Lối thoát nào cho giáo dục Đại học Việt Nam?

09:54 SA @ Thứ Hai - 04 Tháng Sáu, 2007

“Trước thực trạng xuống cấp của giáo dục Đại học nước nhà,đã có ý định thả nổi hệ thống Đại học hiện có. Đâu là lối thoát cho giáo dục Đại học Việt Nam. Có niềm tin, biết tháo gỡ các vướng mắc, bổ khuyết các thiếu sót, nhất định chất lượng Đại học sẽ lên”.

Mặc dù hiện nay chúng ta đang có một hệ thống Đại học gồm: Đại học Quốc gia đa ngành, Đại học vùng đa ngành, Đại học chuyên ngành, Đại học địa phương, Đại học tại chức, Đại học từ xa, Đại học dân lập nhưng tất cả đều thiếu đẳng cấp khu vực và thế giới, chất lượng đào tạo ngày càng tụt hậu, kém hiệu quả so với nhu cầu đào tạo nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trước thực trạng đó, không ít người đã mất niềm tin vào Đại học nước nhà, không hy vọng đầu tư để tự nâng cấp các Đại học hiện có, mà sốt sắng nghĩ tới dự án mời chuyên gia nước ngoài giúp đỡ đề xây dựng một trường Đại học đẳng cấp quốc tế, dạy học bằng tiếng Anh, theo chương trình "quốc tế". Tôi cho rằng, đó là một cách nghĩ cần được bàn bạc lại cho thấu đáo.

Đội ngũ giáo viên - khâu quyết định hệ thống đào tạo

Thực trạng xuống cấp của giáo dục Đại học nước nhà là sản phẩm của các chính sách phát triển Đại học của các nhà quản lý. Bệnh thành tích dẫn đến các cuộc chạy đua theo bề nổi, theo số lượng mà ít quan tâm thực chất, đặc biệt ít quan tâm tới yếu tố con người. không quan tâm đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất. Bước vào thời kỳ đổi mới chúng ta đã thay đổi mô hình và hệ thống Đại học, đa ngành hoá đào tạo, đầu tư nhiều kinh phí cho các trường trọng điểm, nhưng chất lượng vẫn tụt hậu. Vì sao như vậy? Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, nhưng theo tôi, có một vấn đề rất then chốt nhưng đã bị buông lỏng, thả nổi và cho đến nay vẫn chưa hề được đặt ra để giải quyết. Đó là vấn đề đội ngũ giảng viên Đại học. Ai cũng biết nhân tố con người quyết định tất cả, nhưng nhân tố con người trong trường Đại học thì bị thả nổi từ những năm 80 cho đến nay! Thời Giáo sư Tạ Quang Bửu làm Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp việc chọn người gửi đi đào tạo tại các nước xã hội chủ nghĩa rất được coi trọng, kết quả là chúng ta có được một đội ngũ cốt cán làm nòng cốt cho việc đào tạo Đại học và sau Đại học cho đến nay. Nhưng từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, đặc biệt từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, quan hệ giao lưu quốc tế thay đổi lớn, đội ngũ cán bộ kia liền tỏ ra bất cập, vì phần lớn không có điều kiện tiếp xúc với môi trường Đại học Âu - Mỹ. Trung Quốc cũng có tình trạng như ta, nhưng họ nhanh chóng chuyển hướng: đưa hàng loạt cán bộ khoa học đào tạo trong nước và ở các nước xã hội chủ nghĩa (cũ), vốn đã có trình độ, đi đào tạo lại dưới hình thức thực tập sinh tại các nước Âu Mỹ. Làm như thế họ đạt được ba mục đích. Một là trang bị lại ngoại ngữ, hai là trang bị lại kiến thức và ba là xây dựng các quan hệ hợp tác khoa học mới. Nhờ thế, thế hệ cốt cán vừa duy trì vị thế, vừa có điều kiện đổi mời chương trình và giáo trình đào tạo, rút ngắn khoảng cách tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới.

Chúng ta cũng có một thế hệ như thế, nhưng đã bị bỏ roi, đế cho tự tàn lụi. Họ ít có điều kiện tiếp cận vời trình độ phương Tây, học trò do họ đào tạo ra vì thế mà cũng không theo kịp trình độ của thời đại, đặc biệt là các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Thế hệ cốt cán nói trên nay đã về hưu hoặc ngấp nghé về hưu, và xảy ra tình trạng hẫng hụt nghiêm trọng đội ngũ giảng viên có chất lượng. Đội ngũ giảng viên cốt cán hiện nay chủ yếu được đào tạo trong nước, học trò của thế hệ thứ nhất. Nhược điểm trầm trọng của họ là không tinh thông ngoại ngữ, ít vốn liếng văn hoá Âu Mỹ và ít có quan hệ khoa học với các trường Đại học Âu Mỹ. Nếu bỏ rơi nốt thế hệ này thì sự hẫng hụt giảng viên sẽ kéo dài thêm trong vài thập kỷ nữa. Độ tuổi của thế hệ này trung bình từ 35 - 50 tuổi. Cần có kế hoạch gấp rút cho thế hệ này được đi tu nghiệp ở các nước Âu Mỹ trong vòng từ 1 - 3 năm, trang bị lại ngoại ngữ và kiến thức khoa học, trên cơ sở đó họ sẽ co đủ điều kiện phát huy vai trò cốt cán trong đào tạo cho đất nước trong khoảng 10 - 15 năm tới. Muốn nâng cao chất lượng đào tạo Đại học trước mắt thì phải có chính sách đúng đắn đối với thế hệ cốt can hiện nay. Tiếp theo cần có chính sách đào tạo các thế hệ kế tiếp.

Chế độ đãi ngộ chưa tương xứng

Có lẽ trên thế giời không đâu có chế độ đãi ngộ thấp kém, tệ hại đối với trí thức như ở nước ta. Muốn có trình độ cao, theo kịp trình độ khoa học tiên tiến, người giảng viên phải không ngừng học tập. Muốn thế, họ phải có thu nhập hoàn toàn yên tâm để tập trung vào chuyên môn. Tôi là Giáo sư, Tiến sĩ, đã giảng dạy Đại học 46 năm, mà lương tháng chỉ hơn 5 triệu đồng, trong đó đã bao gồm 50% phụ cấp đứng lớp, số phần trăm này sẽ mất khi về hưu. Như thế thì giảng viên trẻ sẽ sống và phát triển năng lực chuyên môn của họ thế nào với đồng lương ít ỏi của họ? Thù lao đào tạo một thạc sĩ là 1,5 trệu đồng, thù lao đào tạo tiến sĩ trong ba năm, mỗi năm 2 triệu đồng, đọc phản biện một Luận án Tiến sĩ 500 nghìn đồng, viết một bài báo khoa học được thù lao từ 200 đến 300 nghìn đồng. Chế độ đó không khuyến khích nâng cao trình độ và chất lượng đào tạo, không tính đến nhu cầu trang bị và sử dụng các phương tiện kĩ thuật tối thiểu như máy vi tính, đi tham quan, trao đổi khoa học với nước ngoài. Trong cơ chế thị trường hiện nay, trong khi ngành nào cũng dựa vào mặt bằng giá trên thế giới để tăng giá, chỉ riêng giá người là không theo mặt bằng thế giới nào cả!

Trang thiết bị dạy học học không theo kịp yêu cầu

Trang bị các phòng học, các thư viện, phòng thí nghiệm ở các Đại học rất yếu kém, vừa không cập nhật, vừa không có hệ thống. Vào mạng các Trường Đại học nước ngoài, chưa nói các nước Âu - Mỹ, chỉ riêng các Đại học lớn ở Nga, Trung Quốc - các nước vừa chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, họ cũng có nhiều thư viện điện tử nhiều kho dữ liệu rất phong phú cho Sinh viên, Giảng viên sử dụng. Ở nước ta, cho đến nay chưa hề có một thư viện điện tử nào, chưa có một Trường Đại học nào có được một trang web mang nội dung học thuật để cho các nhà nghiên cứu và sinh viên truy cập cả! Trong thời đại điện tử, với khấu hiệu hô hào tự học, học suốt đời mà lại thả nổi việc sử dụng phương tiện hiện đại như thế cho sinh viên, thì còn có gì biện minh được về chính sách phát triển Đại học của đất nước?

Tôi cho rằng, Dự án Đại học đẳng cấp quốc tế cũng chỉ là sản phẩm của bệnh thành tích và bệnh sĩ diện, ít có giá trị thực tế. Nó còn thể hiện sự mất lòng tin đối với chính người Việt Nam. Đã mất lòng tin đối với người Việt Nam thì mong gì đưa được đại học Việt Nam lên tầm quốc tế! Lối thoát cho Đại học Việt Nam hiện nay phải xuất phát từ thực tế Đại học Việt Nam, tháo gỡ các vướng mắc, bổ khuyết các thiếu sót thì nhất định chất lượng Đại học sẽ lên. Chúng ta không nên quên bài học về nông nghiệp. Từ một nước thiếu gạo, chỉ cần thay đổi chính sách hợp lý, chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự học & đại học

    18/09/2013Tô Vĩnh Hà (ĐH Khoa học Huế)Liệu Cổng trường Đại học có nhất thiết phải là Con đường Duy nhất? Đây là một câu hỏi không phải là quá khó để trả lời, nếu xét theo cách duy lý của cuộc đời, nhưng là câu hỏi cực khó với thân phận của con người.
  • Giáo dục đại học và cơ chế thị trường

    22/03/2007Giáo sư Phạm PhụCụm từ "Giáo dục đại học và cơ chế thị trường" đang được tranh luận sôi nổi trên mọi diễn đàn về GD trong hơn một năm qua. "GDĐH có là một loại hàng hóa công?", "Trường học không phải là chợ", "Có hay không có thị trường GD?"... Thanh Niên xin được giới thiệu với bạn đọc bài viết của GS Phạm Phụ - Trường ĐH Bách khoa TP.HCM về vấn đề khá nóng bỏng và cũng khá nhạy cảm này.
  • Vài góp ý về chất lượng giáo dục Đại học

    01/01/1900Nguyễn Văn TuấnQua theo dõi loạt bài thảo luận và góp ý về giáo dục đại học ở Việt Nam trên các báo trong nước và qua trao đổi với một số đồng nghiệp trong và ngoài nước tôi nhận thấy một trong những vấn đề lớn nhất về giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay là vấn đề chất lượng: chất lượng đội ngũ giảng dạy, chất lượng đào tạo và chất lượng Sinh viên.
  • Vị cá nhân trong giáo dục Đại học

    28/09/2006Bùi Trọng LiễuMột xã hội muốn phát triển thì những tàn dư của cách tổ chức có "tính chất vị cá nhân" phải được huỷ bỏ và thay thế bằng cách tổ chức hợp lý hơn, công bằng hơn, lợi ích cho xã hội hơn. Trong nền giáo dục Đại học của nước ta "vị cá nhân ở điểm nào lợi ích cho cả xã hội" ở chỗ nào?
  • Đại học là như thế nào?

    06/05/2006Phan BảoĐại học theo định nghĩa của các vị hay các đàm khoát luận ở quán bia là học đại đi (như kiểu nói Tượng đài bao giờ cũng ở tại đường) vậy. Đó là một tri thức phổ biến bởi vì quán bia là một diễn đàn rộng rãi nhất...
  • Giải pháp nào cho giáo dục đại học?

    01/04/2006Giáo sư Hoàng TụyCuộc cách mạng công nghệ và xu thế kinh tế tri thức từ vài thập kỷ lại đây càng nêu cao vai trò của giáo dục đại học, không chỉ đối với các nước tiền tiến mà cả đối với các nước khác(2). Cho nên tuy hiện nay dư luận xã hội đang quan tâm nhiều nhất về chất lượng giáo dục phổ thông, tôi vẫn nghĩ giáo dục đại học mới là cái đáng lo hơn cả.
  • Đại học để... làm gì?

    18/12/2005Nhà văn Nguyên NgọcCâu hỏi nghe có thể thật vớ vẩn. Còn để làm gì nữa, ai mà chẳng biết: để đào tạo ra những người có đủ kiến thức, năng lực đáp ứng những yêu cầu ở một cấp nào đó, mà ta thường gọi là cấp cao, của xã hội (đại học hiểu theo nghĩa bao gồm cả cái mà ở ta thường gọi là “trên đại học”). Đúng rồi. Nhưng có phải chỉ có chừng ấy?
  • Cần một phương pháp học ở đại học

    31/08/2005Nguyễn PhanĐã nộp xong luận văn và chỉ hơn một tuần sau sẽ bảo vệ tốt nghiệp tại khoa xây dựng (ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM), nhưng SV Đ.H.T. (khóa 99) đã đột ngột ra đi. Kết luận sau khi giám định pháp y cho thấy SV T. đã chết vì nhồi máu cơ tim. Hậu quả tất yếu của việc học căng thẳng và không khoa học. “Bình thường T. học đến 3g30 sáng và hôm sau ngủ bù đến khi ăn cơm trưa.
  • Giáo dục đại học: Khơi dậy và nuôi dưỡng tính ham học

    12/07/2005Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, AustraliaGần đây, nhân dịp được tham dự vài buổi giảng tại một trường đại học trong nước (theo lời mời của vài đồng nghiệp), tôi chợt nhớ đến kinh nghiệm của chính mình trong thời còn theo học đại học hơn 30 năm trước đây. Thời đó, mối quan hệ giữa người giáo sư và sinh viên chủ yếu là “thầy giảng trò chép”. Ở các trường đại học Tây phương từ hơn 50 năm trước giới nghiên cứu giáo dục đã chứng minh rằng một phương pháp giảng dạy như thế không đem lại hiệu quả cao cho người học, vì nó mang tính thụ động quá. Ngày nay, qua trao đổi với một số đồng nghiệp trong nước và trực tiếp tham dự nghe giảng, tôi cảm thấy mối quan hệ thụ động như thế vẫn còn tồn tại. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi cách giảng dạy để đem lại hiệu quả tốt cho sinh viên và cả người dạy.
  • 3 ý kiến của một sinh viên về Giáo dục đại học

    02/07/2005Trần Phạm Lê Phan, Sinh viên năm 2 chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp, ĐH Bách khoa TP.HCMNhững điều GS Hoàng Tụy viết về việc cải cách giáo dục ĐH vẫn còn ở tầm cao so với nhận thức của một sinh viên năm hai như tôi. Nhưng nhân một “cuộc cách mạng” của ngành giáo dục, tôi – với tư cách là một sinh viên – xin có vài ý kiến.
  • 2006 - Bắt đầu lộ trình đổi mới giáo dục đại học...

    30/06/2005Thanh HàĐây chính là một cơ hội lớn cho giáo dục - đại học (GDĐH) Việt Nam. Tất nhiên nó sẽ đi kèm những thách thức cũng rất lớn”. Bà Trần Thị Hà - vụ trưởng Vụ Đại học & sau đại học  - mở đầu cuộc trao đổi với TTCN.
  • Gióng hồi chuông về phương pháp học đại học

    13/01/2004Nguyễn PhanĐã nộp xong luận văn và chỉ hơn một tuần sau sẽ bảo vệ tốt nghiệp tại khoa xây dựng (ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM), nhưng SV Đàm Hữu Thu (khóa 99) đã đột ngột ra đi. Kết luận sau khi giám định pháp y cho thấy SV Thu đã chết vì nhồi máu cơ tim. Hậu quả tất yếu của việc học căng thẳng và không khoa học. “Bình thường Thu học đến 3g30 sáng và hôm sau ngủ bù đến khi ăn cơm trưa...
  • Cần đẩy mạnh cải cách giáo dục đại học

    23/07/2003Trong cải cách giáo dục (CCGD), có lẽ do quan niệm phải cải cách tuần tự từ lớp 1 trở đi đến lớp 12 nên trong những năm qua ta đã chú trọng quá nhiều đến bậc PT, còn việc CCGD đại học (ĐH) cho đến hiện nay vẫn chưa được chú trọng ngang bằng...
  • xem toàn bộ