghiệp trong và ngoài nước tôi nhận thấy một trong những vấn đề lớn nhất về giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay là vấn đề chất lượng: chất lượng đội ngũ giảng dạy, chất lượng đào tạo và chất lượng Sinh viên.
Hiện nay trên toàn quốc có khoảng 22.500 giảng viên trong 146 trường Đại học công và dân lập, trong số này chỉ có 3300 (hay 15%) có trình độ Tiến sĩ hay Phó Tiến sĩ cũ và 2240 (hay 10%) có trình độ Thạc sĩ. Như vậy, 75% đội ngũ giảng dạy Đại học chỉ có trình độ cử nhân Thật ra tình trạng này còn đáng quan ngại hơn nếu ta nhìn con số giảng viên có học hàm Giáo sư hay Phó Giáo sư chỉ 7% và phần đông họ đang ở trong độ tuổi 60 - 65. Nói một cách khác, đội ngũ giảng dạy Đại học ta không những ít, có trình độ thấp mà còn lâm vào trình trạng lão hóa. Ở các nước kỹ nghệ hóa người ta sẽ cho đây là một khủng hoảng. Về tiêu chuẩn phong hàm trong một hoàn cảnh lý tưởng, tôi đồng ý với Giáo sư Bùi Trọng Liễu rằng học vị Tiến sĩ là một điều kiện cơ bản để được phong hàm Giáo sư, tuy nhiên, trong tình hình hiện nay ở Việt Nam nơi mà 75% đội ngũ giảng dạy chỉ có bằng cử nhân tôi thấy điều kiện này không thực tế và có lẽ không cần thiết. Thật vậy ở ngay tại các nước có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Anh, Úc, Âu Châu và Nhật, một Giáo sư không nhất thiết phải có học vị Tiến sĩ. Tiêu chuẩn được đề bạt được căn cứ vào những cống hiến của thí sinh trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động xã hội, cộng đồng, quản lý hành chính. Và đặc biệt là số lượng và chất lượng các bài báo đã được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế.
Chất lượng đào tạo và nghiên cứu cũng là một vấn đề lớn. Ở hầu hết các trường Đại học lớn ở Việt Nam mà tôi có dịp ghé thăm và làm việc. tình trạng thiếu sách Giáo khoa, thiếu phương tiện giảng dạy và nghiên cứu gần như triền miên. Phần lớn các sách giáo khoa, tạp chí do nước ngoài viện trợ đều đã quá cũ. Ở bệnh viện Chợ Rẫy, một nơi giảng dạy cho sinh viên y khoa, nhiều trang thiết bị cơ bản cho thí nghiệm đã quá cũ kỹ. Ở các trường xa thành phố còn xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa hay dụng cụ thí nghiệm đến nỗi sinh viên phải học "chay" tức là học mà không có sách giáo khoa, không làm thí nghiệm. Nếu Sinh viên tốt nghiệp mà vẫn chưa làm qua nghiên cứu, chưa viết luận văn khoa học thì khác gì học trung học!
Với sự thiếu thốn trầm trọng về đội ngũ giảng viên và phương tiện giảng dạy, ta không ngạc nhiên thấy sinh viên ra trường còn kém về chất lượng. Tôi đã có dịp chứng kiến nhiều sinh viên Đại học xuất hiện trên tivi trong một chương trình có tính "đố vui để học" làm một con toán theo quy tắc tam suất hay tính toán phần trăm chưa rành, còn ở những sự kiện văn học quan trọng. không viết nổi những câu văn cho đúng ngữ pháp, hay thậm chí viết sai chính tả... Tôi tin rằng trình độ và kiến thức của các cụ tú tài ngày xưa (thời Pháp thuộc) chắc chắn cao hơn phần lớn các anh chị cử nhân ngày nay.
Ở hệ hậu Đại học tình trạng chất lượng còn nghiêm trọng hơn nữa. Cái tâm lý hám danh sinh bằng cấp ngàn đời ở Việt Nam đã đưa đến tình trạng lạm phát bằng cấp sau Đại học như Tiến sĩ và Thạc sĩ. Chỉ trong vòng khoảng 10 năm từ khi Việt Nam quyết định chương trình đào tạo hậu Đại học số lượng Tiến sĩ và Thạc sĩ đã tăng gấp 5 lần một con số làm nhiều người rất kinh ngạc. Nhưng thực chất có vài Luận án Tiến sĩ mà người viết bài này đã xem qua chỉ tương đương với trình độ của luận văn Thạc sĩ. Thành ra, những bằng cấp này có khi không được công nhận ngay ở các nước trong vùng như Thái Lan. Thật là trớ trêu và xấu hổ.
Phải làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục? Tôi nghĩ để trả lời câu hỏi này cần nhiều ý kiến của nhiều người hoạt động trong, hay liên quan đến ngành giáo dục. Trong phạm vi hạn hẹp về hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân, tôi xin đề nghị vài phương án cụ thể như sau:
1. Thành lập ủy ban nghiên cứu và giám định chất lượng giáo dục
Để tìm hiểu nguyên nhân và từ đó nâng cao chất lượng đào tạo cho tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế, ngay bây giờ, ta cần có một ủy ban có nhiệm vụ chính là nghiên cứu phương pháp giảng dạy đề ra tiêu chuẩn đồng nhất về đào tạo (kể cả sách giáo khoa) và thẩm tra chất lượng đào tạo cho tất cả các trường Đại học và cơ sở đào tạo cấp Đại học hay sau Đại học. Ủy ban này nên độc lập với Bộ GDĐT, nhưng phải có đại diện của Bộ, của các trường Đại học, của chính quyền địa phương, các doanh nhân cơ sở nghiên cứu và các nhà khoa bảng ở nước ngoài. Ở Nam Phi trong các thập niên 70 và 80, Ủy ban kiểm tra chất lượng đào tạo Đại học này đã rất thành công trong việc nâng cao chất lượng sinh viên của họ.
2. Mở rộng truy cập mạng Internet
Ngày nay công nghệ thông tin được công nhận là một bộ phận không thể thiếu được trong giáo dục. Internet không những là một kho tàng thông tin, một thư viện bách khoa vĩ đại của nhân loại mà còn là một trường đại học của cộng đồng thế giới. Mạng Internet đã và đang làm thay đổi hầu như trong mọi vận hành, kể cả cách thức giảng dạy và nghiên cứu, trong tất cả các trường Đại học ở phương Tây. Thật là khó tưởng tượng các đại học này sẽ hoạt động như thế nào nếu không có mạng Internet. Trong khi đó, số lượng Học sinh, Sinh viên và các nhà khoa học trong nước có điều kiện truy nhập vào mạng Internet còn quá ít. Do đó, giúp đỡ và tạo điều kiện cho các Nhà nghiên cứu, Sinh viên, Học sinh trong nước tham gia vào cuộc cách mạng về công nghệ thông tin này cần phải được đưa lên một trong những quốc sách hàng đầu trong nền giáo dục. Tôi đề nghị nhà nước nên dành một ngân khoản xứng đáng cho tất cả các trường Đại học được nối vào một mạng chung, và giúp đỡ giảng viên và sinh viên ở các trường Đại học hay viện nghiên cứu được truy nhập mạng Internet miễn phí hay với chi phí tối thiểu, để cho họ có được những thông tin khoa học mới nhất hay có cơ hội trao đổi ý kiến với đồng nghiệp trên thế giới.
3. Tranh thủ sự hợp tác và hỗ trợ của các nhà khoa học gốc Việt đang làm ở nước ngoài
Hiện nay, số lượng người Việt đang định cư hay làm việc ở nước ngoài đã lên đến con số hai triệu, trong số này, có ít nhất là 10% có trình độ Đại học trở lên. Trong số này có nhiều người có khả năng khoa học kỹ thuật cao, có kinh nghiệm lâu năm trong nghiên cứu khoa học, có uy tín đối với các cơ quan cung cấp tài chính cho nghiên cứu và quan trọng hơn nữa, là họ có tâm huyết với nền giáo dục trong nước. Thế nhưng cho tới nay, việc huy động và sử dụng nguồn nhân lực khoa học này phục vụ đất nước vẫn được tiến hành một cách có hệ thống. Tôi đề nghị Bộ GDĐT nên lập một ngân hàng dữ liệu về các nhà khoa học Việt đang làm việc ở nước ngoài trong lĩnh vực khoa học. Và từ đó, Nhà nước nên có chính sách cụ thề và tích cực nhằm tạo điều kiện cho các nhà khoa học gốc Việt ở nước ngoài có cơ hội giảng dạy, tham gia vào việc thẩm định các Luận án sau Đại học và nghiên cứu trong nước.
4. Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ giảng dạy
Theo như một thống kê gần đây, trung bình mỗi năm Việt Nam chỉ đào tạo khoảng 630 người, một con số rất ư là khiêm tốn, có khi còn thấp hơn con số của một trường lớn ở các nước phương Tây. Theo Bộ GDĐT từ nay đến 2005, ta cần đào tạo hơn 2500 Tiến sĩ và 4700 Thạc sĩ. Rõ ràng, một số lớn này phải được đào tạo từ nước ngoài. Do đó, Việt Nam cần mạnh dạn gửi học viên và giảng viên ra nước ngoài học hậu Đại học nhiều hơn nữa, đồng thời đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu với các Đại học nước ngoài, để qua đó đào tạo được thêm chuyên viên nghiên cứu và giảng viên với kinh phí vừa phải.
5. Ổn định đời sống các nhà khoa bọc và khoa bảng
Đại học là nơi tập trung những thành phần trí thức ưu tú, là cái nôi phát triển và nuôi dưỡng nhân tài. Nhưng ở Việt Nam ngày nay là đại học không có sức thu hút nhân tài, vì tình trạng lương bổng quá nghèo nàn, không đủ nuôi sống những nhà khoa học có tài thực sự. Vì thế cần phải ổn định một số nhỏ nhà nghiên cứu làm nghiên cứu cơ bản qua tăng lương một cách xứng đáng cho họ có thể sinh sống trong một nền kinh tế thị trường, có chính sách cụ thể khuyến khích các nhà khoa bảng làm nghiên cứu ứng dụng và qua đó tăng khả năng thu nhập riêng cho họ và cho trường Đại học. Cần phải khuyến khích bằng các phần thưởng xứng đáng về vật chất và danh dự cho các sinh viên tham gia thành công vào nghiên cứu khoa học.
6. Không thể nào có một nền giáo dục có chất lượng với một ngân sách nghèo nàn. Có thể nói ngân sách quốc gia dành cho giáo dục ở nước ta còn quá thấp (chỉ 11%), so với các nước trong vùng như Thái Lan (20%), Malaixia (19%), Hàn Quốc (22%), hay ngay cả Trung Quốc (12%). Vì thế, Chính phủ cần phải tăng cường ngân sách giáo dục lên ít nhất là 15%.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchTôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)