Diễn đàn: Ta là ai!

06:19 SA @ Thứ Năm - 17 Tháng Tám, 2006

Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây có một cuộc khảo sát về tính cách của người Mỹ: Người Mỹ luôn được coi là kiêu ngạo, thiếu nhạy cảm, quá thực dụng và không hiểu biết gì về các giá trị địa phương. "Bằng cách nào đó chúng la phải thay đổi hình ảnh đó để thế giới thấy rằng người Mỹ không hề xấu xí"- ông KeithReinhard - Chủ tịch BDA- một tổ chức phi Chính phủ của Mỹ khẳng định.

Tự nhận và tự vấn những tật xấu của bản thân không còn là điều xa lạ, đặc biệt là với những nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, và hàng loạt các cuốn sách như "Người Trung Hoa xấu xí" "Người Mỹ tự trào", "Những tật xấu của người Nga"… Đó chính là một cách để con người tự vươn lên: Còn ở nước ta thì sao? Chúng ta có những ưu điểm nổi bật gì, những tật xấu gì? Đã khi nào dám khám phá mình, nhìn thẳng vào đó để tu dưỡng? Câu trả lời chưa có hồi kết này rất tình cờ lại trở thành tâm điểm bàn luận của một số khách mời và bạn đọc xa gần của Tạp chí TríTuệ.

Nhà báo Trường Giang

Theo tôi, để đánh giá những cái tốt và tật xấu của người việt Nam, chúng ta nên nhìn thẳng vào tầng lớp trí thức Việt Nam, những người đang là trụ cột của quốc gia, đang góp phân tích cực cải thiện hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè Quốc tế.Yêu nước, lao động cần cù, thông minh là những ưu điểm nổi bật của người Việt, nhưng bên cạnh đó, tính hẹp hòi, cố chấp đố kị, hám danh và bảo thú cũng là một số tật cần khắc phục chăng? Về đức tính dũng cảm hy sinh thì trong chiến tranh, biểu hiện rất rõ, còn trong hòa bình xây dựng, trong đấu tranh tư tưởng thì tôi cảm thấy ta còn nhút nhát thiếu cương trực.

Nóichung đây là vấn đề khó nhưng chắc chắn cái mục diễn đàn này sẽ khơi vấn đề và sẽ khắng định được đôi điều cơ bản. Điều còn nhiều băn khoăn của tôi là dân ta, trí thức ta nắm bắt cái mớ nhanh hay chậm và đoàn kết có thật là đặc điểm nổi bật không. Xincác anh nghĩ tiếp, xinbạn đọc tham ,gia ýkiến. Đối diện với những nhược điểm, vạch ra được những điều còn yếu kém chính là chúng ta đã khám phá được một phần bản thân của chúng ta. Sự tự nhìn nhận này sẽ góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện mình.


GS Văn Như Cương

Đúng, tầng lớp tri thức là bộ phận tiên tiến đại diện cho trí tuệ của dân tộc, cứ nhìn vào đó là chúng ta sẽ thấy tương đối toàn diện tính cách của người Việt Nam. Điểm đáng phê phán nhất của họ chính là không dám nói, không dám bày tỏ chính kiến của mình. Một phần do bán tính sợ và ngại ảnh hưởng đến vị trí của mình, sợ phức tạp vấn đê ra....Điều đó chứng tỏ, chúng ta chưa có trách nhiệm cao với cộng đồng, với sự nghiệp. Như vậy là chúng ta "hèn", "hèn" với ngay bản thân mình.

Con cháu chúng ta bây giờ học xong THPT là nhất định phải vào được Đại học, học xong nhất định phải làm cán bộ...trong khi đó thì còn rất nhiều sự lựa chọn khác đúng đắn hơn. Tại sao cứ đào tạo ra một lô những ông “thầy" dốt để không thể nào tìm được một anh "thợ” giỏi. Ta có hiếu học nhưng một phần là do hiếu danh "hão". Hiếu học cũng chỉ ở một bộ phận nào thôi.


Nhạc sĩ TựLân

Phải công nhận người phương Tây họ rất chịu khó nói, thích nói và luôn luôn muốn được thể hiện mình. Họ coi trọng học cách nói, học văn hoá ứng xử một cách bài bản, vì vậy ta luôn thấy họ vừa cương quyết trong công việc nhưng cũng rất gần gũi trong cuộc sống. Trí thức ta giữ gìnquá, có thể nói là can đảm. Điều đó là một hạn chế lớn. Theo tôi tính hẹp hòi không tiêu biểu cho người Việt Nam, nếu nó !à tiêu biểu thì chúng ta không thể đoàn kết mà chiến thắng giặc ngoại xâm được.


GSNguyễn Văn Đạo

Có cần cù lao động thật nhưng chưa nổi bật hẳn, cứ nhìn người bạn lớn ngay cạnh chúng ta thôi. Nhật Bản đâu có nhiều tài nguyên khoáng sản, đâu có "rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu" nhưng họ vẫn giàu hơn ta, tiến tiến hơn ta. Họ chăm chi, dám nghĩ dám làm, còn chúng ta chưa đạt được điều đó. Nói thông minh cũng đúng nhưng không đạt mức cao như dân tộc Do Thái. Trí thức Việt Nam rất dễ thoả mãn vờ những gì mình có, khi đạt được vinh quang hơn người là sẽ ngủ quện trên chiến thắng, không có sự phấn đấu tìm tòi. Làm "lười” mình bằng những niềm vui thái quá, trí thức ta có thiếu mạnh dạn (nói hơi kém thì cũng đúng) nhưng nhiều khi vì tự trọng, khi thấy mình không được tin thì không muốn nói.


Nhà báo HàmChâu

Chúng ta yêu nước, chúng ta thông minh và đoàn kết, nhưng nó không thể hiện một cách bề nổi như trước nữa. Những yếu tố đó vẫn là thế mạnh nhưng nó được biểu hiện dưới những dạng khác nhau. Tôi yêu nước và tôi phải biết làm giàu cho mình và cho đất nước, như thế mới là yêu nước....Trong thời đại này, những khái niệm đó đều phải hiểu theo một góc độ khác, phù hợp với nhịp sống đương đại, chứ không nên khuôn mẫu. Điểm cần lưu ýlà trí thức của ta vẫn còn chuộng căn bệnh hình thức thái quá, không thực chất lắm.


Nguyễn Đức Quyền
26 tuổi - Bộ Y tế

Tôi rất đồng tình với ý kiến của Giáo sư Văn Như Cương. Thực tế là tại một số cơ quan, đặc biệt là cơ quan Nhà nước, đa số nhân viên không dám bày tỏ suy nghĩ, chính kiến của mình trước lãnh đạo. Đó chính là một bất lợi lớn, cho cá bán thân cá nhân đó và cá cơ quan. Có thể nó làm giảm khả năng sáng tạo của mỗi người trong công việc và điều này ảnh hưởng đến hiệu quả chung của cả tập thể. Khi hiện tượng này còn tiếp diễn tức là sự trì trệ, bảo thủ vẫn còn tồn tại và nếu không có một giải pháp tối ưu thì chúng ta sẽ càng ngày càng bị thụt lùi.


Trần Anh Phúc
30 tuổi - HDV du lịch Công ty Bofflotours Việt Nam

Có cơ hội được tiếp xúc với nhiều người nước ngoài, tôi hiểu rằng chúng ta còn phải học hỏi họ rất nhiều. Điều đầu tiên và rất quan trọng là khả năng nắm bắt thông tin và một thái độ tự chủ trong tất cả mọi việc, không ngại khổ và sẵn sàng chịu thất bại để khám phá ra những điều thú vị. Nếu người Việt Nam rất ngại thay đổi thì người phương Tây lại coi chuyện thay đổi là bình thường và rất hào hứng về điều đso, quan điểm của họ là làm những công việc mình thích chứ không phải làm vì bố mẹ.Thêm một yếu tố nữa là hầu như ai cũng có một phong cách làm việc rất chuyên nghiệp, mà điều ấy thể hiện ngay ở những giờ hẹn chính xác. Giới trẻ Việt Nam cầân phải tạo lập cho mình một phong cách như vậy.


Ông Phan Trường Giang
Cán bộ hưu trí- Ân Thi - Hưng Yên

Giới trí thức bây giờ nắm bắt cái mới rất nhanh, lại có cơ hội tiếp cận giá trị văn hóa mới, nhưng vấn đề ờ đây là cái mới quá đôi khi lấn át cái cũ, làm ánh hưởng đến giá trị truyền thống của dân tộc. Tôi không quá khắt khe trước những việc làm của lớp trẻ, nhưng tất cả đều có giới hạn. Như Internet chẳng hạn, những tiện ích của nó ai cũng biết, nhưng tiếp cận vào mặt trái của Internet nhanh nhất vẫn là giờ trẻ rồi những tệ nạn xã hội, vũ trường, nhà hàng, karaoke...làm băng hoại đời sống của lớp trẻ và dẫn đến thế hệ con cháu chúng ta sau này sẽ ra sao? Vậy đâu là bản lĩnh thanh niên bây giờ, tìm ra một khẩu hiệu mới làm động lực phấn đấu?


Lê Thị Hương Giang
Sinh viên năm thứ nhất - Đại Học Quốc Gia TP.HCM

Là một người trẻ, em hiểu rằng mình đang ở vị trí nào và mình phải làm những gì. Thế hệ trẻ bọn em bây giờ có nhiều cơ hội được giao lưu, tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin nênkhả năng nắm bắt xu hướng của thế giới ngày càng cao. Đó là một lợi thế so vớithế hệ trước. Song, điểm yếu nhất của các bạn trẻ như em chính là khả năng giao tiếp và hoạt động cộng đồng, còn sợ sệt trước đám đông và kémkhả năng tự tiếp thị hình ảnh của mình,chính vì thế mà nhiều lúc làm mất đi nhiều cơ hội quý giá. Tiếp thị hình ảnh bản thân cũng là một cách thẻ hiện cá tính rất rõ, nhiều lúc muốn khẳng định, làm một việc gì đó thì lại bị coi là "vênh", "sĩ”, trong một cộng đồng như vậy thì cá nhân đó rất dễ bị cô lập. Nhưng bản thân em cũng tin rằng điều này sẽ phải được khắc phục nhanh chóng để chúng ta nhanh chóng bắt kịp với thế giới.

Vậy là chúng ta, tất cả mọi tầng lớp địa vị trong xã hội đều nhận rất rõ chúng ta đang ở đâu và thừa, thiếu cái gì? Chúng ta vẫn đang đi tìm một hình ảnh thật hoàn hảo cho con người Việt Nam tiên tiến, chúng ta là ai? Câu hỏi đang cần bạn trả lời!


Nguyễn Phương Hà
Sinh năm 1982 - Nghệ sĩ Guitar, Chủ nhiệm CLB Guitar Cổ điển Nội

Người trẻ, thế hệ trí thức trẻ đang thiếu cơ bản kỹ năng sống, cuộc sống tốt nhất. Kỹ năng sống chính là khả năng biểu cảm, cách thức lựa chọn lối sống cho phù họp với từng cá nhân trong một cộng đồng xã hội. Đâu là yếu tố lành mạnh và đâu là yếu tố cần loại bỏ, cái gì có tính chất chuyên sâu và những gì chỉ là bề nổi. Kỹ năng sống không chỉ đơn thuần là được giáo dục trong nhà trưởng mà cái quan trọng hơn đó là môi trướng gia đình, mối quan hệ xã hội cách hành xử giữa bạn bê đồng nghiệp. Xây dựng một kỹ năng để sống đẹp, sống đúng vẫn còn bị bỏ ngỏ, chưa có tính định hướng rõ rệt. Rõ ràng thiếu những thứ đó, người trẻ dần tự hạn khả năng chế mình.


NguyễnThuHoàn
Sinh năm 1984 - Học viên cao học Trường ĐH Sư phạm Nội

Chăm chỉ, cần cù, thông minh vẫn là những mạnh từ muôn đời của người Việt Nam. Song dưới lăng kính những người trẻ chúng tôi và soi vào cuộc sống đương đại thì những yếu tố đó sẽ khó giúp chúng ta trở thành một người khổng lồ. Cẩn cù, sáng tạo nhưng bó hẹp và vặt vãnh, thông minh, nhanh nhẹn nhưng chỉ mang tính nhất thời. Bàn thân đa số mỗi người chứ không tính riêng giới tri thức Việt Nam còn có một hạn chế lớn đó là khả năng hội nhập với thế giới và tự nâng cao giá trị bản thân. Nhiều bạn trẻ bây giờ tự khám phá và tham gia các diễn đàn thanh niên thể giới, tự giới thiệu mình và đất nước mình trên các furoom quốc tế, điều này rất đáng được hoan nghênh, nhưng đó chỉ là những cá nhân nhỏ lẻ, không có tính chất phong trào. Làm sao để khuyến khích và phát huy những lợi thế sẵn có, theo tôi mấu chốt quan trọng nằm trong phương pháp giáo dục, khi mà giáo dục vẫn loằng ngoằng chưa tìm được lối đi hợp lý thì vấn đề lại nằm ở mỗi chúng ta, những cá nhân đơn lẻ.


Minh Thọ
Sinh năm 1980 - Hướng dẫn viên du lịch

Một số người trẻ đang tiêu xài thời gian quá nhiều cho các hoạt động vui chơi, giải trí. Không chỉ giới hạn là giải trí đơn thuần mà còn phát triển thành là xu hướng, trào lưu, nó tiến dần tới sự hưởng thụ và quên đi rất nhanh việc phải cống hiến cho xã hội. Nào là game online, nghe nhạc số,chát, ví dụ đơngiản nhất là cuộc sống của đa phần sinh viên sau giảng đường chỉ đơn giản một điều là ngủ.... tất cả tạo thành một sức hút, theo hướng tiêu cực là phần nhiều. Nhìn ra thế giới, đối với một số nước phát triển, "trước khi nói anh là ai thì hãy cho tôi biết anh đã đi bao nhiêu nước". Đánh giá cao nhất vốn tri thức của các cá nhân là qua vốn hiểu biết xã hội, khả năng tự khẳng định bản thân trong môi trường xã hội có tính thử thách. Theo tôi điều quan trọng nhất là tri thức trẻ Việt Nam còn chưa xác định được mục đích trong cuộc song.


Hoàng
Sinh năm 1983 - Công ty vận tải quốc tế Hải Vân

Bản thân Hà lại cho rằng, nhiều bạn trẻ Việt cực kỳ thiếu các kiến thức xã hội, có thể trong lĩnh vực chuyên môn, bạn là một chuyên gia. Nhưng khi đặt bạn trong một môi trường xã hội tổng hoà thì lại như một đứa trẻ lên ba. Ngây ngô trước thời cuộc và không chịu update thông tin thường xuyên khiến chính chúng tạ bị thụt lùi, sa lầy ngay trên sân nhà, giống như là người Việt Nam không hiểu lịch sử Việt Nam bằng lịch sử Trung Quốc, liệu có phải chúng ta đang yếu ở khả năng tự hoàn thiện bản thân? Tại sao thay vì chờ cho mọi chuyện xảy đến, chúng ta không tự đứng dậy và nắm bắt những điều mới.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Một đóng góp vào việc nhận dạng con người Việt Nam hôm nay

    29/11/2014Vương Trí NhànCó những cuốn sách làm cho người đọc căm ghét cuộc sống( chẳng hạn; một số tác phẩm hiện thực phê phán); có những cuốn sách làm cho người đọc thêm yêu đời nhiều hơn. Còn qua những trường hợp như Thời xa vắng của Lê Lựu, đọc xong, tự nhiên tôi cứ thấy tiếc đời...
  • Tìm về văn hóa để hiểu hôm nay

    07/06/2014"Nhân nào quả ấy" là một tập phiếm luận về văn hóa đương thời tổng hợp các bài viết ngắn của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn. Ông đặt câu hỏi về tầm vóc văn hóa hay đúng hơn là sự thiếu văn hóa ẩn hiện đằng sau nhiều hiện tượng gây nhức nhối trong xã hội Việt Nam thời nay...
  • Tính tự phán của người mình

    18/11/2013Thái AnGần đây, chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ của Trung Hoa trên trường quốc tế, lại thấy dư luận hâm nóng một cuốn sách được xuất bản cách đây hai thập kỷ. Đó là cuốn Người Trung Hoa xấu xí của Bá Dương...
  • Tại sao người ta không nhìn thấy voi?

    20/12/2010Nguyễn Quang ThânTôi thường thấy có nhiều người mắt tốt, tinh nhanh hẳn hoi nhưng đi đâu thì đụng rá, đá kiềng, gây đổ bể thiệt hại trong nhà ngoài ngõ không ít. Lại có kẻ lạ đời, không đi đường lớn mà thích ngang tắt, dẫm cả lên cỏ vườn hoa, bỏ đường quang, quàng bụi rậm...
  • Nên biết mình là ai

    18/12/2010Hà Văn ThịnhMuốn trừ được những căn bệnh trầm kha trong xã hội, phải bắt đầu từ cái nền của nó. Văn hoá có hàng trăm định nghĩa, nhưng chung quy lại vẫn chỉ là một: Chúng ta đã và đang ứng xử với cuộc đời như thế nào?
  • Soi gương

    11/07/2006Hà Văn ThịnhSocrates - triết gia người Hy Lạp là người đầu tiên trên thế giới khuyên con người phải luôn "soi gương": Hãy tự biết mình! Socrates còn đi xa hơn nữa khi cho rằng: Hạnh phúc lớn nhất của con người là hàng ngày ngẫm mình và ngẫm người; nếu không làm được như thế, cuộc sống sẽ không phải là cuộc sống...
  • Người Việt trong mắt ai?

    23/03/2006Hồng Quyền... những tiếng cười hô hố vang lên. Có những đoạn bình luận về mông, về ngực hết sức thô tục dành cho... người đẹp.
  • Con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

    09/02/2003Xuân Hà lược ghi (từ kết luận của chương trình nghiên cứu KX – 07)Trong các di sản truyền thống, bên cạnh mặt tích cực cũng hàm chứa mặt hạn chế, những phản giá trị. Trên đại thể, những mặt tiêu cực và hạn chế của di sản truyền thống VN cũng bộc lộ khá rõ mà những nét nổi bật nhất là tính cục bộ, địa phương, tâm lý bình quân chủ nghĩa gắn với thái độ “cào bằng”, ghen ghét, đố kỵ những người trỗi vượt hơn mình, tinh thần cầu may, tác phong tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lối làm ăn nhỏ, manh mún, không biết lo xa và hạch toán kinh tế, chưa tôn trọng con người cá nhân chủ thể, tư duy phân tích, thực nghiệm và luận lý kém...
  • Dân là ai?

    06/12/2005Hà Thúc MinhNgười Việt Nam mới có câu: Quan nhất thời, dân vạn đại
    Nhất thời thì nhất thời, vạn đại thì vạn đại, nhưng làm quan nhất thời vẫn oai hơn là dân vạn đại. Làm quan mới khó chứ làm dân thì ai mà chẳng làm được. Tuy nhiên, chớ có xem thường làm dân, hình như cái gọi là "dân“ này càng ngày càng được ưa chuộng. "Nhà nước của vua” xem ra đã quá lỗi thời rồi, bây giờ phải là "Nhà nước của dân". Nhiều thứ khác cũng thay đổi theo như "Nghệ sĩ nhân dân” , "Nhà giáo nhân dân” “Đại học nhân dân ", “Tư bản nhân dân ". Tại sao lại có chuyện "vật đổi sao dời" như vậy?
  • Tôi là ai?

    06/08/2005Tôi là ai? Câu hỏi lớn ai cùng cần có câu trả lời.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác