Thấy gì từ một số mô hình giáo dục tiên tiến?

05:00 CH @ Chủ Nhật - 11 Tháng Mười, 2015

Trong khi người Mỹ coi những tranh cãi trong giáo dục như một mớ bòng bong, người nước khác lại thấy đó là biểu hiện của sức sống và sự lành mạnh. Như vậy, quan điểm của bạn phụ thuộc vào địa điểm mà cái nhìn của bạn.

Cơ cấu tổ chức

Mỹ: Trung tâm nghiên cứu, giáo dục liên kết chặt chẽ, lâu bền

Trường Đại học New York ở Greenwich, Manhattan, Mỹ (inetours.com)

Có hơn 2.500 trường đại học (College và University) trên toàn nước Mỹ. Trong đó có trường công, trường tư, và một số trường bán công. College chỉ đào tạo và cấp bằng đại học, còn University cung cấp chương trình đào sau đại học và các khóa học chuyên nghiệp.

Cơ cấu tổ chức của hầu hết các trường đại học ở Mỹ đều hoạt động nhờ nguồn tài chính từ học phí, các khoản đóng góp của tư nhân và đối với trường công là ngân sách chính phủ.

Trường được quản trị tập trung. Đứng đầu là Chủ tịch (President) đầy quyền lực, sau đó là Hội đồng Quản trị (Board of Trustees).

Ngoài những nghiên cứu được thực hiện bởi các viện nghiên cứu quốc gia, các cơ quan an ninh, các công ty tư nhân và các think tank (viện nghiên cứu độc lập) về khoa học xã hội ứng dụng, nhiều nghiên cứu của Mỹ do khoảng 50 trường đại học hàng đầu đảm nhận.

Một đặc điểm quan trọng của hệ thống giáo dục Mỹ là tất cả các trung tâm nghiên cứu, giáo dục được liên kết với nhau chặt chẽ và lâu bền. Mối liên kết này cho phép ý tưởng, nhân sự và nhiều nguồn lực được tự do chu chuyển giữa trường học và các tổ chức xã hội khác.

Người Mỹ thường coi mối liên kết này là một điều hiển nhiên và tưởng rằng các nước phát triển khác cũng như vậy.

Châu Âu: Coi trọng bình đẳng hơn cạnh tranh

Trường Đại học Oxford của Anh (Ảnh: emilydickinsoninternationalsociety.org)

Tất cả các trường đại học ở châu Âu đều do chính phủ trung ương hoặc địa phương cấp vốn. Hầu hết các trường do Hiệu trưởng (Rector) đứng đầu. So với Hội đồng giảng viên (Faculty Senate) Mỹ, Hội đồng giảng viên ở các trường châu Âu lục địa có nhiều tiếng nói hơn trong việc quản trị trường học.

Ngân sách nhà trường do chính phủ quyết định. Rất hiếm khi có hoạt động gây quỹ hoặc từ thiện về giáo dục. Do đặc tính của nhà nước phúc lợi, học phí thường rất thấp hoặc được miễn.

Nhiều đại học châu Âu coi trọng sự bình đẳng hơn là cạnh tranh, do đó dẫn tới tình trạng tuyển sinh ồ ạt. Các trường bị quá tải (trường La Sapienze ở Rome có hơn 100.000 sinh viên, Trường Đại học Vienna có hơn 70.000 sinh viên) và chất lượng giáo dục bị giảm sút.

Gần đây các trường tư cũng mới nổi lên, song số lượng vẫn ít và không phổ biến.

Pháp: Chất lượng GD dựa vào các Trường Lớn

Đại học Sorbonne của Pháp (Ảnh: sorbonne.fr)

Mô hình Pháp là một bộ phận của mô hình Châu Âu lục địa. Bên cạnh hệ thống đại học công, từ thế kỷ 18, nhà nước Pháp đã thiết lập một hệ thống song song gọi là "trường lớn" (Grandes Écoles) với mục đích đào tạo ra những nhân vật ưu tú (élite) trong chính phủ.

Các Grandes Écoles nổi tiếng vì sự trọng dụng nhân tài, nhưng đầu vào cực kỳ cạnh tranh. Grandes écoles nhận được nguồn ngân sách dồi dào từ nhà nước Pháp. Cùng với CNRS và một số viện nghiên cứu hàng đầu khác, Grandes Écoles đã giúp duy trì chất lượng của khoa học Pháp trước sự xuống cấp của hệ thống đại học công.

Anh: Còn nhiều vấn đề

Không giống đại học Mỹ và châu Âu, đại học Anh không hẳn là trường công, cũng không hẳn là trường tư. Đại học Anh được nhà nước thành lập và hỗ trợ nhưng không bao cấp toàn bộ.

Việc cấp ngân sách được thực hiện bởi Bộ Tài chính Anh (British Exchequer) thông qua một cơ chế đảm bảo sự phân cách giữa trường đại học và chính phủ. Do đó, đại học Anh có nhiều quyền tự trị hơn các đại học ở Châu Âu lục địa.

Tuy nhiên, hệ thống đại học Anh quốc vẫn còn nhiều vấn đề. Các chính quyền trước kia, đặc biệt là chính quyền dưới thời Thủ tướng Margaret Thatcher, đã cắt ngân sách dành cho đại học và đưa ra những thay đổi lớn cho một hệ thống mà đã hoạt động khá tốt.

Một chính sách dân tuý do những đảng mang khuynh hướng bảo thủ đưa ra đã biến hàng loạt những trường bách khoa cũ (Polytechnics) thành đại học (University). Do đó, một số lượng lớn sinh viên được nhận vào học dễ dàng, nhưng hệ quả để lại là sự suy giảm về tiêu chuẩn và danh tiếng của các trường đại học Anh.

Việc này cũng tạo ra sự khác biệt rõ rệt giữa một vài trường đại học nghiên cứu hàng đầu và hàng loạt các trường hạng hai.

Các trường chi tiêu ngân sách thế nào?

Trong khi phần lớn các nước cấp vốn cho đại học thông qua chính phủ, những nỗ lực nhằm đáp ứng "nhu cầu học hỏi" thường đồng nghĩa với việc tăng ngân sách cho nhà trường.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính các nước thường không muốn chuyển ngân sách dành cho các khu vực khác sang lĩnh vực giáo dục, đặc biệt khi kinh tế khó khăn. Đối với các nhà hoạch định chính sách, thách thức đặt ra trước sự xuống cấp của đại học dường như không cấp thiết bằng sự sụp đổ của cả một ngành kinh tế.

Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ. Năm 2003, chính phủ Anh cam kết tăng 30% chi tiêu cho nghiên cứu giai đoạn 2005-2006 với mục đích bù đắp cho sự cắt giảm ngân sách khổng lồ của vài thập kỷ trước. Chính phủ Singapore cũng đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục đại học và nghiên cứu.

Các chính phủ khác thì đầu tư có lựa chọn vào một số lĩnh vực chiến lược: Thụy Sỹ đầu tư vào trường ETH ở Zurich (giống trường MIT ở Mỹ), Ấn Độ đầu tư vào 10 chi nhánh của Viện công nghệ Ấn Độ (Indian Institute of Technology).

Châu Âu nỗ lực rất nhiều để ngăn chặn nạn chảy máu chất xám đối với những nhà kinh tế học hàng đầu, còn chính phủ Trung Quốc lại quyết tâm xây dựng một hệ thống đại học hạng nhất nhằm phục vụ cho tham vọng lãnh đạo toàn cầu của cả quốc gia.

Nâng học phí gây nhiều tranh cãi

Đại học Cambridge của Anh (Ảnh: heystudents.com)

Nâng học phí là một biện pháp tăng ngân sách gây nhiều tranh cãi. Mỹ độc đáo ở chỗ: đối với phần đông dân số, tiết kiệm tiền hoặc vay mượn để học đại học là việc rất đỗi bình thường.

Các nước khác không như vậy. Ở Châu Âu, mỗi khi muốn tăng học phí, chính phủ đều vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của sinh viên hoặc những người ủng hộ mô hình nhà nước phúc lợi.

Úc và Anh là hai ngoại lệ. Úc đã phát triển một chương trình nhằm giảm gánh nặng học phí đối với sinh viên. Còn ở Anh, học phí có thể được hoãn chi trả cho đến khi sinh viên tốt nghiệp. Các trường đại học Anh và Úc cũng thu được học phí từ một số lượng lớn các sinh viên nước ngoài. Nhiều sinh viên trong số đó được chính phủ nước họ chu cấp tiền học.

Ở Israel, tranh cãi về học phí đã trở thành một phần trong đời sống chính trị và học thuật. Hiện nay, Bộ Tài chính đã sẵn sàng trả lại cho giáo dục đại học 20% ngân sách bị cắt giảm trong thập kỷ qua, nhưng đồng thời phải tăng học phí và tiến hành một số cải cách về mặt quản trị đại học và trả lương cho giảng viên.

Một cách khác để tăng doanh thu cho đại học là thương mại hoá tài sản trí tuệ. Đối với một số trường, đây là nguồn thu chủ yếu, nhưng cũng gây ra nhiều tranh cãi thú vị: khoản thu từ tài sản trí tuệ sẽ được phân chia thế nào giữa trường và giảng viên; xu hướng coi nhẹ khoa học cơ bản, coi trọng khoa học ứng dụng để "kiếm lời" cho trường và cho cá nhân; nghiên cứu khoa học có nguy cơ bị "vẩn đục" do mưu lợi tài chính. Những người ủng hộ khoa học thuần túy phi lợi nhuận cho rằng tài sản trí tuệ nên được “trả lại” cho những tổ chức đã hỗ trợ cho trường đại học.

Một tranh cãi tương tự cũng nổ ra ở Mỹ về việc lập chi nhánh của một số trường đại học lớn của Mỹ ở Vịnh Ba Tư. Những người theo chủ nghĩa học thuật thuần tuý cho rằng đây là biểu hiện của việc "doanh nghiệp hóa" trường học, trong khi lãnh đạo trường và các giảng viên cho rằng đây là biểu hiện của toàn cầu hoá giáo dục, cũng như là một nguồn tài chính quan trọng trong bối cảnh kinh tế suy thoái.

Tài trợ cho trường học thông qua hoạt động từ thiện cũng là một hiện tượng ở Mỹ. Anh là nước thứ hai nơi đóng góp và từ thiện giữ vai trò quan trọng đối với nguồn tài chính của trường đại học, đặc biệt ở các trường Oxford và Cambridge. Ở các quốc gia khác không hề có sự giao thoa giữa ngân sách nhà nước, vốn tư nhân và truyền thống tài trợ.

Tự do tư tưởng và học thuật là nguyên tắc thiêng liêng

Tự do học thuật là một nguyên tắc thiêng liêng được đặt ra để bảo vệ quyền tự do tư tưởng (Ảnh: Thư viện Bodleian ĐH Oxford. Nguồn: mhpbooks.com)

Tháng 9/2006, GS Lịch sử Donald Kagan của trường ĐH Yale đã lên án mạnh mẽ nền giáo dục đại học ở Mỹ. Kagan cho rằng giảng viên các trường ĐH Mỹ có một sai lầm lớn, đó là chỉ quan tâm tới việc nghiên cứu của riêng mình, thờ ơ với giáo dục đại học, đầy quyền lực nhưng tự mãn và bảo thủ.

Kagan nhận xét: không một vị chủ tịch nào tỏ ra có năng lực trong việc chỉnh đốn giảng viên, không ai muốn cố gắng và cũng không ai thuộc giới đại học có khả năng tiên phong chấm dứt tình trạng này. Giải pháp sẽ phải đến từ bên ngoài.

Trước lời kêu gọi "giải pháp ngoại sinh" của Kagan, một uỷ ban, chủ trì là Margaret Spellings, Bộ trưởng Giáo dục dưới chính quyền Bush được thành lập nhằm "tìm ra cách tốt nhất để cải biến hệ thống giáo dục đại học để đảm bảo rằng sinh viên tốt nghiệp được trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức, đáp ứng được nhu cầu lao động của đất nước trong tương lai, và có thể tham gia sâu vào nền kinh tế đang biến đổi từng ngày".

Lập tức báo cáo này bị các giảng viên và lãnh đạo các trường đại học phản ứng mạnh mẽ. Họ coi báo cáo này là một cuộc tấn công vào các College và University của Mỹ.

Đằng sau những tranh cãi này là các vấn đề về quản trị đại học và tự do học thuật. Giới giảng viên coi mình là cốt lõi, là tâm hồn của trường học, do đó có quyền đưa ra quyết định cuối cùng trong mọi vấn đề học thuật.

Tự do học thuật là một nguyên tắc thiêng liêng được đặt ra để bảo vệ quyền tự do tư tưởng và thể hiện mình của giảng viên. Theo nguyên tắc này, giảng viên phải được miễn dịch với mọi phản ứng trong và ngoài trường.

Tất nhiên, đa số giảng viên nhận ra rằng trường đại học không tồn tại trong môi trường chân không, và rằng những nhà đầu tư mới có quyền quyết định về việc quản trị trường học. Họ cũng hiểu rằng thậm chí chỉ một nhóm học giả cũng phải được quản lý, và trường đại học - một thực thể kinh tế - phải được điều hành sao cho có hiệu quả kinh tế.

Tuy nhiên, giữa giảng viên, lãnh đạo trường và nhà tài trợ vẫn nổi lên tranh cãi bất tận về sự cân bằng hợp lý giữa quyền tự do học thuật hoặc tự chủ của giảng viên và yêu cầu về tính hiệu quả của trường học.

Trong khi người Mỹ coi những tranh cãi như thế này như một mớ bòng bong, người nước ngoài lại thấy đó là biểu hiện của sức sống và sự lành mạnh trong nền giáo dục Hoa Kỳ. Như vậy, quan điểm của bạn phụ thuộc vào địa điểm mà cái nhìn của bạn xuất phát.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • So sánh giáo dục Đại học Việt - Mỹ

    17/12/2017TS. Vũ Quang ViệtBài viết tóm tắt những khác biệt cơ bản giữa giáo dục đào tạo cấp cử nhân (BA) ở Mỹ và ở Việt Nam hiện nay. Những nét cơ bản này dựa vào so sánh chương trình học kinh tế ở VN và chương trình học khoa học cơ bản, xã hội hoặc nhân văn (trong đó có kinh tế, toán, vật lý, hoá học, văn chương, tâm lý học…)
  • Cảm nhận về nền giáo dục đại học của Singapore

    17/09/2012ThS. Hoàng Thái HàChúng tôi thật sự ngạc nhiên với các bạn sinh viên của họ mới học năm thứ 2 thôi mà các bạn đã rành rọt quy chế về đào tạo khi họ trả lời thắc mắc của đoàn công tác, vì sao họ lại rành quy chế đào tạo? Tìm hiểu kỹ hơn chúng tôi được biết việc tổ chức công tác cố vấn học tập của NUS rất quy củ, ngoài các giáo sư cố vấn học tập chính, mỗi sinh viên năm cuối được làm cố vấn học tập cho một hoặc hai nhóm (khoảng 5-6 sinh viên) khóa sau…
  • Lược sử giáo dục đại học và những vấn đề của trường đại học đương đại

    05/10/2006Ngô Tự LậpKhác biệt lớn nhất giữa trường ĐHHĐ với trường đại học thời trung cổ là ĐHHĐ có một tư tưởng chủ đạo, tạo thành nền tảng cho mọi hoạt động của nó, bao gồm mục đích, triết lý, phương pháp, cũng như quan hệ giữa các khoa và quan hệ của trường với nhà nước. Tư tưởng chủ đạo ấy, với Kant, là lý tính...
  • Đại học đẳng cấp quốc tế, nâng cấp hay xây mới

    11/08/2006Thương TùngXây dựng Trường Đại học Đẳng cấp quốc tế của Việt Nam đạt trình độ đào tạo, nghiên cứu hàng đầu, có khả năng cạnh tranh quốc tế là những nội dung chính trong quyết định số 145/2006/QĐ-Thủ tướng của Chính phủ ban hành ngày 20/6/2006. Việc này nhận được sự ủng hộ của nhiều người nhưng vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận là xây dựng hoàn toàn một trường hay nâng cấp các trường Đại học sẵn có?
  • Dân ta cần Đại học đạt chuẩn thế giới

    15/07/2006Hữu NguyênChất lượng giáo dục đại học hiện đang là một trong những nguy cơ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Nhiều phụ huynh lo xa và có điều kiện đã tìm mọi cách cho con mình đi du học nước ngoài...
  • Thế nào là nền giáo dục mạnh?

    05/04/2006Bùi Trọng Liễu (Nguyên giáo sư Đại học (Paris, Pháp))Lấy đâu ra những người thực sự biết việc ở mọi lĩnh vực để bảo đảm tiếp tục được sự phát triển, nếu họ không được “ra lò” từ một nền giáo dục đào tạo lành mạnh?
  • Giải pháp nào cho giáo dục đại học?

    01/04/2006Giáo sư Hoàng TụyCuộc cách mạng công nghệ và xu thế kinh tế tri thức từ vài thập kỷ lại đây càng nêu cao vai trò của giáo dục đại học, không chỉ đối với các nước tiền tiến mà cả đối với các nước khác(2). Cho nên tuy hiện nay dư luận xã hội đang quan tâm nhiều nhất về chất lượng giáo dục phổ thông, tôi vẫn nghĩ giáo dục đại học mới là cái đáng lo hơn cả.
  • Giáo dục đại học: Cần một hệ tư duy quản lý khác?

    04/01/2004Chất lượng đào tạo (ở đây tôi chỉ xin trình bày ý kiến của mình trong giới hạn lĩnh vực đào tạo đại học) liên quan đến nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất, chương trình cùng phương pháp giảng dạy và bao trùm trên hết là chất lượng quản lý. Các yếu tố khác đã được đề cập nhiều. Ở đây, chúng tôi chỉ xin nhấn mạnh đến yếu tố bao trùm. Nhưng vì sao quản lý là yếu tố bao trùm?
  • xem toàn bộ