Trí thức Việt và hàng nghìn năm lề thói làng xã

04:39 CH @ Thứ Bảy - 23 Tháng Năm, 2015

Nhà phê bình mĩ thuật Phan Cẩm Thượng là người ít nói. Ông ưa ngồi lặng lẽ trầm tư, ưa “lánh mình” về những nơi chốn thâm nghiêm, yên tĩnh như những cổ tự, đình miếu...nơi ông đã có nhiều năm gắn bó, nghiên cứu, khảo sát các di sản văn hoá cổ. Tư chất của người làm nghiên cứu văn hoá khiến nhiều tác phẩm của ông đi ra ngoài phạm vi nghiên cứu chuyên biệt về mĩ thuật cổ. Cũng chính vì nhiều năm độc hành để làm các chuyến điền dã, nên ông rất thấu hiểu văn hoá và lối sống làng xã Bắc bộ.

Ở một góc độ khác, sinh ra và gắn bó với Hà Nội, trung tâm sinh hoạt của giới trí thức được xem là tiêu biểu cho đời sống văn hoá Việt, nên ông cũng là người hiểu về tầng lớp trí thức một cách tường minh.

Trí thức Việt: thất bại nhiều hơn thành tựu

Trong đời sống văn hoá của chúng ta hôm nay, đang tồn tại một khái niệm ‘tâm lí làng xã”, đặc biệt, khái niệm này được “ám chỉ” cho tầng lớp trí thức, chứ không phải cho những người nông dân - những người đương nhiên gắn bó với làng, văn hoá làng và tâm lí làng. Từ góc nhìn cá nhân, ông có nhận thấy hiện tượng đó trong đời sống văn hoá, đời sống trí thức hiện đại Việt Nam hay không?

Theo nghĩa đen, làng xã là một cộng đồng dân cư nhỏ nhất trong xã hội Việt Nam, có tập tục riêng, hương ước riêng và cả tín ngưỡng riêng. Cách sống của người Việt trong làng xã hình thành nên tính cách người Việt, nên dù ra khỏi làng xã, tính cách ấy vẫn không mất đi, thậm chí còn phát triển mạnh mẽ, như là một phương cách sống hữu hiệu ngay trong xã hội hiện đại. Tâm lí làng xã là một hình thái sống, còn sinh động hơn cuộc sống trong cái làng thật sự. Hình thái sống này không ngoại trừ tầng lớp trí thức, dù họ luôn được coi là những người cấp tiến. Bởi vì trí thức Việt Nam thất bại nhiều hơn là đạt được những thành tựu trong quá trình phát triển của xã hội.

Vậy theo ông, những nguyên nhân nào dẫn đến sự tồn tại “hình thái sống” của “tâm lí làng xã”, một cách sinh động trong đời sống người trí thức. Có phải do hầu hết trí thức của ta hiện nay đều xuất thân từ nguồn gốc nông dân, chưa thể ngay lập tức thoát khỏi những tập quán, tâm lí văn hoá làng hay do tầng lớp trí thức của ta quá mỏng so với 80% dân số là nông dân, nên không thể tránh khỏi những tác động văn hoá ngược từ tầng lớp đông đảo này?

Khi đi ra khỏi làng, đại bộ phận trí thức không muốn quay lại, ví dụ những người thành đạt ở làng cổ Đường Lâm chẳng hạn. Điều đó cho thấy họ không lưu luyến gì với các tập tục già cỗi, một lối sống và cơ chế hành chính, không làm cho họ hoạt động tốt hơn. Người Việt có câu ‘Xấu đều hơn tốt lỏi”, nghĩa là những cá nhân quá xuất sắc so với cộng đồng, có nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến tập quán cộng đồng, vậy nên không có anh ta thì tốt hơn. Ta thấy điều này trong việc tuyển mộ nhân sự ở nhiều cơ quan hiện tại. Con em trong nhà, người có tiền, người làm hài lòng mình trước, sau cùng mới đến người tài. Ở nhiều nơi, người có năng lực dần bị cô lập, rồi tự rút lui. Kinh tế thị trường gỡ lại cái này đôi chút, vì không có người giỏi làm ăn không khá được, nhưng trong các khu vực không tính đến hiệu quả kinh tế thì tình hình chẳng có gì thay đổi.

Điều lạ lùng, là ngay cả một tập thể những trí thức cấp tiến, có ngồi lại với nhau cũng trở thành một làng xã. Hình như trong tâm khảm của chúng ta có sự dẫn dắt của hàng ngàn năm lề thói làng xã. Nó đã nhập vào gene, nó cũng có sức mạnh nhất định, nhất là trong việc gạt bỏ ai, loại trừ ai ra khỏi cộng đồng mà không cần dùng đến các biện pháp hành chính. Ví dụ sức mạnh của dư luận, thư nặc danh, lời đồn thổi... người ta tin hơn là sự thực. Lối sống làng xã có khả năng bảo vệ người ta trong cộng đồng nhỏ hẹp, tạo sức mạnh trong các cuộc đấu đá, mà đấu đá là thường xuyên ở mọi nơi mọi lúc. Vấn đề là chúng ta có muốn ra khỏi làng xã hay không, khi mà làng xã cổ truyền thì tan rã gần hết rồi.

Càng trí thức càng... không muốn ai hơn mình(!)

Hiện tượng “tâm lí làng xã” trong đời sống của người trí thức Việt biểu hiện ra sao? Ông có thể nêu một vài ví dụ? Bi quan, yếm thế, bảo thủ, cục bộ, không mạnh dạn đón nhận cái mới, khó chấp nhận thành công của người khác, làm việc theo chỉ đạo ít chịu nghĩ sâu và không dám thể hiện cái tôi, theo đóm ăn tàn..v.v... Đó có phải cũng là biểu hiện của tâm lí làng xã?

Ví dụ thì dễ thôi, bạn kiếm được chút tiền, bạn có bồ... nhoáng một cái cả cơ quan biết. Nhưng bạn có sáng kiến, phát minh thì còn lâu người khác mới hay. Bạn in tập thơ, nếu không tặng đủ, ai cũng giận, tặng rồi cũng chẳng ai đọc. Là họa sĩ, bạn vẽ xấu thì người ta khinh, vẽ đẹp thì người ta ghét. Cái tâm lí làng xã trong trí thức lắm chuyện lắm... Tóm lại là không muốn ai hơn mình, càng là trí thức càng vậy.

Khi phê phán trí thức trước tiên phải xem thế nào là trí thức. Theo tôi trí thức có ba loại: trí thức dẫn đường, học giả và trí thức chuyên ngành (tất nhiên ranh giới giữa ba loại trên là tương đối). Trí thức dẫn đường là những người cấp tiến nhất có khả năng dẫn dắt dân tộc, những người loại này rất hiếm. Học giả thì có, nhưng nghiên cứu không sâu dẫn đến tác động xã hội không mạnh. Trí thức chuyên ngành, đã từng hình thành, nhưng do chiến tranh, khoa học chưa phát triển, đời sống kinh tế chưa cao, nên đáng lẽ phải có rất nhiều trí thức chuyên ngành thì lại ngày một ít đi, thay vào đó là một đám giả trí thức. Đã là trí thức chuyên ngành thì phải có khả năng lao động độc lập trong môi trường trí tuệ, đưa được học thuật vào thực tiễn. Ngoài đám giả trí thức, hay bên cạnh một số rất ít những trí thức chuyên ngành, còn có những thợ bậc bẩy.

Nếu ba đối tượng trí thức trên hình thành và phát triển mạnh trong xã hội ta, thì chúng ta đã không phải phàn nàn nhiều về tâm lí làng xã trong trí thức. Tiếc thay có quá nhiều giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, nhà giáo ưu tú... nhưng đụng vào một việc cụ thể thì chỉ thấy huyên thuyên, trừu tượng, hoa mĩ, nói những điều không nghĩ và nghĩ những điều không nói. Còn lại là đám học trò mà thôi.

Nói riêng trong lĩnh vực văn hoá văn nghệ, người sáng tác, nhà nghiên cứa, nhà phê bình...
Ông thấy sự biểu hiện của hiện tượng này như thế nào?

Lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đòi hỏi có chuyên môn thật, nên nhìn chung ai có nghề cao đều có khả năng tránh được những thói hư tật xấu của nếp sống làng xã, vì thời gian dành cho sáng tác đã không đủ còn hơi đâu nghĩ đến chuyện người khác. Tuy nhiên có những nghệ thuật phải hoạt động tập thể, như kiến trúc, sân khấu, điện ảnh thì nếp sống làng xã vừa giúp cho hoạt động này dễ dàng hơn, thế nhưng để đi đến một tác phẩm đỉnh cao thì khó vô cùng vì nó đòi hỏi phải có sự thỏa hiệp của cả một tập thể. Các hội đoàn nghệ thuật cũng là những cái làng theo nghĩa nào đó. Đã là làng thì phải có lí trưởng, chánh tổng, hội đồng kì hào kì mục, có khao vọng, chia xôi oản và góc chiếu giữa đình.

Trong thời đại hội nhập hôm nay, “tâm lí làng xã” liệu có là lực cản, là những tác nhân tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của đời sống văn hoá, sự tiến bộ của người trí thức và làm chậm quá trình hội nhập không?

Cho đến những năm 1970, đại bộ phận trí thức vẫn sinh ra từ nông thôn, kinh tế nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo. Tôi vẫn hằng mong nông thôn có nhiều trí thức để giúp cho nông dân và nông nghiệp, thế nhưng rất ít người đi học, có trình độ rồi quay lại nông thôn. Mọi hoạt động cần đến trí thức ở nông thôn, trừ các phương diện quốc gia: thủy lợi, điện lực, giao thông, đều do người nông dân tự mầy mò. Kết quả là cho đến nay, cơ khí hóa nông nghiệp, phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng, bảo quản thực phẩm... hầu hết là người nông dân tự mua của Trung Quốc, hoặc tự tạo, tự sử dụng, không ai hướng dẫn, gây ra những tổn hại không nhỏ về môi trường và an toàn thực phẩm trong xã hội.

Trong thời đại hội nhập cần có một chiến lược về trí thức, nếu không các công ty nước ngoài sẽ cám dỗ hết những người tài, mà nhà nước thì mất công đào tạo. Sự phát triển thực tiễn của công nghệ dẫn đến bỏ rơi nghiên cứu cơ bản trong khoa học, vì coi rằng ta chỉ ứng dụng, còn nghiên cứu cơ bản sao bằng được Tây. Các trí thức khoa học xã hội cũng có nguy cơ bị bỏ xó, vì người ta không thấy ích lợi kinh tế từ họ. Những điều trên dẫn đến một bộ phận trí thức công nghệ trở thành tầng lớp trung lưu, bộ phận còn lại co cụm với đồng lương và tiền dự án lèo tèo, và rồi lại quanh quẩn trong cái làng của mình, uống rượu vặt, làm thơ thế sự và bị đám trí thức giả o ép.

Tình hình hiện nay không phát triển không được, không hội nhập không được, không có chuyên môn không được, ở đây có sự xích lại gần giữa khoa học và nghệ thuật, tạo ra động lực xã hội hiện đại. Giữa các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và kinh tế khoa học của chúng ta hiện nay vẫn có khoảng cách, nhà kinh doanh không cần đến văn nghệ, hoặc cần thì coi văn nghệ như là đồ trang sức làm sang. Có thể ta sẽ giầu có, nhưng văn minh và phát triển vẫn còn ở phía trước.

Thang bậc trí thức của chúng ta không cao so với thế giới

Có thể khắc phục “tâm lí làng xã” trong đời sống tinh thần của người trí thức Việt Nam hay không? Và việc khắc phục sẽ là chuyện một sớm một chiều nêu người trí thức biết tự nhìn nhận điểm yếu của mình và nỗ lực khắc phục nó, hay ngược lại, là chuyện không tưởng?

Vẫn có nhiều trí thức ở làng, sống và sáng tạo ở làng, có những đóng góp vượt ra ngoài lũy tre xanh. Hình như vấn đề không phải là có tâm lí làng xã hay không, mà vấn đề năng lực chuyên môn đến đâu. Nếu bạn nói chuyện về một lão nông thực sự, một thợ máy giỏi, một thày giáo làng nghiêm túc, họ đều nhìn nhận được thấu đáo về xã hội. Người trí thức, dẫu còn tồn đọng tâm lí làng xã, nhưng là nhà chuyên môn thực sự, khi gia nhập xã hội công nghiệp hiện đại, họ cũng nhanh chóng hòa nhập và chấp nhận cái mới. Ở phố mà lạc hậu còn mệt hơn ở làng mà cấp tiến.

Nhìn rộng hơn, làng xã là một môi trường. Tự chúng ta đã biến các cơ quan, xí nghiệp, trường học hiện đại thành những cái làng, và đường nhiên cán bộ, công nhân, thầy giáo học sinh ở đó cũng biến thành những người nông dân thủ cựu. Không thể có chuyện cơ quan công sở của xã hội hiện đại mà người đứng đầu lại không phải người có trình độ, nhân viên không biết việc những lại không thể thải hồi, không thể tiếp nhận người có năng lực nếu sai nguyên tắc hành chính. Đó chính là cái làng - cơ quan trong đời sống hiện đại. Môi trường sinh ra tâm lý. Làm gì có tâm lý làng xã trong một công ty nước ngoài ở Việt Nam? Ai làm được việc thì trụ lại, ai không làm được việc thì mời đi ra, năng suất lao động là tiêu chuẩn đánh giá. Đây chính là ván đề, khi ta đánh giá con người bằng năng suất lao động thì tâm lí làng xã sẽ tự thủ tiêu.

Ngoài tác động tiêu cực, tâm lí làng xã cũng có những mặt tích cực. Theo ông, đâu là điểm tích cực? Làm thế nào để mặt tích cực này được phát huy tối đa và mặt tiêu cực bị triệt tiêu triệt để?

Những tập tục hay và dở của làng xã đều cần thiết cho sự tồn tại của nó. Ví dụ thói lười học ngoại ngữ đã bảo tồn được tiếng Việt qua nhiều lần bị ngoại xâm đô hộ, mà giữ được tiếng nói tức là phần quan trọng nhất của dân tộc vẫn nguyên vẹn. Coi mọi người như đồng bào, anh em, coi trọng tình nghĩa, chia sẻ trong khó khăn... đều là những đức tính tốt sính ra từ đời sống làng xã. Tuy nhiên từng mặt một sẽ trở thành nhược điểm trong xã hội hiện đại. Ta buộc phải có ngoại ngữ, phải coi nhau là công dân, phải bớt cảm tính trong khoa học và công nghiệp. Một số thứ cần phát huy truyền thống và một số thứ cần phủ nhận truyền thống.

Tâm lí làng xã mà chúng ta đề cập tới trong cuộc trò chuyện hôm nay chỉ là một khía cạnh nhỏ trong những biểu hiện đời sống tinh thần và diện mạo của người trí thức Việt Nam? Và theo ông, đâu là những đặc điểm tiêu biểu nhất của tầng lớp này?

Có hai điểm quan trọng nhất của người trí thức là đức tính hi sinh và khả năng kiên trì nghiên cứu, thì trí thức Việt Nam đều thừa, mặc dù họ rất thông minh.

Trong tương lai gần, tầng lớp trí thức Việt sẽ phát triển, hội nhập với thế giới ra sao? Khi lĩnh vực giáo dục đào tạo đang được ưu tiên cải tổ như hiện nay, trí thức Việt sẽ lớn mạnh cũng như phát huy được năng lực của mình hay không? Ông mong muốn như thế nào về người trí thức?

Tầng lớp trí thức tự nó giống như một dòng sông, lúc nào cũng muốn hòa nhập với con sông
lớn hơn và vươn ra biển cả. Có thể nói, điều kiện học tập của chúng ta đã tốt hàng nghìn lần so với hai ba mươi năm trước, nhưng phương thức giáo dục chẳng cải thiện được bao nhiêu, quy luật đào thải tự nhiên chưa được chấp nhận. Cái đó dẫn đến học sinh phải học hành nhiều, mà chuyên môn vẫn không sâu, chúng ta tốn kém để giỏi nhiều thứ vô tích sự, do đó hình thành những trí thức vô tích sự. Hội nhập trí thức là một tất yếu, đã diễn ra và đang diễn ra. Có người muốn hội nhập mà không được. Có người bị hội nhập, dẫn đến hội nhập thụ động. Lại có người chỉ hội nhập được từng phần. Rất ít người có thể chủ động hội nhập. Thang bậc trí thức của chúng ta không cao trên thế giới, nhất là trong khoa học công nghệ.

Xét cho cùng cái thời của giai tầng trí thức như là tinh hoa xã hội đã qua rồi, trí thức mang tính nhân loại và những xã hội phát triển thì tất cả đều là trí thức theo nghĩa chuyên môn. Tôi hướng đến một tầng lớp trí thức như vậy, như đạo Phật nói: quý tiện, hiền ngu, bình đẳng.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trí thức và thói háo danh

    05/02/2018Vương Trí NhànTrí thức là một thành phần quan trọng, đóng vai trò định hình tư tưởng, dẫn dắt xã hội. Tuy vậy, theo nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, không phải toàn bộ nhưng ít nhất một bộ phận trong số họ có những nhược điểm cố hữu...
  • Kẻ sĩ xưa và nay

    09/04/2019Hà Thúc MinhQuá trình phát triển của xã hội loài người là quá trình khẳng định sự “tách rời"” giữa lao động trí óc và lao động chân tay và cũng là quá trình phủ nhận điều đó. “Thống nhất” giữa lao động trí óc và lao động chân tay cũng là xu hướng tất yếu. Công nghệ thông tin trong thời đại ngày nay sẽ là đôi đũa thần đang biến cái tưởng chừng như khả năng xa vời đó trở thành hiện thực trước sự ngỡ ngàng của nàng “lọ lem” lịch sử về hình ảnh của cái gọi là “kẻ sĩ” một thời.
  • Cử chỉ thông thường của người Việt

    26/09/2017Phan Cẩm ThượngCùng chiều với tính cách nịnh hót là tính cách ưa nịnh nọt, thích quà biếu, thích khen thưởng, thích tâng bốc cũng đồng thời thích được nghe nói dối và o bế những kẻ tâng bốc mình và không bao giờ chấp nhận phê bình. Dân tộc đã có nhiều cơ hội phát triển, nhưng rồi lại chậm lại, thậm chí thụt lùi chỉ vì những tính cách này. Đó là bài học chưa bao giờ được tiếp nhận.
  • Báo chí - nhà báo và sự hình thành tầng lớp trí thức hiện đại đầu thế kỷ XX

    21/06/2017Trần Văn ToànKhái niệm trí thức hiện đại ở đây được hiểu trong sự đối nghĩa với trí thức - kẻ sĩ trong xã hội Việt Nam truyền thống. Sự hiện diện của tầng lớp trí thức hiện đại, trên thực tế, mới chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bài viết này sẽ tập trung làm sáng tỏ vai trò của báo chí - một thiết chế văn hóa có nguồn gốc phương Tây - đã đóng vai trò như một dung môi, một tiền đề vật chất cho sự xuất hiện của tầng lớp trí thức hiện đại như thế nào...
  • Cái tôi to tướng và cái tập thể nhạt nhẽo

    10/04/2017Họa sỹ Phan Cẩm ThượngCái chủ nghĩa cá nhân vô lối này cũng đầy rẫy trong nghệ thuật, vì là một thứ không chết ai, nên cũng chẳng có một sự phê bình nào, và nhất là những cơ quan quản lý văn nghệ chỉ lo những gì sai đường lối. Thế là có vô số thứ nghệ thuật không sai đường lối nhưng tầm thường vô cùng trở thành thời thượng
  • Cách mạng tháng 8 và người trí thức

    02/09/2016Mai ThụcKỷ niệm 63 năm Cách mạng tháng Tám – “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” tuổi 63, người trí thức bừng tỉnh trước nền kinh tế thị trường hội nhập toàn cầu diễn ra trên đất nước ta như một cơn lốc xoáy. Rất lâu rồi, bây giờ mới có những hội thảo, những chuyên đề về vai trò của trí thức. Mọi người đồng thanh xác định vị trí của trí thức trong các ngành...
  • Kiến tạo một xã hội học tập ở Việt Nam - những hạn chế từ lịch sử

    25/05/2016Trần Ngọc VươngNền kinh tế tri thức ở quy mô toàn xã hội tự nhiên đòi hỏi mọi thành viên của xã hội ấy đồng thời là những người năng sản bằng trí tuệ. Kiến tạo một xã hội học tập, không nghi ngờ gì nữa, là một con đường tất yếu mà Việt Nam phải khẩn trương hướng tới. Bài viết này xuất phát từ một góc nhìn cụ thể, là góc nhìn về logic - lịch sử sự vận động...
  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • Tri thức và trí thức

    25/03/2016GS. Nguyễn Ngọc LanhTrong xu hướng tiến hóa của xã hội, vai trò của tri thức và trí thức ngày càng quan trọng hơn. Bài viết thứ hai của Giáo sư Nguyễn Ngọc Lanh trong chủ đề thảo luận "Trí thức Việt Nam" phân tích một số nhận thức về vai trò của tri thức.
  • "Sĩ phu, trí thức thì không được hèn"

    16/03/2016Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nhân đầu xuân mới, bàn tròn xuân Kỷ Sửu của Đất Việt ghi lại những ý kiến của các nhà trí thức nổi tiếng Việt Nam bàn về sĩ phu, trí thức thời nay.
  • Không gian mới của trí thức

    25/09/2015Huy Đức - Mỹ Lệ lược thuậtNhà văn Nguyên Ngọc, Nhà sử học Dương Trung Quốc, Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, cùng với Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa đã gặp mặt đầu năm 2008 cùng Sài Gòn tiếp thị, để từ những sự kiện văn hóa diễn ra gần đây, nghĩ về vai trò của trí thức...
  • Giáo dục: Cần một triết l‎ý

    10/09/2015Dương Trung QuốcCông cuộc Đổi mới bắt đầu bằng yêu cầu “đổi mới tư duy”. Lẽ ra, giáo dục phải là người dẫn đường thì dường như nó lẽo đẽo bị cuốn theo... Phải chăng, vì giáo dục chưa có một triết lý phù hợp với nhu cầu đổi mới và hội nhập hay vì nó đã xa rời cái triết l‎ý đã từng khởi động công cuộc Duy Tân cách đây một thế kỷ?
  • Trí thức là ai?

    10/04/2015Phạm Xuân NguyênTrí thức là người có tri thức và biết suy nghĩ khác biệt và độc lập, và là người chỉ truy cầu một mục đích: chân lý. Từ vị thế này, trí thức mới có thể tác động và ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn vong của xã hội và quốc gia...
  • Phát huy nội lực

    02/04/2015Nguyễn Trần BạtTừ bao đời nay, người Việt ước mơ xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh". Có thời người ta đặt hy vọng ở nguồn tài nguyên rừng vàng biển bạc, chẳng hạn như dầu mỏ phun lên ồ ạt nhiều hơn cả dầu mỏ Trung Đông. Cũng có người mơ tưởng sẽ có những lực lượng ngoại bang mang lại cuộc đổi đời cho dân tộc. Họ vừa thiếu thực tế vừa sai lầm về mặt lý luận. Chỉ có sức mạnh của chúng ta - nội lực Việt Nam - mới giải quyết được những vấn đề của chúng ta, mới là yếu tố quyết định để biến đổi một nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu thành một quốc gia hùng mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
  • Nguyễn Văn Vĩnh, một người Nam mới đầu tiên

    17/09/2014Đỗ Lai ThúyBạn tôi nói, làm một người Việt Nam mới bây giờ đã khó thì làm một người Nam mới (Tân Nam tử) như Nguyễn Văn Vĩnh hồi đầu thế kỷ XX hẳn khó hơn nhiều. Đúng vậy. Vào những năm đầu thế kỷ trước, Việt Nam chủ yếu vẫn là một xã hội quân chủ nông nghiệp Nho giáo. Người Việt Nam, kể cả tầng lớp có học bấy giờ, vẫn phải sống thân phận thần dân nhiều trói buộc. Đâu có được như ngày nay: đất nước thì đổi mới và mở cửa; thế giới thì ngày một trở nên phẳng; con người thì đang dần là công dân trái đất! Nhưng, có lẽ, thời ấy bộ phận trí thức hình như có quyết tâm đổi mới xã hội cao lắm thì phải. Và, một điều nữa cũng quan trọng không kém: họ là những cá nhân có tài năng.
  • Cách mạng tháng Tám: những con người làm nên lịch sử

    01/09/2014Đoan TrangCách mạng tháng Tám 1945 là một cuộc hồi sinh vĩ của một dân tộc đoàn kết: thực sự đoàn kết, biết đoàn kết và đoàn kết đúng lúc, kịp thời. Hồi tưởng lại những tháng ngày sôi sục khí thế đấu tranh đó, chúng ta không thể bỏ qua vai trò lịch sử của những con người đã góp phần hội tụ của các nguồn xung lực mạnh mẽ của toàn dân tộc tại thời khắc bước ngoặt lịch sử...
  • Luận bàn về trí thức

    17/06/2014TS. Nguyễn Quang AVài tháng nay các trí thức Việt Nam (trong và ngoài nước) sôi nổi đóng góp cho Đề án "Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế" mà Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X, dự kiến sẽ thảo luận và thông qua.
  • Lê Đạt, Người Hiền

    23/03/2014Nguyên NgọcLê Đạt là người có ý thức sâu sắc, rõ rệt hơn cả về con đường đi của mình, cũng là con đường đi của người trí thức, người nghệ sĩ chân chính trong những điều kiện khắc nghiệt của chuyển động lịch sử và xã hội đầy éo le của đất nước thời anh sống. Và anh hiểu điều đó vừa bằng một tâm hồn và một tài năng nghệ sĩ không hề nhỏ, vừa bằng một tri thức khổng lồ về văn hóa văn minh dân tộc và nhân loại mà anh kiên trì chiếm lĩnh suốt đời.
  • Bàn về tính chủ thể của giới trí thức ở các nước thế giới thứ ba

    12/03/2014Nguyễn Trần BạtGiới trí thức nào cũng là sản phẩm của một hệ thống kinh tế, hệ thống chính trị, hệ thống văn hoá và hệ thống giáo dục. Trong tiến trình phát triển của một dân tộc, giới trí thức có vai trò rất quan trọng...
  • Giáo dục, trí thức và nửa đường còn lại

    24/09/2012Ngô Tự Lập...việc xây dựng một đội ngũ trí thức, hay nói đúng hơn, việc biến đội ngũ nửa trí thức của chúng ta thành một đội ngũ trí thức thực thụ, đủ khả năng đảm đương vai trò đầu tàu của nó trong sự nghiệp phát triển của dân tộc, cũng chính là chặng đường còn lại của nền giáo dục dân tộc. Ðó là một nhiệm vụ cấp bách và to lớn, không chỉ đòi hỏi nhiều tiền của, thời gian và ý chí, mà còn cả những thay đổi triệt để trong quan niệm và phương pháp giáo dục.
  • Sĩ phu, trí thức nước nhà xưa và nay

    08/09/2013TS. Chu HảoKhông ai nâng cao được vai trò của trí thức nếu giới trí thức của chúng ta không tự khẳng định được mình! Không ai san sẻ trách nhiệm với trí thức được; chỉ có trí thức mới thi hành được thiên chức của mình; vinh quang và cay đắng gắn liền với thiên chức ấy cũng chỉ dành riêng cho giới trí thức mà thôi!
  • Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường - vị "lưỡng khoa tiến sĩ" của hai nước Việt- Pháp

    12/01/2010Phạm KhảiGiáo sư Nguyễn Mạnh Tường là một trí thức Việt Nam có học vị cao nhất thời Pháp thuộc. Chưa đầy 23 tuổi, tại một trường đại học vào loại danh giá của nước Pháp, ông đã giành trọn hai tấm bằng: Tiến sĩ Luật và Tiến sĩ Văn chương, trở thành một hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử khoa cử của hai nước Việt - Pháp. Được biết, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đang chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của GS Nguyễn Mạnh Tường vào cuối tháng 12 này,...
  • Để chất xám thực sự được phát huy

    25/12/2009GS.TS Nguyễn Khắc NhẫnMặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới còn trầm trọng, các nước giàu mạnh đang đầu tư ưu tiên vào việc đổi mới và nghiên cứu để có thể cạnh tranh trên thị trường
  • Những biến đổi quan trọng giai đoạn 2011 - 2020 và vấn đề xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam

    05/11/2009GS, TS. Trần Ngọc HiênSự hình thành và phát triển đội ngũ trí thức luôn gắn liền với những điều kiện lịch sử của dân tộc và thời đại. Đội ngũ đó phải là sản phẩm của giai đoạn phát triển của dân tộc và thời đại. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề xây dựng đội ngũ trí thức nước ta giai đoạn 2011 - 2020 cần chú ý đến giai đoạn ấy có thể có những biến đổi gì trong sự phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, phát triển kinh tế và xã hội. Đó là những biến đổi hình thành môi trường hoạt động và phát triển của trí thức.
  • Vũ Ngọc Phan - Tâm hồn thấm đẫm văn hóa Việt

    15/10/2009NSƯT. Vũ HàVũ Ngọc Phan - Danh nhân Văn hóa Việt Nam, Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt l) về Văn học - Nghệ thuật. Ông đã về với tổ tiên được 22 năm nhưng trước tác của nhà văn hóa uyên thâm này vẫn được các nhà nghiên cứu văn học trong nước và ngoài nước đánh giá cao, khẳng định một vị thế đặc biệt trên văn đàn - Nghệ thuật dân ca dân gian Việt Nam.
  • Trần Đức Thảo (1917- 1993)

    27/09/2009Một tài năng triết học hiện đại ở một đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu, khoa học chưa phát triển như Việt Nam
  • Lê Phổ: nghệ sĩ bậc thầy trường phái hậu ấn tượng

    16/09/2009Lan Chi lược dịchLê Phổ sinh tại Hà Ðông trong gia đình thế tộc, cha là kinh lược xứ Bắc kỳ Lê Hoan. Tuổi thơ của ông không hạnh phúc, khi lên ba thì mồ côi mẹ, lên tám thì mồ côi cha. Sống với chị dâu và anh trai, ông luôn phải chịu trách nhiệm về mọi rắc rối do những đứa cháu gây ra. Bà Vaux cho biết: “Ông không kể với con cái về tuổi thơ của mình, ông trầm lặng và sống nội tâm. Ông không nhớ gì về cha mình ngoại trừ việc biết cha mình hút thuốc phiện”.
  • Nho sĩ và trí thức hiện đại

    12/09/2009Nguyễn Khắc ViệnGiống như quan lại thời xưa, mấy nghìn trí thức được đào tạo dưới thời thuộc địa ở các trường đại học bên Pháp hay ở Hà Nội đều sống xa nhân dân. Chúng tôi là những người thành thị thuần túy trong một nước mà 95% dân sống ở nông thôn. Khi các nho sĩ ra lời kêu gọi, cả nước từ Nam ra Bắc đều hưởng ứng, vì sống trong làng, hàng ngày, nhà nho có quan hệ mật thiết với nông dân. Chúng tôi thì bị chìm giữa đất nước, không có kim chỉ nam, không có gậy chỉ đường.
  • Nói về trí thức, tại sao cứ phải thêm “đích thực”?

    28/08/2009Nguyễn Ngọc LanhThói háo danh đang phát triển tới mức kệch cỡm trong trí thức. Mà đây là lớp trí thức mới, vì nước ta đã nước XHCN từ nhiều thập kỷ nay. Dẫu vậy, trong bài tác giả vẫn dẫn ra những sự kiện xảy ra từ thời phong kiến. Điều này có lý, vì từ lâu trí thức ta đã bị nhận xét là có dáng dấp một ông quan văn – nghĩa là háo danh và “phò chính thống”. Vậy môi trường nào đã tạo ra và nuôi dưỡng cái dáng dấp quan văn này của của giới trí thức mới?
  • Quan niệm về trí thức và vị trí của trí thức với sự phát triển xã hội

    03/08/2009Đất nước đang tiến vào tương lai trong thời đại loài người tăng tốc chia sẻ nguồn tài nguyên tri thức bằng sự phát triển vũ bão của CNTT, truyền thông, thế giới Internet kỳ diệu. Quốc gia nào cũng khao khát làm chủ nền kinh tế tri thức mới. Vai trò và trách nhiệm của trí thức ngày càng trở nên quan trọng, thúc bách. Chungta.com xin trân trọng giới thiệu chủ điểm về Người Trí Thức, tổng hợp lại các bài nghiên cứu hoặc tranh luận nhằm tạo ra một góc nhìn đa diện, nhiều chiều về chân dung người trí thức nói chung và vai trò, vị trí của họ đối với sự phát triển của cộng đồng, xã hội, quốc gia, dân tộc.
  • Tôn vinh trí tuệ và trí thức Việt

    09/07/2009LS Trương Trọng NghĩaVN là một quốc gia nhỏ nhưng đã lập nước và giữ nước thành công suốt hơn hai thiên niên kỷ, cho dù có lúc phải sống dưới ách nô dịch và dã tâm đồng hóa trong gần 1.000 năm Bắc thuộc.
  • Trần Hữu Dũng

    22/06/2009Giáo sư kinh tế học, tác giả của website điểm tin Viet-studies
  • Cội nguồn cảm hứng

    17/06/2009Bùi Quang MinhĐến nay, còn rất nhiều người chưa đạt tới trình độ nhận thức rằng tự do là nền móng để họ trở thành Con Người, là trình độ làm người ở mức cao nhất. Do truyền thống, do mức muộn mằn tiếp cận khái niệm tự do, do tư duy ấu trĩ chưa được tự do soi rọi vào cuộc đời mình, mà số đông chúng ta không tự trau dồi về tự do, không phát hiện ra hiện tượng nào quanh ta tự do không được coi trọng, thiếu tự do. Cũng không thiếu người bị chà đạp lên tự do, mất quyền cơ bản của mình mà không mảy may nhận ra, phản ứng lại...
  • Phê bình nghệ thuật: Viết không có độc giả *

    04/05/2009James Elkins - Như Huy dịchPhê bình nghệ thuật đang gặp khủng hoảng toàn cầu. Giọng điệu của nó trở nên yếu ớt, và bản thân nó đang bị tan loãng vào nền phông lộn xộn của ngành phê bình văn hóa mì ăn liền. Song sự suy tàn của nó không phải là cú thở hắt cuối kết của một thực hành đang đến giờ lâm chung, bởi cũng vào ngay chính lúc này đây, phê bình nghệ thuật đang khỏe mạnh hơn bao giờ hết.
  • Bằng sức mạnh tư duy

    20/04/2009Kornai JánosĐây là cuốn sách thứ tư của Kornai trong tủ sách này và là cuốn thứ năm của Kornai bằng tiếng Việt. Hồi kí của Kornai đặc biệt theo nhiều nghĩa: nó nói về bản thân tác giả, như mọi hồi kí khác, song chỉ nói về các công trình chính của ông; về quá trình chuyển biến tư duy qua từng thời kì, qua từng tác phẩm của ông; về cảm nhận của ông với thời cuộc liên quan đến các vấn đề mà ông nghiên cứu, đến những sự kiện mà ông đã trải qua, đến những nơi mà ông đã đến; về việc nghiên cứu chính nội tâm của ông, đánh giá lại các công trình của ông một cách phê phán...
  • Tranh lụa Việt Nam sẽ đi về đâu?

    16/04/2009Hồng NgaTừ xưa tới nay, tranh lụa vẫn được coi là “đặc sản” quý của mỹ thuật VN, thu hút sự chú ý của các nước. Thế nhưng, nhiều năm gần đây, tranh lụa đã bị tranh sơn dầu, sơn mài áp đảo, tự mình lạc lõng trong cuộc sống hiện đại. Số phận tranh lụa sẽ đi về đâu?
  • Bản lĩnh kẻ sĩ

    19/12/2008Mai LanKarl Marx đã coi trí thức là những người có đủ trí thức để quan tâm và có chính kiến riêng đối với các vấn đề xã hội. Và “trí thức là người nói sự thật, phê bình không nhân nhượng về những gì họ đang hiện hữu”.
  • Nghệ thuật cao siêu rất đời thường

    05/12/2008Nguyễn QuânVới nghiên cứu lý luận, lịch sử văn hóa nghệ thuật thì các công trình "hàn lâm", dài hơi là phần lõi xác định tầm thâm cao của nghiên cứu. Với Phan Cẩm Thượng là các công trình uy tín như "Điêu khắc cổ Việt Nam", "Đồ họa cổ Việt Nam", "Điêu khắc Tây Nguyên", "Chùa Dâu- Tứ Pháp", "Chùa Bút Tháp"…
  • Người nông dân và sự tiêu dùng nghệ thuật

    18/11/2008Phan Cẩm ThượngCuối thế kỷ 19, những họa sỹ trường họa lưu động Nga đã cho tranh lên xe ngựa chở đến các vùng hẻo lánh cho nông dân xem. Ở ta, từ Cách mạng 1945, nghệ thuật được xác định là lấy đời sống của nhân dân lao động làm đối tượng phản ánh và phục vụ, rất nhiều họa sỹ đã xuống địa phương "ba cùng" với quần chúng.
  • Ghi chú về nghệ thuật

    25/10/2008Nguyễn QuânTâm trí tôi như một vùng đồi núi hoang vắng rộng rãi nhưng cũng chật hẹp vì không có cơ cấu hạ tầng của xã hội hiện đại. Sự học hành của tôi không cho phép mở những con đường lớn vào khoa học. Tuy vậy tôi cũng đã lần mò ở mọi ngõ ngách của các lĩnh vực và các ngành khoa học qua những cuốn sách dày, mỏng, Đông, Tây, cứ ngẫu nhiên rơi xuống tay mình...
  • Gặp “ông chủ” Viet-studies

    13/09/2008Nguyễn Thị Ngọc Hải thực hiệnCác “fan” bất ngờ gặp ở Press Café trong cơn mưa lạ Sài Gòn. Hiểu vì sao trên trang web được coi như bộ lọc tri thức lớn nhất, có dòng báo cáo: “Cho đến ngày 16.8 trang này không được cập nhật thường xuyên – người làm trang về quê”. Vị khách cao gầy, áo pun giản dị, kêu “1 ly cà phê đá lớn” – giáo sư tại Mỹ nổi tiếng nhưng khiêm nhường - Trần Hữu Dũng...
  • Hiền tài là nguyên khí quốc gia

    29/08/2008Phạm BìnhChuyển động của mỗi đất nước phụ thuộc chủ yếu vào trí tuệ và bản lĩnh của những cá nhân xuất sắc ở đất nước đó. Để hướng tới một nền kinh tế phát triển, một xã hội dân chủ và tích lũy được những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống – sự tìm kiếm, đào tạo và trọng dụng nhân tài cần được coi là một trong những nhân tố tích cực nhất...
  • Lạm bàn về văn hoá và kinh tế

    13/07/2008GS. Phạm Duy HiểnKhi đồng tiền trở thành cứu cánh trong nghệ thuật, chúng ta chỉ có thể chờ đợi một nền nghệ thuật khá lắm cũng chỉ làng nhàng, cũng như chúng ta đang có một nền đại học và khoa học làng nhàng.
  • Trí thức Việt Nam

    19/05/2008GS Vũ KhiêuGS Vũ Khiêu day dứt, làm thế nào để ngày nay, trí thức Việt Nam có thể nhanh chóng vươn lên đỉnh cao của trí tuệ, đề ra được những kiến giải mầu nhiệm nhất cho mọi vấn đề lớn nhỏ, thực hiện được những hoài bão chung của cả dân tộc trên con đường tiến lên của đất nước...
  • Mắc nợ nông thôn

    22/04/2008Nguyễn Mạnh QuânMình còn mắc nợ nông thôn những gì và phải làm gì để bù đắp cho những mất mát của làng quê Việt Nam trước những đổi thay của thời cuộc...
  • Con người phải hợp lý

    18/03/2008Hồng Thanh QuangTrong cách ứng xử và trình bày quan điểm của con người này luôn có một cái gì đó tinh tế, nhẹ nhàng, thậm chí gượng nhẹ, như thể không muốn "làm đau dẫu chỉ một chiếc lá trên cành", mặc dầu những vấn đề mà tôi từng được nghe ông nói trên truyền hình hoặc trình bày trong các bài báo đều nóng bỏng...
  • Nhân tài và sử dụng nhân tài

    18/04/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTrước khi bàn về việc làm thế nào để phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng nhân tài, cần xem xét lại quan niệm về nhân tài...
  • Trí thức là ai?

    30/01/2007Tiến sĩ Nguyễn Quang ATrong thế giới toàn cầu hóa ngày nay (với cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông, với sự phổ biến của Internet, với sự bành trướng sức mạnh của thông tin, của biểu tượng, với sự tiến nhanh đến nền kinh tế tri thức) thì vai trò và trách nhiệm của trí thức là rất lớn lao. Trên Vietnamnet đang có cuộc tranh luận về trí thức Việt Nam mạnh hay yếu. Bài này mong góp vài ý kiến về chủ đề này....
  • Gặp người “xây” tủ sách cho trí thức Việt Nam

    12/01/2007Nguyễn Văn Ninh (thực hiện)Trăn trở vì người Việt trẻ thiếu sách hay, nhà văn Ngô Tự Lập đã lên “Kế hoạch 500 cuốn sách” thông qua việc xây dựng Tủ sách tinh hoa và Quỹ dịch thuật. Và may mắn thay, anh đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều trí thức ưu tâm với giáo dục nước nhà...
  • Hòa nhập dòng chảy văn minh & tiến bộ của nhân loại

    12/01/2007Dự án Tủ sách tinh hoa tri thức thế giới được thành lập nhằm tổ chức chọn lựa dịch và xuất bản những cuốn sách nền tảng của nền học thuật thế giới. Đồng thời, để hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa cho việc du nhập tri thức tinh hoa thông qua con đường dịch thuật ngày 9/01/2007 này. Quỹ dịch thuật mang tên Phan Chu Trinh, nhà trí thức cách tân của Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thể kỷ XX được thành lập...
  • Trí thức Việt Nam thời toàn cầu hóa: Tư duy, kỳ vọng và trách nhiệm

    01/01/2007Trần Hữu DũngNgười trí thức phải mạnh dạn hướng dẫn và gạn lọc (qua thuyết phục) các trào lưu văn hóa đại chúng. Song, cần nhấn mạnh, sự “hướng dẫn” này phải được vạch ra từ góc nhìn toàn cầu của chính người trí thức. Nó phải xuất phát từ một trình độ lý luận cao, đượm tính nhân bản, tôn trọng dị biệt. Nó không thể là một “phản xạ” có tính giáo điều, hoặc mù quáng bảo lưu những tư duy lỗi thời, không còn thích hợp với thế giới mới...
  • Tân văn - Tân thư và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng yêu nước ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

    07/11/2006PGS, TS Lê Thanh BìnhTân thư góp phần giúp cho trí thức Việt Nam tiêu biểu thời đó học được phương pháp mà sau này người ta thường gọi là: “Tự thức tỉnh, tự phê phán" để nhìn nhận rõ các ưu khuyết, nhất là các nhược điểm trầm trọng của chính tầng lớp mình, của nhân dân mình, dân tộc mình đặng sửa chữa, khắc phục...
  • Diễn đàn: Ta là ai!

    17/08/2006Thu PhươngTự nhận và tự vấn những tật xấu của bản thân không còn là điều xa lạ, và hàng loạt các cuốn sách như "Người Trung Hoa xấu xí" ,"Người Mỹ tự trào", "Những tật xấu của người Nga"… Đó chính là một cách để con người tự vươn lên: Còn ở nước ta thì sao? Chúng ta có những ưu điểm nổi bật gì, những tật xấu gì? Đã khi nào dám khám phá mình, nhìn thẳng vào đó để tu dưỡng?
  • 35 tỉ đồng cho 1.000 cuốn sách

    25/12/2005Thu Hà thực hiệnNgay trong buổi ra mắt, Nhà xuất bản Tri Thức mới toanh đã có một bộ sách dịch thật ấn tượng để giới thiệu với các bạn đọc tiềm năng của mình - các trí thức VN...
  • Ra mắt Tủ sách Tinh hoa tri thức thế giới

    22/12/2005Kiều MinhSáng nay (19/12) tại Hà Nội, NXB Tri thức vừa công bố 3 tác phẩm đầu tiên được dịch và xuất bản trong Tủ sách tinh hoa thế giới tại Việt Nam. Gồm cuốn: Những cuộc đời song hành của Plutarque; Bàn về tự do của John Stuart Mill và Thế giới như tôi thấy của Albert Einstein...
  • Cải cách giáo dục

    09/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc, InvestConsult GroupPhát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều giương cao khẩu hiệu "Giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều tâm sức đề xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách giáo dục. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các chương trình cải cách giáo dục đó, tuỳ theo mức độ, đều có những hạn chế và sai lầm nhất định.
  • Kế hoạch 500 cuốn sách

    22/08/2005Ngô Tự LậpCó một việc vô cùng quan trọng mà theo tôi chúng ta cần phải và có thể làm ngay, đó là tạo điều kiện để người Việt tiếp cận với những tác phẩm quan trọng nhất của nhân loại...
  • Thiếu tính hợp tác

    11/11/2003Tiến sỹ Dương Thiệu TốngNhiều người lớn từ lâu vẫn đùa chơi với một phép tính như thế này: ba người Nga thì bằng một người Do Thái, ba người Do Thái thì bằng một người Việt Nam, nhưng ba người Việt Nam thì...
  • xem toàn bộ