Luận bàn về trí thức

09:41 CH @ Thứ Ba - 17 Tháng Sáu, 2014

Vài tháng nay các trí thức Việt Nam (trong và ngoài nước) sôi nổi đóng góp cho Đề án "Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế" mà Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X, dự kiến sẽ thảo luận và thông qua.

Hàng loạt hội thảo, hội nghị đóng góp ý kiến đã được tổ chức. Ngày 19.5.2008 thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng CSVN đã có buổi làm việc với đại biểu trí thức về đề vấn này. Tôi chỉ muốn thảo luận hai vấn đề: Khái niệm trí thức và một biện pháp mà tôi cho là quan trọng để phát triển tầng lớp trí thức Việt Nam.

Không rõ về khái niệm thì cơ sở cho các chính sách sẽ không vững và chính sách sẽ không có mấy tác dụng. Không ít ý kiến cho rằng trí thức là những người lao động trí óc có trình độ học vấn cao (đại học và tương đương trở lên). Tôi nghĩ khái niệm được hiểu như thế là chưa ổn. Thứ nhất, nó quá thiên về một tiêu chí không cơ bản: bằng cấp, chứng chỉ. Nó phản ánh tư duy rất cổ, đã ám ảnh mọi người dân Việt Nam từ ngàn xưa, về trọng bằng cấp.

Căn bệnh quá trọng bằng cấp, chính sách nhân sự trọng bằng cấp đã gây ra bao tai hoạ cho sự phát triển của đất nước, đã tạo ra nạn "bằng giả", "học giả bằng thật mà hoá ra bằng giả", "tiến sĩ giấy", và bao tiêu cực trong hệ thống giáo dục đào tạo mà xã hội từng lên án gay gắt. Rất tiếc, những người quan niệm như vậy vẫn chưa thoát khỏi căn bệnh thâm căn cố đế này.

Theo tôi, trí thức là người truyền bá tư tưởng, ý tưởng. Ý tưởng đó có thể là của chính họ (khi đó họ là các nhà tư tưởng đích thực) hay là các ý tưởng của những người khác mà họ coi là của mình (khi đó họ là những người bán ý tưởng của người khác). Họ truyền bá ý tưởng cho những người khác và muốn những người này chịu ảnh hưởng của các ý tưởng đó trong hoạt động của mình. Họ tạo dư luận.

Các ý tưởng có thể là các ý tưởng về chính trị, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, xã hội, v.v... Số các trí thức truyền bá ý tưởng, tư tưởng của riêng mình và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội, của khoa học không nhiều; họ là các nhà tư tưởng, các nhà khoa học lớn. Phần đông hơn của các nhà trí thức đi truyền bá các ý tưởng của những người khác (và cũng có thể có một vài ý tưởng riêng của mình để bổ sung, minh hoạ, cải thiện các ý tưởng cũ), họ là những người mà Hayek gọi là những người "bán đồ [ý tưởng] cũ".

Tôi thay từ "bán" bằng từ "truyền bá" để cho những người ghét từ "bán" dễ tiếp thu hơn. Nhưng vì không ai có thể biết mọi thứ, có nhiều loại ý tưởng mà một cá nhân chỉ có thể am hiểu hay có đóng góp đích thực cho một vài lĩnh vực mà thôi, nên tuyệt đại bộ phận các trí thức đều là người "bán đồ cũ". Ngay cả những người lỗi lạc nhất khi truyền bá tư tưởng mà mình chấp nhận và nằm ngoài lĩnh vực sáng tạo của chính mình cũng là những người "bán đồ cũ".

Hiểu theo cách này, trí thức chẳng hề gắn với bằng cấp nào cả. Vậy thì một số nhà lãnh đạo, nhà văn hoá không có điều kiện học hành để có bằng cấp, nhưng vẫn trở thành những vĩ nhân thì có là trí thức hay không? Theo cách hiểu này họ là trí thức, là các trí thức lớn. Còn hiểu theo quan niệm bằng cấp thì họ không là trí thức, vì họ chẳng có "bằng cấp" nào cả hay không được đào tạo theo các trường lớp "chính quy" nào cả. Thoát được căn bệnh "bằng cấp" kinh niên. Nó cũng không có sự phân biệt trong nước và ngoài nước, không phụ thuộc vào thời gian, vào hệ thống đào tạo.

Đấy là mấy ưu điểm của cách hiểu này mà cách hiểu của Đề án không thể có được. Hiểu theo cách này trí thức chắc chắn là người lao động trí óc, song không phải cứ lao động trí óc ắt là trí thức. Một kế toán viên cao cấp và chỉ đơn thuần làm đủ phận sự chuyên môn của mình là một người lao động trí óc, song không là trí thức; nhưng nếu anh hay chị ta dạy, hướng dẫn cho những người khác hay tranh luận về những ý tưởng kế toán, thì anh hay chị ta là trí thức.

Như thế các nhà giáo, các nhà văn, nhà báo, văn nghệ sĩ, các nhà khoa học, các nhà hoạt động chính trị và một số nhà kỹ thuật, v.v... là những trí thức phù hợp với cách hiểu thông thường. Cho đến đây chúng ta vẫn chưa đưa ra phán xét giá trị (tốt-xấu; tiến bộ-phản động; v.v...) nào đối với khái niệm trí thức cả. Vì không gắn phán xét giá trị với khái niệm nên nó đủ rộng để phân tích (không chỉ bó hẹp ở những người "ưu tú", "tiến bộ" hay "yêu chủ nghĩa xã hội" như có người kiến nghị).

Dân chủ, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, khuyến khích tranh luận, sự khoan dung, sự chấp nhận những ý kiến khác nhau là những điều kiện tiên quyết để phát triển tầng lớp trí thức mạnh nhằm góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Thực hiện tốt những điều này trên thực tế, chứ không chỉ trên lời nói, thì sẽ có "hiền tài" và quốc gia sẽ có "nguyên khí", sẽ có "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng và văn minh"; ngược lại thì sẽ chỉ có những "trí thức" không góp được mấy (nếu không nói là làm hại) cho sự phát triển của đất nước và dân sẽ không giàu, nước không mạnh, xã hội không văn minh, công bằng.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • Tản mạn về trí thức và trí giả

    31/01/2016Trương Xuân HươngTrong “Từ điển tiếng Việt” do Viện Ngôn ngữ học biên soạn, GS Hoàng Phê chủ biên, hai từ “trí thức” và “trí giả” không có nghĩa khác nhau là mấy...
  • Bàn về tính chủ thể của giới trí thức ở các nước thế giới thứ ba

    12/03/2014Nguyễn Trần BạtGiới trí thức nào cũng là sản phẩm của một hệ thống kinh tế, hệ thống chính trị, hệ thống văn hoá và hệ thống giáo dục. Trong tiến trình phát triển của một dân tộc, giới trí thức có vai trò rất quan trọng...
  • Giáo dục, trí thức và nửa đường còn lại

    24/09/2012Ngô Tự Lập...việc xây dựng một đội ngũ trí thức, hay nói đúng hơn, việc biến đội ngũ nửa trí thức của chúng ta thành một đội ngũ trí thức thực thụ, đủ khả năng đảm đương vai trò đầu tàu của nó trong sự nghiệp phát triển của dân tộc, cũng chính là chặng đường còn lại của nền giáo dục dân tộc. Ðó là một nhiệm vụ cấp bách và to lớn, không chỉ đòi hỏi nhiều tiền của, thời gian và ý chí, mà còn cả những thay đổi triệt để trong quan niệm và phương pháp giáo dục.
  • Trí thức Việt Nam

    19/05/2008GS Vũ KhiêuGS Vũ Khiêu day dứt, làm thế nào để ngày nay, trí thức Việt Nam có thể nhanh chóng vươn lên đỉnh cao của trí tuệ, đề ra được những kiến giải mầu nhiệm nhất cho mọi vấn đề lớn nhỏ, thực hiện được những hoài bão chung của cả dân tộc trên con đường tiến lên của đất nước...
  • Trí thức là ai?

    30/01/2007Tiến sĩ Nguyễn Quang ATrong thế giới toàn cầu hóa ngày nay (với cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông, với sự phổ biến của Internet, với sự bành trướng sức mạnh của thông tin, của biểu tượng, với sự tiến nhanh đến nền kinh tế tri thức) thì vai trò và trách nhiệm của trí thức là rất lớn lao. Trên Vietnamnet đang có cuộc tranh luận về trí thức Việt Nam mạnh hay yếu. Bài này mong góp vài ý kiến về chủ đề này....
  • Trí thức Việt Nam thời toàn cầu hóa: Tư duy, kỳ vọng và trách nhiệm

    01/01/2007Trần Hữu DũngNgười trí thức phải mạnh dạn hướng dẫn và gạn lọc (qua thuyết phục) các trào lưu văn hóa đại chúng. Song, cần nhấn mạnh, sự “hướng dẫn” này phải được vạch ra từ góc nhìn toàn cầu của chính người trí thức. Nó phải xuất phát từ một trình độ lý luận cao, đượm tính nhân bản, tôn trọng dị biệt. Nó không thể là một “phản xạ” có tính giáo điều, hoặc mù quáng bảo lưu những tư duy lỗi thời, không còn thích hợp với thế giới mới...
  • "Trí thức không được phép thiếu tri thức"

    05/06/2006Trịnh TúKhi còn là Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, có một dịp được trò chuyện với ông, tôi thực sự ngạc nhiên khi nghe ông tâm sự: "Vốn liếng tri thức của mình chẳng được là bao, ngày càng thấy mình nhiều lỗ hổng quá!". Khi đó ông đang được đánh giá như một người tiên phong trong lĩnh vực khoa học công nghệ VN. Bây giờ nghe nói ông làm Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà XB Tri Thức, tôi lại tìm đến ông để được nghe ông nói tiếp câu chuyện này.
  • Người trí thức trong nền kinh tế thị trường

    16/12/2005PGS.TS Vũ Duy ThôngTrí tuệ một khi đã trở thành hàng hóa thì cũng sẽ bị điều tiết theo qui luật cung-cầu. Nhiều trí thức trẻ hiện nay đặt mục tiêu hàng đầu là tìm những nơi trả lương cao để làm việc...
  • Thế nào là người trí thức?

    13/12/2005Paul Alexandre Baran (Phạm Trọng Luật dịch)Câu trả lời hiển nhiên nhất có lẽ như sau: đấy là người lao động với trí tuệ của mình, và kiếm sống (hoặc trong trường hợp không phải bận tâm vì sinh kế, thoả mãn lợi ích riêng của mình) nhờ bộ óc hơn là bằng bắp thịt. Tuy khá giản tiện và trực tiếp, nhìn chung, định nghĩa này vẫn không thích hợp. Đúng cho bất cứ ai không làm việc tay chân, rõ ràng là nó không ăn khớp với nghĩa thông thường của từ «trí thức».
  • xem toàn bộ

Nội dung khác