Tôn vinh trí tuệ và trí thức Việt

04:41 CH @ Thứ Năm - 09 Tháng Bảy, 2009

VN là một quốc gia nhỏ nhưng đã lập nước và giữ nước thành công suốt hơn hai thiên niên kỷ, cho dù có lúc phải sống dưới ách nô dịch và dã tâm đồng hóa trong gần 1.000 năm Bắc thuộc.

Là một nước nhỏ nhưng nước ta là một nước văn hiến, yêu văn hóa, trọng trí tuệ và đó chính là bí quyết để tồn tại và phát triển của dân tộc này. Một nước nhỏ nếu không biết dùng mưu trí, không biết dụng hiền tài thì làm sao đánh thắng được những đội quân xâm lược hùng mạnh đẳng cấp châu lục, thậm chí toàn cầu, từ Hán, Đường, Tống, Nguyên, đến Pháp, Nhật, Mỹ và giữ vững một dải non sông thống nhất như ngày nay.

Nhà Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên là nhờ lòng yêu nước của nhân dân, nhưng cũng nhờ có Trần Hưng Đạo đúc kết tinh hoa quân sự của cha ông, nghiên cứu mưu thuật của kẻ thù, soạn sách Binh thư yếu lược để huấn luyện tướng sĩ, phải đâu cứ đánh liều, đánh càn mà thắng được.

Mỗi lần dẹp tan giặc xâm lược, đất nước thanh bình, ông cha ta luôn dốc lòng khôi phục văn hóa, chấn hưng học vấn. Như triều Lý, nước vừa thoát ách đô hộ ngàn năm, bận lập kinh đô mới vẫn cho xây Văn Miếu - Quốc Tử Giám để tôn vinh sự học và đào tạo người tài ra dựng nước.

Các đời Trần, Lê vừa dạy học, vừa tổ chức thi tuyển quan lại cho cả con em quý tộc và thường dân. Vua cũng phải học để làm vua, quan phải thi đậu mới làm quan, thường dân có thực tài thì cũng có cơ hội trở thành trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa. Suốt thời phong kiến VN, triều đại nào biết trọng dụng hiền tài, khuếch trương học vấn thì cường thịnh, thái bình; vua chúa nào ham bạo quyền, tham vật chất, chà đạp văn hóa, coi thường trí thức thì sớm muộn gì cũng sụp đổ thảm hại.

Hàng vạn khách nước ngoài từ mọi miền trái đất đến Văn Miếu chắc không khỏi bâng khuâng niềm cảm phục một dân tộc hàng ngàn năm luôn phải đổ xương máu chống ngoại xâm mà vẫn giữ vững nền nếp tôn sư trọng đạo, trân quý hiền tài, dứt khoát lựa chọn cách cai trị đất nước bằng văn hóa và pháp luật chứ không bằng bạo quyền hay ngu dân. Một dân tộc biết gìn giữ và thấm nhuần những triết lý sâu sắc như “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, “học thầy không tày học bạn” và “con hơn cha là nhà có phúc” là một dân tộc mà trí tuệ và tài năng đã được yêu trọng đến mức vượt lên trên cả giềng mối “quân - sư - phụ” thống trị đương thời của Nho học.

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ chẳng những đã thấu hiểu sâu sắc vai trò hệ trọng của trí thức trong sự nghiệp kháng chiến cũng như xây dựng hòa bình, mà còn là một tấm gương sáng trong quan hệ và ứng xử với nhiều nguồn trí thức khác nhau về cảnh ngộ, xuất thân hay quốc gia, chủng tộc. Tháng 11-1945, Người đăng bài “Nhân tài và kiến quốc”, mời những người tài đức ra giúp nước nhà.

Tháng 11- 1946, Hồ Chí Minh lại cho đăng báo văn bản “Tìm người tài đức”, và yêu cầu “các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức... thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết”. Không chỉ kêu gọi, với những bậc đạo cao, trí cả, mà Người gọi là “tiên tri, tiên giác”, Người viết thư mời đích danh, cho đón rước, chăm lo cho gia đình, thân nhân, và bổ nhiệm những chức vụ rất quan trọng mà không hề kỳ thị thành phần xuất thân hay hoạt động trong quá khứ.

Vị trí và vai trò của trí thức ở VN trong xã hội cũng đã có những bước ngoặt cơ bản: hiến pháp VN lần đầu tiên xác lập mối liên minh công - nông - trí bằng luật pháp, và Đảng Cộng sản đã đề ra thêm một tiêu chí cho mình phù hợp với xu thế của thời đại: Đảng phải là đảng của trí tuệ và đã ban hành nghị quyết về trí thức. Quyết sách đã đúng, cái còn lại là đưa nó từ trang giấy vào cuộc sống. Đảng đang phát động làm theo Hồ Chí Minh, mà một trong những bài học quý báu của Người là: Nói - thì - làm, Làm - nhiều - nói - ít, Nói - thật - làm - thật.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nguồn nhân lực nói chung và trí thức nói riêng là yếu tố then chốt để cạnh tranh và phát triển thành công, cũng là đối tượng của sự săn lùng, mua chuộc hay lôi kéo. Chất xám của dân tộc sẽ không ở lại hay quay về với chúng ta nếu vẫn bị đối xử rẻ rúng, tùy tiện, bị sử dụng chứ không phải được trọng dụng.

Trước sức ép của thời đại, hướng tầm nhìn dài rộng hơn về phía trước, ta như bắt gặp một sự thôi thúc, một câu hỏi của quá khứ: phải chăng đã đến lúc dân tộc ta cần tôn vinh tinh hoa trí tuệ và hiền tài của mình thêm một chút, như là dành một ngày trong năm mang tên Ngày trí thức VN, và phải chăng dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long năm 2010 tới đây chính là lúc cùng nhau làm điều đó, không thể trễ hơn nữa.


Trao đổi thêm về việc nên có “Ngày trí thức Việt Nam”

Tương Lai

Đây là một ý tưởng hay. Có thể sẽ còn có nhiều trao đổi nhằm định hình một hình thức tôn vinh như đã từng có “Ngày thầy thuốc”, “Ngày nhà giáo”, “Ngày doanh nhân”...; nhưng dù dưới hình thức nào chăng nữa thì việc biểu thị thái độ trân trọng trí thức vẫn là một chỉ báo của một xã hội văn minh.

Đây là thời đoạn tri thức có một vị trí đặc biệt, thậm chí xét theo chiều cạnh của đặc điểm kinh tế, đó là vai trò có ý nghĩa quyết định. Ý nghĩa ấy không do người trí thức vỗ ngực tự xưng, mà là do tính chất của nền sản xuất xã hội quy định. Chẳng thế mà cuộc cạnh tranh giành giật hiện nay không phải chỉ là giành giật các nguồn tài nguyên khoáng sản, mà chủ yếu là giành quyền sở hữu trí tuệ. Đúng hơn, sở hữu những con người có trí tuệ mà những sáng tạo của nó đem lại nguồn của cải vô tận cho xã hội.

Mà thật ra không phải đợi đến hôm nay, vai trò của người trí thức mới được xem trọng. Đại Việt sử ký toàn thư, kỷ nhà Lê, chép chiếu chỉ của Lê Thái Tổ về tiến cử hiền tài: “Nay trẫm gánh vác trách nhiệm nặng nề, sớm khuya kính cẩn lo sợ, như đứng bờ vực thẳm, chỉ vì chưa tìm kiếm được người hiền tài giúp đỡ trị nước... Nhân tài ở đời cố nhiên là không ít, nên đường lối tìm người cũng không phải chỉ có một phương... Khi chiếu này ban ra, các quan hãy đem hết lòng thành, lo việc tiến cử.

Còn như kẻ hàn vi ở chốn hương thôn, cũng chớ cho thế là phải đem ngọc bán rao mà hổ thẹn, để trẫm phải thở than vì thiếu nhân tài”. Nhìn vào lẽ thịnh suy của những triều đại trong lịch sử, chỉ những hôn quân, bạo chúa mới đốt sách và đàn áp trí thức; chỉ ở vào ngày tàn, một triều đại mới bạc đãi kẻ sĩ và dung dưỡng gian thần. Mọi người đều biết ông cha ta đã trân trọng và ra sức hun đúc, đào luyện hiền tài - vốn được xem là “nguyên khí quốc gia” - như thế nào. Công luận nhìn vào đó mà luận suy về thời cuộc, về lẽ hưng phế của một triều đại, một chế độ chính trị. Thậm chí là căn cứ để phán đoán về một chính khách tầm cỡ, một nhân vật lãnh đạo dày dạn.

Ngày nay giai cấp công nhân để có thể đi tiên phong trong sự nghiệp phát triển đất nước, bản thân giai cấp công nhân cũng phải trở thành người có học thức, trở thành trí thức. Đảng lãnh đạo muốn duy trì và nâng cao vai trò lãnh đạo của mình cũng phải là Đảng của trí tuệ, không thế, Đảng không thể là người “soi đường chỉ lối cho nhân dân ta vững bước trên con đường thắng lợi”.

Vấn đề đặt ra chính là vai trò của tri thức và người trí thức thì ai cũng biết, nhưng bản lĩnh trọng dụng trí thức, lắng nghe từ họ, những trí thức đích thực, ý tưởng có ý nghĩa tỉnh thức thì không phải ai cũng có được. Bởi lẽ theo Karl Marx, “trí thức là người nói sự thật, phê bình không nhân nhượng về những gì đang hiện hữu. Không nhân nhượng với nghĩa rằng họ không lùi bước trước kết luận của chính mình, hoặc trước xung đột với quyền lực, bất cứ quyền lực nào”. Cho nên “trí thức là người từ chối, dù phải trả với giá nào, những công thức dễ dãi, những tư tưởng nhàm cũ... họ công khai nói lên tiếng nói của họ” (Edward Said).

Khi mà Bác Hồ chân thành bày tỏ trước quốc dân vào những ngày chính quyền cách mạng còn trong trứng nước (tháng 11-1946): “E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận” thì chính là Người đã hiểu rất rõ về những phẩm tính ấy và về vai trò của những bậc tài đức! Phải có cái tâm vì nước vì dân và cái tầm nhìn của người lãnh đạo biết rõ ngọn nguồn sức mạnh của mình được dồn góp và chưng cất từ trí tuệ và khát vọng của quần chúng nhân dân, mới dám nhận lấy cái lỗi “nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thân”.

Xem ra tôn vinh tri thức, trọng dụng trí thức vốn là chuyện muôn đời và càng là chuyện lớn hôm nay.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kẻ sĩ xưa và nay

    09/04/2019Hà Thúc MinhQuá trình phát triển của xã hội loài người là quá trình khẳng định sự “tách rời"” giữa lao động trí óc và lao động chân tay và cũng là quá trình phủ nhận điều đó. “Thống nhất” giữa lao động trí óc và lao động chân tay cũng là xu hướng tất yếu. Công nghệ thông tin trong thời đại ngày nay sẽ là đôi đũa thần đang biến cái tưởng chừng như khả năng xa vời đó trở thành hiện thực trước sự ngỡ ngàng của nàng “lọ lem” lịch sử về hình ảnh của cái gọi là “kẻ sĩ” một thời.
  • Báo chí - nhà báo và sự hình thành tầng lớp trí thức hiện đại đầu thế kỷ XX

    21/06/2017Trần Văn ToànKhái niệm trí thức hiện đại ở đây được hiểu trong sự đối nghĩa với trí thức - kẻ sĩ trong xã hội Việt Nam truyền thống. Sự hiện diện của tầng lớp trí thức hiện đại, trên thực tế, mới chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bài viết này sẽ tập trung làm sáng tỏ vai trò của báo chí - một thiết chế văn hóa có nguồn gốc phương Tây - đã đóng vai trò như một dung môi, một tiền đề vật chất cho sự xuất hiện của tầng lớp trí thức hiện đại như thế nào...
  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • "Sĩ phu, trí thức thì không được hèn"

    16/03/2016Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nhân đầu xuân mới, bàn tròn xuân Kỷ Sửu của Đất Việt ghi lại những ý kiến của các nhà trí thức nổi tiếng Việt Nam bàn về sĩ phu, trí thức thời nay.
  • Không gian mới của trí thức

    25/09/2015Huy Đức - Mỹ Lệ lược thuậtNhà văn Nguyên Ngọc, Nhà sử học Dương Trung Quốc, Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, cùng với Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa đã gặp mặt đầu năm 2008 cùng Sài Gòn tiếp thị, để từ những sự kiện văn hóa diễn ra gần đây, nghĩ về vai trò của trí thức...
  • Luận bàn về trí thức

    17/06/2014TS. Nguyễn Quang AVài tháng nay các trí thức Việt Nam (trong và ngoài nước) sôi nổi đóng góp cho Đề án "Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế" mà Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X, dự kiến sẽ thảo luận và thông qua.
  • Bàn về tính chủ thể của giới trí thức ở các nước thế giới thứ ba

    12/03/2014Nguyễn Trần BạtGiới trí thức nào cũng là sản phẩm của một hệ thống kinh tế, hệ thống chính trị, hệ thống văn hoá và hệ thống giáo dục. Trong tiến trình phát triển của một dân tộc, giới trí thức có vai trò rất quan trọng...
  • Sĩ phu, trí thức nước nhà xưa và nay

    08/09/2013TS. Chu HảoKhông ai nâng cao được vai trò của trí thức nếu giới trí thức của chúng ta không tự khẳng định được mình! Không ai san sẻ trách nhiệm với trí thức được; chỉ có trí thức mới thi hành được thiên chức của mình; vinh quang và cay đắng gắn liền với thiên chức ấy cũng chỉ dành riêng cho giới trí thức mà thôi!
  • Chế độ xã hội với trí thức

    03/07/2009Nguyễn Ngọc LanhMỗi chế độ xã hội đều có tầng lớp lao động trí óc của mình với tiêu chuẩn và tên gọi riêng. Nói một cách danh chính và chặt chẽ, trí thức đúng nghĩa chỉ xuất hiện trong những xã hội đã có dân chủ, tự do; nhất là tự do báo chí. Cách mạng tư sản Pháp thành công năm 1789, nhưng hơn một thế kỷ sau mới ra đời từ trí thức; chính là vì phải đợi cho tự do, dân chủ phát triển đạt yêu cầu. Nhưng ở thế kỷ XX, nhiều nước châu Á tuy rất nặng căn phong kiến mà chỉ cần vài thập niên đã có đủ dân chủ, tự do để trí thức “đúng nghĩa” xuất hiện. Thế ký XXI hẳn phải nhanh hơn nữa.
  • Trí thức và công thức bổ nhiệm minh bạch

    23/06/2009TS. Nguyễn Ngọc HiếuĐể trí thức đóng góp tốt hơn vào sự nghiệp phát triển thì chúng ta cần có trí thức trưởng thành và chuyên nghiệp. Muốn có điều đó lại cần đề cao tính chuyên nghiệp, bổ nhiệm theo thực tài với cả những đối tác của trí thức, kể cả những người chủ, chính trị gia và nhà quản lý trong cả xã hội.
  • "Có một người trí thức như thế!"

    25/05/2009GS Cao Huy ThuầnTại sao ông Sáu Dân để lại nhiều tình cảm đặc biệt nơi người trí thức? Chỉ đứng trên lĩnh vực trí thức mà thôi, câu trả lời là: Tại vì, ở cương vị quyền hành, ông đã biết nhìn và nhận người trí thức như vậy. Và tại vì, ở cuối đời, khi chỉ còn cây bút và hai bàn tay không, ông đã làm nhiệm vụ của một người trí thức - một người trí thức như thế
  • Ông Võ Văn Kiệt tôn trọng chủ kiến của trí thức

    23/05/2009Vũ Quốc TuấnĐiều nổi bật trong Ông Võ Văn Kiệt là Ông thực sự tôn trọng trí thức, không chỉ trong suy nghĩ, trên lời nói mà trong thực tế đã mạnh dạn sử dụng, phát huy tài năng, trí tuệ của trí thức trong các tổ chức tư vấn độc lập cho lãnh đạo để đưa trí thức vào cuộc, gắn bó trực tiếp với lãnh đạo và cuộc sống.
  • Hành xử của trí thức dưới chế độ cũ

    05/05/2009GS - Nhà giáo nhân dân, Nguyễn Ngọc LanhChế độ phong kiến (và trước nữa) mọc lên từ nền văn minh nông nghiệp, trải hàng chục ngàn năm, nay đã hết vai trò lịch sử khi loài người chuyển sang nền văn minh công nghiệp dành cho một chế độ mới. Do quá trình tàn lụi kéo dài hàng thế kỷ, chế độ cũ vẫn để lại những tàn dư, biến tướng, kể cả trá hình, nhất là ở phương Đông. Đó là nơi chế độ phong kiến tồn tại quá lâu, hơn nữa nó bị lật đổ không phải bằng sự lớn mạnh của giai cấp tư sản, do vậy sự xoá bỏ khó mà triệt để - nhất là xoá bỏ nền kinh tế tiểu nông: nơi sản sinh và nuôi dưỡng ý thức hệ phong kiến.
  • Giữa đất và trời

    25/03/2009GS. Cao Huy ThuầnRất khó định nghĩa như thế nào là một người trí thức, nhưng bất cứ người trí thức nào cũng có lúc đặt phải câu hỏi cho chính mình: giữa những nguyên tắc trong veo mà mình nuôi dưỡng trong đầu với thực tế trái ngược mà mình phải đương đầu trước mắt, có thể nào dung hòa được không trong hành động?
  • Bản lĩnh kẻ sĩ

    19/12/2008Mai LanKarl Marx đã coi trí thức là những người có đủ trí thức để quan tâm và có chính kiến riêng đối với các vấn đề xã hội. Và “trí thức là người nói sự thật, phê bình không nhân nhượng về những gì họ đang hiện hữu”.
  • G.S Phan Đình Diệu: “Đừng vội nói chuyện đãi ngộ trí thức thấp, cao!”

    10/07/2008Thanh Phách thực hiệnTrao đổi về Đề án “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế” trình Hội nghị Trung ương 7, Giáo sư Phan Đình Diệu cho rằng, một khi chưa có quan niệm đúng đắn về trí thức và một cơ chế để tạo môi trường cho người trí thức phát huy hết năng lực thì rất khó bàn đến chuyện đãi ngộ thế nào là xứng đáng với những đóng góp của họ...
  • Thúc đẩy sự thịnh vượng

    12/05/2009Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch kiêm TGĐ Investconsult GroupCó thể nói, trên thế giới có bao nhiêu quốc gia, có bao nhiêu dân tộc và có bao nhiêu con người là có bằng ấy ước mơ, bằng ấy khát vọng. Mỗi một ước mơ, mỗi một khát vọng đều xuất phát từ những hoàn cảnh lịch sử riêng. Nhưng mơ ước về sự thịnh vượng luôn là mục tiêu chung của con người. Và nơi khởi nguồn cho sự thịnh vượng chính là tầng lớp đặc biệt trong xã hội - tầng lớp trí thức.
  • Trí thức và chất lượng cuộc sống...

    12/12/2005Đặng Lam SơnCó người nói rằng: "Trí thức ở nước ta những năm gần đây chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của mình". Điều đó là đúng, nhưng...
  • xem toàn bộ