Giáo dục đào tạo: Mấy chục năm điều trần

06:49 CH @ Thứ Hai - 11 Tháng Chín, 2006

Từ mấy chục năm, trong thời còn chiến tranh hay sau ngày hòa bình thống nhất, trước hay sau thời đổi mới, dưới dạng thư điều trần gửi các cấp lãnh đạo hoặc những năm gần đây qua các bài báo, tôi không ngừng kiến nghị về sự cần thiết tổ chức và quản lý giáo dục đào tạo sao cho phù hợp với tình hình tiến triển của đất nước. Tôi xin được tóm tắt lại dưới đây một số điều tôi đã phát biểu (và dẫn các bài tôi đã viết). Ngoại trừ những lời tôi kiến nghị nên tách rời nhiệm vụ quản lý với nhiệm vụ khoa học (thuở còn chiến tranh), lập học vị tiến sĩ, phong lại chức danh giáo sư đại học để ổn định trật tự khoa học (mấy tuần trước ngày giải phóng) như tôi đã kể trong [1], những điều tôi đã kiến nghị là :

1/ Nên có một nền giáo dục công lập mạnh, vì vai trò cần thiết của Nhà nước (năm lý do : bảo đảm sự bình đẳng và sự công bằng cho mọi công dân trong xã hội; bảo đảm được sự đầu tư lớn và dài hạn; góp phần bảo vệ sự thống nhất và thuần nhất; bảo đảm được sự liên tục và thừa kế về trí tuệ; giáo dục đào tạo là một trong những vế chính của nền độc lập tự chủ) (xem [2]). Mặc dù năm 1988 tôi là người đã khơi ý cùng với 5 anh chị trong nước khởi xướng và được chính quyền cho phép thành lập đại học “dân lập” đầu tiên (xem [1]), tôi vẫn nghĩ rằng nước nhà nên có một nền giáo dục công lập phát triển đại trà, song song với một hệ thống giáo dục dân lập tư lập đóng vai trò bổ sung (xem [3]). Việc cho phép mở đại học “dân lập” đã góp phần giải tỏa được vấn đề “lý lịch trong việc học” và một số điều tích cực khác. Nhưng sự “quá đà” trong việc phát triển hệ giáo dục tư lập (có thể bị dưluận coi như một thứ từ bỏ trách nhiệm của nhà nước, vì đẩy gánh nặng sang phía công dân), một số trường hợp lạm dụng giáo dục để kinh doanh, học phí nặng, luật lệ “bó buộc đi học tới một tuổi nào đó” nhưng lại không bảo đảm miễn phí, s bất công trong việc học qua gia cảnh giàu nghèo, vv., là những nghịch lý, không phù hợp với sở nguyện của tôi.

2/ Tôi có nêu hai mục tiêu chính của giáo dục đào tạo, (xem [4] và [5]):

(a) Tạo lập một cơ sở tri thức, văn hóa cho con người và xã hội (bởi vì một xã hội tiến bộ chỉ có thể là tập hợp của những con người có trình độ hiểu biết cao; và bởi vì “học” là nhu cầu tri thức của mỗi cá nhân, cần phải được đáp ứng).

(b) Đào tạo chuyên môn nghề nghiệp: để đáp ứng cho các khu vực sản xuất, kinh tế, hành chính và cho các hoạt động xã hội khác của đất nước; đồng thời cho mỗi cá nhân một (hay những) chuyên môn nghề nghiệp, để mưu cuộc sống và để thực hiện vai trò của mình trong xã hội.

Với những thăng trầm, tới nay tôi vẫn có cảm tưởng là những mục tiêu này chưa được quan tâm đúng mức.

3/ Về cách tổ chức giáo dục đại học, tôi có nêu một số nhận xét (sự tồn tại của một hệ thống đại học và cao đẳng công lập phức tạp và quản lý không nhất quán, tản mạn và lãng phí) và có đề nghị những giải pháp tháo gỡ. Thí dụ như thay vì tuyển sinh quá sớm (ngay từ ở mức tú tài) vào những trường đại học nghề nghiệp, nên tổ chức học cơ bản chung ngành trước khi đào tạo chuyên nghề, để tiết kiệm được phương tiện và nhân lực ; đồng thời nên theo xu hướng chung của thế giới hiện nay : nên tránh việc đào tạo chuyên môn quá hẹp theo kiểu tiếp thu những công thức kỹ thuật đồng thời lại nhẹ vế kiến thức cơ bản, vì khoa học kỹ thuật tiến nhanh, nếu sinh viên bị đào tạo quá hẹp, khi vào đời sẽ không thể cập nhật nổi (xem [6] và [7]).Tôi cũng kiến nghị bỏ những môn học vô ích, tốn thì giờ, sức lực và tiền bạc (xem [8]). Tôi có cảm tưởng là những kiến nghị của tôi không được bộ máy quản lý giáo dục đào tạo chú ý.

4/ Trên thế giới hiện nay, giáo dục đại học luôn luôn gắn liền với nghiên cứu khoa học. Tôi có kiến nghị hình thức tổ chức liên kết sao cho phù hợp với sự tiến triển (xem [9]). Tuy một số cải cách đã phù hợp với ước mong của tôi (như việc chỉ có một học vị tiến sĩ), cách tổ chức cấp “đào tạo qua nghiên cứu” hiện nay chng tỏ rằng bộ máy quản lý vẫn quá quen thuộc và gắn bó với cách tổ chức kiểu Liên Xô cũ, đồng thời lại mơ tưởng đạt hiệu quả theo kiểu Mỹ và Tây Âu (xem [10] và [11]). Đây là điều phi lý đáng tiếc.

5/ Trong một tinh thần muốn phát triển đất nước, việc gửi du học sinh và nghiên cứu sinh ra nước ngoài học hỏi và nghiên cứu là một việc chính đáng và cần thiết. Nhưng với việc dùng của cải chung của đất nước và dùng viện trợ nhận được từ các nước ngoài để thực hiện việc gửi người ra nuớc ngoài này, nếu không có một chính sách phù hợp để đón nhận và khuyến khích sự trở về của những du học sinh, du nghiên cứu sinh đã thành tài, thì khác nào như chính mình lại tổ chức “chảy máu chất xám” của chính dân tộc mình. Đó là những điều tôi đã phát biểu trong bài [12].

6/ Trong một nền giáo dục đào tạo nghiêm túc, bằng cấp, học vị đặt ra là để đánh giá sự hiểu biết thực sự ; chức danh đặt ra là để đáp ứng với nhiệm vụ phải thực hiện. Đó không phải là thứ hàng mã chế ra để phô trương, ngộ nhận tiếm xưng hay để ban thưởng (xem [13]). Lại càng không nên lẫn lộn chức và hàm. Nếu muốn ban thưởng đã có cách khác, thí dụ như tổ tiên ta thuở trước đã biết giải quyết qua việc “bán hàm”, đó là một tấm gương mà hiện nay nên suy ngẫm. Đó là nội dung của bài [14].

7/ Một trong những vấn đề cấp bách nhất hiện nay là vấn đề nhà giáo đại học, bởi vì có thày đủ trình độ hiểu biết thì mới có trò có trình độ hiểu biết, có thày dạy đúng thì mới có trò hiểu đúng, có nhà giáo đại học giỏi thì mới có nhà giáo trung học tiểu học giỏi. Do đó, trong nhiều năm, tôi đã đề nghị một hình thức tuyển nhà giáo đại học sao cho phù hợp, công bằng và có hiệu quả nhất cho nền giáo dục đại học nước ta ([15,16,17]). Nhưng rồi sự cải cách từ hình thức “phong hàm” giáo sư chuyển sang hình thức công nhận “chức danh” cũng chẳng khác nhau mấy tí về nội dung và về cách tiến hành. Thêm vào đó, là vấn đề nhà giáo cho các trường đại học dân lập hiện nay hoàn toàn chưa vào nề nếp. Trong tình hình đã trót như ngày nay, chi bằng nhà nước nên cho phép mỗi cơ sở dân lập đó tự tuyển và trao danh hiệu giáo sư theo cấp bậc của chính họ qui định, như kiểu các truờng đại học Mỹ và Canađa, vv. Như vậy còn hợp lý hơn là tình trạng đầu Ngô mình Sở hiện nay, với những chức danh giáo sư do nhà nước phong, mà các đại học dân lập vay mượn dùng ké, qua những cán bộ giảng dạy kiêm nhiệm công và tư.

Mặc dù cấp lãnh đạo có quyết tâm, cuộc chấn chỉnh nền giáo dục đào tạo chỉ có hy vọng dần dần thành công nếu như bộ máy quản lý thích ứng được với tình hình, và nếu dư luận thc sự chú ý.

_____________

[1]Tưởng nhớ một người thân,trong cuốn “Giáo sư Tạ Quang Bửu, con người và sự nghiệp”, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.

[2] Về vai trò của Nhà nước trong giáo dục đại học,Tia Sáng tháng 12/1998.

[3]Vài suy nghĩ về “công học” và “tư học”, Tuần Tin tức 10/4//1993 và Quê Hương tháng 7/1993.

[4]Góp ý kiến về việc học (viết chung với Phan Đình Diệu), Nhân Dân27/12/1987, và Tuổi Trẻ19/11/1987.

[5]Kiểm lại một số ý kiến góp về việchọc, Nhân Dân Chủ Nhật24/10/1993.

[6]Vài điểm về tổ chức giáo dục đại học, nhìn từ ngoài,Tia Sáng tháng 9/1999, Nhân Dân1/12/1999.

[7] Đại học sư phạm, một vấn đề khó bàn,Tia Sáng tháng 10/2002.

[8] Kỹ thuật giết rồng,Tia Sángtháng 2/2003.

[9]Vài suy nghĩ chung quanh vấn đề « đào tạo qua nghiên cứu »,Tia Sáng tháng 11/1998.

[10] « Sau đại học », một cụm từ khó hiểu,Tia Sáng tháng 6/2002.

[11] Một viện Hàn lâm khoa học lúc này ở ViệtNam ?Nông Nghiệp ViệtNam,29/11/2001.

[12]Du học và chất xám, Tia Sáng tháng 12/2002.

[13] Vài phô trương không cần thiết,Nông Nghiệp Việt Nam,16/5/2002

[14]Bán Hàm,Nông Nghiệp ViệtNam,15/4/2002.

[15] Vài câu hỏi về chức danh giáo sư đại học,Tia Sáng tháng 2/1999.

[16] Vài điểm trong tổ chức giáo dục đại học,Hội thảo khoa học « Giáo dục ViệtNam, hiện trạng, thách thức và giải pháp », Hà Nội23/9/1999.

[17] Trình tự đảo lộn,Tia Sáng tháng 7/2002.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhà trường xưa và nay

    25/03/2019Bác sĩ Nguyễn Khắc ViệnXã hội mới đòi hỏi có một nhà trường mới, luận điểm dĩ nhiên ấy, nói lên thì dễ nhưng suy nghĩ cho ra và thực hiện được một nhà trường mới lại rất khó. Có thể nói những nhược điểm của nhà trường hiện nay là do tiếp tục thực hiện một kiểu mẫu nhà trường cũ trong một xã hội mới. ...
  • Đầu tư học tập - đầu tư quan trọng nhất cho bản thân, đất nước

    10/10/2018Khiết Hưng - Hương GiangĐiều quan trọng nhất mà tôi muốn nhắn gửi các bạn là phải đầu tư vào việc học tập của mình. Những việc làm lý thú, đem lại nhiều tiền, giúp cải thiện thế giới, cải thiện cuộc sống của các bạn... đều đòi hỏi rất nhiều từ việc học tập...
  • Tư duy sáng tạo và phê phán trong giáo dục Mỹ

    30/09/2014Dương Ngọc DũngCó lẽ trong tất cả giảng trình tạo Đại học Harvard không có giảng trình nào thu hút nhiều sinh viên ghi danh học như giảng trình 101 tư duy về tư duy (101 thinking about thinking – 101 là mã số chung cho tất cả các giáo trình nhập môn tại đại học Mỹ).
  • “Emile, hay vấn đề giáo dục”

    22/08/2013Dương Thị Ngọc DungEmile, hay vấn đề giáo dục chính là "tuyên ngôn giải phóng tuổi trẻ " với lý luận đòi tự do cho con người cá nhân ở lứa tuổi thiếu niên. Xuyên suốt năm quyển - tương ứng với năm giai đoạn phát triển khác nhau của thời kỳ niên thiếu, từ lúc mới sinh ra cho đến khi trở thành một công dân trong xã hội - tư tưởng của Rousseau đều nhằm vào một mục đích duy nhất là tạo ra mẫu người công dân tự do cho một xã hội dân chủ lý tưởng...
  • Đại học đẳng cấp quốc tế, nâng cấp hay xây mới

    11/08/2006Thương TùngXây dựng Trường Đại học Đẳng cấp quốc tế của Việt Nam đạt trình độ đào tạo, nghiên cứu hàng đầu, có khả năng cạnh tranh quốc tế là những nội dung chính trong quyết định số 145/2006/QĐ-Thủ tướng của Chính phủ ban hành ngày 20/6/2006. Việc này nhận được sự ủng hộ của nhiều người nhưng vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận là xây dựng hoàn toàn một trường hay nâng cấp các trường Đại học sẵn có?
  • Những yêu cầu đổi mới cơ bản giáo dục nước ta

    07/08/2006GS. TS. Phạm Tất DongKhái niệm học tập suốt đời cần phải được hiểu khác trước thì nó mới có tác dụng như một chiếc chìa khóa để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những năm đầu của thế kỷ 21 như tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển xã hội bền vững, xóa nghèo toàn diện: nghèo về tri thức, nghèo về nhân văn và nghèo về thu nhập. Như vậy, sự hiểu biết của chúng ta về học tập suốt đời là phải từ bỏ quan niệm và thái độ truyền thống về phân biệt giữa giáo dục ban đầu và giáo dục liên tục....
  • Trăm năm… nghìn năm…

    04/07/2006Phạm ToànCho tôi một điểm tựa, tôi sẽ bẩy được cả trái đất”. Thời Khai sáng, một nhà bác học tuyên bố “Cho tôi giáo dục, tôi sẽ bẩy được cả trái đất”. Không nhại ai hết, từng có một nhà bác học thời đương đại đã nói “Cho tôi học sinh lớp một của cả nước, tôi sẽ dạy lại cách tư duy cho cả một dân tộc”...
  • Thư ngỏ gửi tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo

    03/07/2006Hà Văn Thịnh - Đại học Khoa học HuếTôi trình bày những suy nghĩ của mình với ông, chỉ với mục đích thiết tha rằng, giáo dục sẽ đổi mới và khởi sắc theo đúng nghĩa cơ quan có chức năng di truyền và chế định những giá trị tiên quyết của văn hoá...

  • Làm sao “lớn” được với một nền giáo dục yếu kém?

    17/06/2006Phan Thanh (Khánh Hòa)Nước Việt Nam ta chỉ có thể lớn lên được với một nền giáo dục đúng nghĩa bắt đầu từ tình yêu đất nước, ý thức công dân, đề cao lòng chính trực, căm ghét sự dối trá. Nền giáo dục ấy không có gì quá tốn kém, quá khó khăn đến nỗi phải tốn hàng ngàn tỉ đồng để liên tục thay đổi chương trình, làm mỏi mệt biết bao thế hệ con người...
  • Một quốc nạn còn đáng lo ngại gấp bội tệ nạn tham nhũng

    03/06/2006Nguyễn Viết Hùng (TP.HCM)Đó chính là hiện trạng giáo dục. Có ở đâu mà người dân phải kêu lên trên báo chí: "Con tôi khổ quá, ông Bộ trưởng Giáo dục ơi!"? Có bao giờ lại đổ đốn lắm bằng cấp "tưởng rằng đồ thật, hóa đồ chơi" đến như bây giờ? (1)
  • Nghĩ về chuyện dạy và học

    10/04/2006Khi nền giáo dục Phương tây quan tâm chú trọng tới phương thức học gọi là "tấn công não" - tức lấy người học làm trung tâm, thì ở Việt Nam điều đó còn thật mới lạ và nó vẫn chưa được quan tâm đúng mức...

  • Khi giáo dục tự đánh mất mình

    03/03/2006Trần Trung PhượngTrong cuộc “ mưu sinh toàn cầu” hiện nay, giáo dục được nhận thức như một phương tiện quan trọng không thể thiếu để đạt tới ưu thế nào đó trong cuộc cạnh tranh. Điều này có thể được nhận thấy rõ ràng, qua sự quá tải của đủ loại kiến thức học đường, qua sự "phát minh" ra nhiều phương pháp giáo dục khác nhau ...
  • Trường Đại học duy lý và ý tưởng tự trị Đại học

    19/02/2006Ngô Tự Lậpcha đẻ thực thụ của trường Đại học hiện đại chính là Immanuel Kant (1724 -1804), người đã kết hợp triết học duy lý (rationalism) của Descartes với triết học duy nghiệm (empiricism) của Bacon và mở đầu cho thời kỳ Khai Sáng...
  • Làm thế nào để giáo dục thực sự là quốc sách

    13/02/2006Hà Văn Thịnh (Đại học khoa học Huế)Nếu giáo dục không gây nên tất cả mọi lỗi lầm thì ít nhất, cũng đã và đang gián tiếp một cách lâu dài, tạo nên nhiều yếu tố tiềm tàng để không đủ sức nhìn thấy và, ngăn chặn những lỗi lầm ấy...
  • Giáo dục đại học: Khơi dậy và nuôi dưỡng tính ham học

    12/07/2005Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, AustraliaGần đây, nhân dịp được tham dự vài buổi giảng tại một trường đại học trong nước (theo lời mời của vài đồng nghiệp), tôi chợt nhớ đến kinh nghiệm của chính mình trong thời còn theo học đại học hơn 30 năm trước đây. Thời đó, mối quan hệ giữa người giáo sư và sinh viên chủ yếu là “thầy giảng trò chép”. Ở các trường đại học Tây phương từ hơn 50 năm trước giới nghiên cứu giáo dục đã chứng minh rằng một phương pháp giảng dạy như thế không đem lại hiệu quả cao cho người học, vì nó mang tính thụ động quá. Ngày nay, qua trao đổi với một số đồng nghiệp trong nước và trực tiếp tham dự nghe giảng, tôi cảm thấy mối quan hệ thụ động như thế vẫn còn tồn tại. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi cách giảng dạy để đem lại hiệu quả tốt cho sinh viên và cả người dạy.
  • Kiến nghị: Chấn hưng, cải cách, hiện đại hoá giáo dục

    02/07/2005Bản kiến nghị này gồm ba phần. Phần đầu phân tích thực trạng của giáo dục để tìm ra cái gốc các khó khăn và bất cập hiện nay. Phần thứ hai đề xuất phương hướng hiện đại hoá giáo dục để khắc phục các khó khăn và bất cập một cách cơ bản. Phần thứ ba trình bày một số giải pháp cấp bách cần thực hiện để trả lại môi trường hoạt động bình thường cho giáo dục, và mở đường chuyển dần sang cải cách, hiện đại hoá toàn hệ thống.
  • Một số đề nghị về tăng chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam

    09/07/2005Từ lâu nhiều người đã thấy chất lượng giáo dục ở VN xuống cấp nghiêm trọng. Để giải quyết triệt để vấn đề nầy, chúng ta cần có một cuộc đổi mới toàn diện, và cũng cần thời giờ và nhiều ngân sách hơn....
  • Phải thay cách làm giáo dục

    21/12/2003Đây là bài phát biểu của GS-TSKH Hồ Ngọc Đại tại hội thảo “Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo?” với chủ đề: tiếp tục giải quyết mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phát triển qui mô, vừa phải đảm bảo chất lượng với điều kiện hạn hẹp về nguồn lực, do Bộ Giáo dục - đào tạo và báo Nhân Dân phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 23-12-2003...
  • Trao đổi về “giải pháp cứu ngành giáo dục” của giáo sư Hoàng Tụy

    16/12/2003Chưa có bao giờ, chưa có ngành nào lại bị dư luận lớn tiếng chê trách nặng lời như ngành Giáo dục trong thời gian gần đây. Người ta chê trách: Những khoản tiền khổng lồ từ ngân sách Nhà nước, từ đi vay nước ngoài, từ đóng góp của nhân dân đổ vào cái thùng không đáy. Tiền càng nhiều, chất lượng càng sa sút. ...
  • xem toàn bộ