Hiền tài là nguyên khí quốc gia

05:08 CH @ Thứ Sáu - 29 Tháng Tám, 2008

Chuyển động của mỗi đất nước phụ thuộc chủ yếu vào trí tuệ và bản lĩnh của những cá nhân xuất sắc ở đất nước đó. Để hướng tới một nền kinh tế phát triển, một xã hội dân chủ và tích lũy được những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống – sự tìm kiếm, đào tạo và trọng dụng nhân tài cần được coi là một trong những nhân tố tích cực nhất...

Non một thế kỷ XX vừa giữ nước, vừa dựng nước, thế giới đã biết đến Việt Nam không chỉ qua những thắng lợi hào hùng của hai cuộc chiến, mà còn qua những cái tên vinh danh trí tuệ Việt Nam: tài năng Việt Nam: Trần Đợi Nghĩa, Đặng Thái Sơn…

Thế kỷ XXI, với vận hội mới, lớn hơn, sôi sục hơn, thời điểm mà hơn bao giờ hết mỗi nền kinh tế, mỗi nền văn hóa đều thấm thía đến căn cội của chân lý: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", thì cộng đồng người Việt chúng ta lại dường như thờ ơ với tuyên ngôn ấy.

Dạo qua các khu chợ Việt Nam trên đất Đông Âu, từ Nga, Hungary, Ba Lan đến Rumani hay CH Séc.... một thực tế xót xa hiển hiện: hàng trăm, hàng ngàn và nhiều hơn thế những bàn tay Việt tài hoa đang lụi cụi sắp xếp từng món tạp phẩm. Những bộ óc minh tường của dân tộc \/iệt biến thành máy tính cộng trừ và lắp ghép những công thức kinh doanh tản mạn theo đúng cách "hàng chợ - bốc xô". Các đội tuyển dự các kỳ thi Toán học, Vật lý Việt Nam năm nào cũng đạt giải thưởng quốc tế, một cậu bé 14 tuổi với giấy vụn và dây dù cũng sáng tạo ra một robot quét nhà, một nông dân với sắt thừa, dầu hỏa và các động cơ han gỉ cũng lắp thành máy bay. Trí tuệ Việt, tài năng Việt như thế, nhưng hãy xem chúng ta đã làm cho họ những gì, đã quan tâm đến họ thế nào?

Một người đẹp, đội vương miện một lớn được hàng trăm triệu tiền thưởng, một học sinh đạt giải quốc gia sau hàng chục năm dùi mài kinh sử thì... 2 triệu. Một cuộc thi Hoa hậu có tới 16 nhà tài trợ, còn kinh phí để đưa một đoàn học sinh giỏi đi thi quốc tế thì chỉ có nhà nước duyệt chi với bao ưu dãi cũng chỉ đủ cho thầy trò ba bữa ở xứ người.

Bởi vậy mà một dòng tin trên mặt báo về sự ra đời của một quỹ Học tài cùng an ủi chúng ta rất nhiều. Sự ra đời của "Quỹ học tài", quỹ khuyến học với tôn chỉ khuyến khích và nâng đỡ các tài năng, các thần đồng Đất Việt trong bối cảnh xã hội hiện nay là vô cùng quý báu. Một vài nhà hảo tâm, một vài sự hỗ trợ chưa đủ lớn nhưng chính là những dấu hiệu đáng mừng, cho chúng ta thấy những chuyển động xã hội tích cực của một nền kinh tế tri thức. Các doanh nghiệp, các thương gia, những con người có thế mạnh và điều kiện đầy đủ để bảo tồn và thúc đẩy "nguyên khí của quốc gia" phát triển đến mức độ thăng hoa mạnh mẽ nhất hãy đồng lòng chung sức với cả dân tộc, hãy lập ra nhiều "Quỹ học tài" khác nữa để những tài năng Việt không bị thui chột trong những quán tạp hóa, những "xưởng gò hàn" hay những góc ván phòng tối tăm ủ rũ. Hãy tiếp thêm sức mạnh để những nhà khoa học, những nhà quản lý, những thiên tài Việt Nam trên mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề được thỏa sức vẫy vùng, tô đậm hình nước Việt Nam trên bản đó trí tuệ.

Chúng ta đã biết đến những nhân tài của Việt Nam được trọng dụng tại nước ngoài. Nhiều nhà khoa học, quản lý Việt Nam hiện đang làm việc tại các cơ sở nghiên cứu phát triển lừng danh như Qualcomm, Boeing, NASA.... hay các viện hàn lâm khoa học ở các quốc gia châu Âu. Nhưng đâu phải chỉ NASA, Boeing, đâu phải chỉ là những viện Hàn lâm châu Âu, người Việt Nam sẽ còn đi xa hơn thế, bay cao hơn thế nữa gấp trăm ngàn lần nếu chúng ta có đủ điều kiện để phát triển tài năng. Chẳng phải các thương gia, các bậc tri thức, các nhà quản lý nhân sự và kỹ thuật gia hàng đầu trên thế giới vẫn luôn có cái nhìn thán phục và sự ưu ái đặc biệt đối với những tri thức Việt Nam đấy hay sao? "Người Việt cần cù, kiên nghị và giàu sáng tạo", câu nói ấy đâu chỉ là lời tán dương khuôn sáo.

“Chảy máu chất xám” là cụm từ đã và vẫn sẽ mô tả chân thực hiện trạng của tri thức Việt Nam. Nhiều tài năng được đưa sang đào tạo ở nước ngoài, và một thực tế đáng buồn là phần lớn họ không quay trở lại làm việc cho đất nước. Điều này dễ hiểu khi mà tài năng Việt còn phải bon chen giữa đời thường cơm áo giữa thị phi và cả sự quên lãng trên mảnh đốt chôn rau. "Trí túc" vẫn còn là ước mơ xa với phần đông trí thức Việt Trong khi, ở các nước tiên tiến trên thế giới. người tài được hưởng chế độ sinh hoạt cao, được đãi ngộ, được tôn kính, và quan trọng hơn, khả năng của họ được nuôi dưỡng và thăng hoa trong môi trường khoa học - kỹ thuật - công nghệ phát triển. Và cứ như vậy, con số những người định cư tại nước ngoài luôn luôn tỷ lệ thuận với số lượng du học sinh tăng lên. Cái vòng luẩn quẩn ấy sẽ còn đeo bám chúng ta thật lâu nữa nếu cả xã hội, cả đất nước không kịp thời quan tâm và vận động mạnh mẽ để bảo tồn "nguyên khí" cho quốc gia. Ta đã chủ trương xã hội hóa giáo dục, mọi người, mọi ngành, mọi cấp đều chăm lo đến giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên cần có chính sách giúp đỡ, phát hiện, đánh giá, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài đồng thời cũng cần tôn vinh những người có công chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục, giúp đỡ nhân tài.

Xin cảm ơn, xin cảm ơn với lòng kính trọng và tri ân từ những thế hệ mai sau, cảm ơn những người đã biết quan tâm đến hiền tài, những con người có tầm nhìn cao rộng và đầy tâm huyết với tương lai của đất nước, đã và đang cố gắng từng ngày để giữ gìn bồi đắp "nguyên khí" non nước Việt.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhân tài và sử dụng nhân tài

    18/04/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTrước khi bàn về việc làm thế nào để phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng nhân tài, cần xem xét lại quan niệm về nhân tài...
  • Để tiềm năng thành tài năng

    15/04/2007Hải NguyệtĐã có lúc bạn được nhìn nhận như là một nhân viên trẻ có tiềm năng. Nhưng cùng với thời gian, bạn vẫn chưa phát triển thành một nhân viên có tài năng thực sự. Làm thế nào để mọi người thực sự thừa nhận khả năng của mình?
  • Doanh nghiệp và nhân tài

    01/01/1900Phạm Anh TuấnHiện nay, khi tri thức là một nguồn lực sản xuất quan trọng, việc giành giật nhântài trở thành tiêu điểm của mọi ngành nghề, lĩnh vực, tổ chức trên phạm vi toàn thế giới. Để tồn tại và phát triển, bên cạnh vốn, công nghệ, thị trường... các doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng lôi kéo, giữ chân nhân tài bằng lương bổng, đãi ngộ, khả năng thăng tiến...và cuộc cạnh tranh này sẽ gay gắt hơn với sự cómặt ồ ạt của các Công tylớn nước ngoài khi kinh tế nước nhà hội nhập sâu hơn với kinh tế thế giới bằng việc Việt Nam gia nhập WTO
  • Hiền tài là nguyên khí Quốc gia

    13/12/2006Lê Hoài NamNgười hiền tài trước hết phải là người có trí thông minh và niềm khát vọng. Hai yếu tố đó giúp họ vượt qua những khó khăn trở ngại để theo đuổi đúng nghề nghiệp mà mình yêu thích. Người hiền tài thường biểu hiện sự đam mê đến cháy bỏng trong công việc, không sợ thất bại, biết cách chấp nhận sự rủi ro, tìm mọi phương cách làm cho công việc mang lại hiệu quả cao nhất...
  • Trọng dụng hiền tài

    07/11/2006Vương Hiên NgoạiCâu “Hiền tài là nguyên khí Quốc gia" trích trong văn bia QuốcTửGiám đã nhanh chóng trở thành câu đầu lưỡi của các quan chức (kẻ sử dụng hiền tài) và trí thức (kẻ hiền tài) nước ta. Và thế rồi phong trào tìm hiền tài và phấn đấu trở thành hiền tài được khởi động.
  • Nhân tài tiềm ẩn đang chờ con mắt tinh đời của người lãnh đạo

    25/09/2006Nguyễn Văn ChiểnNgày xưa có chuyện LưuBị ba lần đến cầu Khổng Minh ra giúp mình xây dựng cơ đồ. Đó là chuyện người lãnh đạo cấp cao tìm đến người tài để giúp cho sự nghiệp của mình. Bên ta NguyễnTrãi đã rời Đông quan vào rừng núi Lam Sơn giúp Lợi xây dựng nghiệp lớn, đó là bước đi ngược lại: người tài tìm đến minh chủ. Cách đây đúng 60 năm, Hồ Chí Minh đã trao việc xây dựng đội quân cách mạng cho một trí thức trẻ mới ngoài 30 tuổi: người đã nhắm đúng người, trao đúng việc, con mắt tinh đời của Người đã tạo nên một nhân tài quân sự kiệt xuất của nước nhà, sánh ngang với Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuán và Quang Trung…
  • Giữ chân người tài bằng văn hoá

    04/04/2006Thuỳ ÂnPhần nhiều những doanh nhân tham dự toạ đàm "Giữ chân người tài" do CLB Doanh nhân Sài Gòn tổ chức chiều 31.3 tại TPHCM đều có chung ý kiến giữ chân người tài (NT) bằng văn hoá công ty...
  • Người tài bị đố kỵ và không được trọng dụng

    12/02/2006Nguyễn TrungNgười tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí suy thường báo hiệu thời mạt vận sắp đến. Sự "cố thủ" của một số người sẽ triệt tiêu cơ hội cho những người tài - với nghĩa là cả đức và tài - được thể hiện mình trên cương vị chèo lái con thuyền quốc gia.
  • Nhân tài nhìn từ hai phía

    09/01/2006Nhà báo Phan Quang...khi đi tìm minh chúa để phò, những người có tài không chỉ vì muốn thi thố tài năng, mà còn muốn được vinh hiển, có quyền cao chức trọng. Nghĩa khí không loại trừ nhu cầu vật chất. Đãi ngộ vật chất rất quan trọng song chưa hẳn là điều kiện tiên quyết trong việc sử dụng nhân tài
  • Nhân tài trong thời đại mới

    23/12/2005Chu HảoChưa có thời đại nào chúng ta lại cần có nhiều nhân tài và phải trọng dụng nhân tài như ở thời đại này. Bởi vì chính họ, những nhân tài là những cỗ máy cái quan trọng nhất sản xuất ra tri thức và biển tri thức thành của cải vật chất và tinh thần cho toàn xã hội. Chỉ có họ mới có năng lực vượt trội trong việc sử dụng tri thức cho phát triển...
  • Bàn về chữ tài

    26/10/2005Vũ Duy Thông...khát vọng và ý chí bền bỉ, kiên cường trong lao động quyết định mọi thành công trong hoạt động sáng tạo, mà tài năng chỉ nảy sinh trong lao động sáng tạo....
  • Thế nào là người tài?

    09/07/2005Nhìn thấy trước một tài năng là điều rất khó. Một tài liệu của UNESCO được đúc kết từ Hội nghị của các nhà giáo dục khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đưa ra những quan sát nhằm phát hiện người tài khi còn ngồi trên ghế nhà trường...
  • Nghĩ về đào tạo nhân tài

    24/11/2003Nhân tài phải được coi là tài sản vô giá của quốc gia. Nó vừa là nguồn vốn, vừa là công cụ để nước ta bước vào nền kinh tế tri thức. Trong thực tế hiện nay, việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài ở nước ta vẫn còn nhiều điều bất cập...
  • Chúng ta đang bỏ phí nhân tài ?!

    18/11/2003Hiện nay, về số lượng người có học hàm học vị cao, Việt Nam đứng đầu ở khu vực Đông Nam Á. Song vì sao các trường đại học (ĐH) tốt nhất của ta lại được xếp loại thấp hơn khoảng 50 bậc so với Thái Lan, còn khoa học công nghệ (KHCN) của ta tụt hậu so với Thái Lan khoảng 30 năm? Mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ, "thực" - "ảo" trong khoa học vẫn còn lẫn lộn; các nhà khoa học thực sự chưa được nhìn nhận đúng và chưa được tạo điều kiện tốt nhất có thể để làm việc; trong khi đó, các nhà lãnh đạo lại chưa tỏ rõ quyết tâm trọng dụng người tài...
  • Cuộc chiến giành nhân tài ở thế kỷ 21

    10/02/2003Cuộc cạnh tranh giữa các nước trong thế kỷ 21 sẽ là cạnh tranh của sức mạnh tổng hợp quốc gia, mà thực chất diễn ra trong lĩnh vực khoa học công nghệ cao. Điều then chốt của cuộc cạnh tranh này là cạnh tranh về tố chất dân tộc và trình độ nhân tài. Có ưu thế nhân tài sẽ có thể tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước, đứng vững trong cộng đồng thế giới.
  • Vấn đề đào tạo nhân tài

    08/02/2003Nếu cứ để cung cách đào tạo nhân lực như hiện nay thì sẽ kéo dài tình trạng chậm tiến, phụ thuộc vào nước ngoài...
  • xem toàn bộ