Kẻ sĩ xưa và nay

04:39 CH @ Thứ Ba - 09 Tháng Tư, 2019

“Kẻ sĩ” là từ dùng để chỉ những người thuộc tầng lớp trí thức trong lịch sử. Từ “kẻ” hoàn toàn là tiếng Việt, tiếng Nôm thường viết là 几, đó là chữ “kỷ” của Hán tự đọc theo âm Việt mà thành. Gọi là “kẻ” không hề biểu thị ý gì khinh rẻ cả (1). “” là từ Hán - Việt, chữ Hán viết 士. Thời cổ đại, chữ “” vốn dùng để chỉ, quân đội, lực lượng vũ trang, thường gọi là võ sĩ, chứ không phải dùng để chỉ “trí thức” chỉ “văn nhân”. Thời cổ đại ở Trung Quốc, nước lớn (đại quốc) có “ba quân”, nước vừa (trung quốc) có “hai quân”, nước nhỏ (tiểu quốc) có “một quân”. Mỗi quân có một nghìn cỗ xe, mỗi cỗ xe có mười “sĩ” thống lĩnh, ngoài ra có nhiều lính gọi là tốt tùy tùng (2). Bây giờ ở quân đội còn gọi là “sĩ quan”, “binh sĩ”.

Về sau “sĩ” thông thường dùng để chỉ “văn” chứ không chỉ “võ” như thời cổ đại. Tại sao lại như vậy ?

Lý do như sau : thời cổ đại, nhà nước có hai việc quan trọng vào bậc nhất, đó là tế lễ trời đất và hoạt động quân sự (Quốc chi đại sự, duy tự dữ nhung). “Sĩ”, có nghĩa là người được giáo dục, huấn luyện chủ yếu là về quân sự, về sau do tình hình thay đổi, nên nội dung giáo dục, huấn luyện lại thiên về văn. Do đó, cùng là “sĩ” nhưng thời xưa chỉ quân nhân thời nay lại chỉ “tri thức”, khác nhau một trời một vực. Hiện nay, “kế thừa” lịch sử, người ta cũng gọi “sĩ” là “kẻ sĩ”, “kẻ sĩ” tức là “trí thức”, chỉ chung những người chủ yếu lao động bằng trí óc. Bao gồm : nhân viên kỹ thuật, thầy thuốc, giáo viên, cán bộ nghiên cứu khoa học, diễn viên, luật sư, những người hoạt động văn học nghệ thuật... ví dụ như bác sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ , văn sĩ, ca sĩ…

Những người này thường được gọi là phần tử “trí thức” (3) (Intellectual), hình thành một đội ngũ, một tầng lớp trong xã hội, chứ không phải là một giai cấp.

Cũng có ý kiến cho rằng đặc điểm của “trí thức” là lao động trí óc, cho nên “trí thức” bao gồm cả những người ở tầng lớp thống trị :

Nếu giai cấp công nhân và nông dân về nguồn gốc tồn tại đều về phía đại biểu của lao động chân tay thì tình hình đối với các đại biểu của lao động trí óc lại phức tạp hơn. Một mặt thuộc vào số này là các giai cấp thống trị mà đa số hợp thành một tầng lớp ăn bám, bóc lột lao động làm thuê (cả lao động trí óc lẫn lao động chân tay)(4).

Như vậy những người thống trị cũng thuộc tầng lớp “trí thức” ? Thời kỳ phong kiến, chữ Hán gọi “trí thức” là “sĩ” 士, nhưng cũng gọi là quan là “sĩ”, có điều, chữ viết khác nhau một chút: 仕 (thêm bộ nhân đứng một bên). Cho nên “trí thức” và “làm quan” không xa nhau mấy. Mạnh Tử gọi tầng lớp quan lại là người “lao tâm” còn người dân lao động là “lao lực” từ đó cho rằng “người lao tâm cai trị người khác, còn người lao lực thì bị người khác cai trị” (lao tâm giả trị nhân, lao lực giả trị ư nhân, Mạnh Tử, Đằng Văn Công, thượng).


Chú thích

(1)Truyện Kiều: “Bây giờ kẻ ngược người xuôi, biết bao giừ lại nối lời nước non”.
Nhị độ mai: “Rồi đây kẻ Bắc người Nam, Cành hoa xin tặng để làm của tin”.
Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội, l995, tr. 461: “Kẻ cả đàn anh”.
(2) Thời ngũ đế (thế kỷ XXVI - XXII Tr.CN), “sĩ” chỉ quan coi hình ngục. Chữ “sĩ” trong Kim văn có hình cái rìu, tức là vũ khí của quan coi ngục. Xem Tìm về cội nguồn chữ Hán, Nxb Thế Giới, Hà Nội, 1997, mục chữ “sĩ”.
(3) Ở Trung Quốc thường gọi là “tri thức phần tử” 知 識 份 子, ở Việt Nam lại gọi là “phần tử trí thức” xin lưu ý là “trí” 智chứ không phải là “tri” 知. Từ điển Hán – Pháp (Dictionaire Chinols - Francais) thương vụ Ấn thư quán, Bắc kinh, 1959, dịch “tri” 知 là savoir, connaitre, “trí” 智 là intelligence, sagesse.
(4)Từ điển triết học, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1986, tr. 365.
(5) Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb KHXH, Hà Nội, 1992, t.2, tr. 209, 214.
(6) Phan Huy chú, Sđd, tr. 169.
(7) Trích theo Triết học đại từ điển, Phùng Khiết chủ biên, Thượng Hải từ thư xuất bản xã, Thượng Hải, 1991, tr. 1013.
(8)Các Mác – Phri-drichĂng-ghen tuyển tập (6 tập). Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, t.l, tr. 291.
(9) Ph. Ăngghen, Chống Duy-rinh, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976, tr. 293.
(10)Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb sách giáo khoa Mac-Leenin, Hà Nội, 1979, t.3, tr. 408.
(11)Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Sđđ, tr. 410.
(12)Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Sđđ, tr. 415.
(l3) Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb KHXH, Hà Nội, 1992, t. 2, tr. 170.
(14)Sđd, tr. 170.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để có lớp trí thức xứng đáng

    12/05/2018Hoàng TụyThời thế tạo anh hùng thì cũng thời thế, cơ chế tạo ra phẩm chất người trí thức. Nói rõ hơn là hoàn cảnh chính trị xã hội, là bản lĩnh, tài năng các nhà lãnh đạo quốc gia, và một phần chính yếu, là môi trường giáo dục đương thời. Cho nên tôi rất tán thành hãy bắt đầu bằng vấn đề giáo dục để bàn chuyện xây dựng lớp trí thức mới.
  • Báo chí - nhà báo và sự hình thành tầng lớp trí thức hiện đại đầu thế kỷ XX

    21/06/2017Trần Văn ToànKhái niệm trí thức hiện đại ở đây được hiểu trong sự đối nghĩa với trí thức - kẻ sĩ trong xã hội Việt Nam truyền thống. Sự hiện diện của tầng lớp trí thức hiện đại, trên thực tế, mới chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bài viết này sẽ tập trung làm sáng tỏ vai trò của báo chí - một thiết chế văn hóa có nguồn gốc phương Tây - đã đóng vai trò như một dung môi, một tiền đề vật chất cho sự xuất hiện của tầng lớp trí thức hiện đại như thế nào...
  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • Tri thức và trí thức

    25/03/2016GS. Nguyễn Ngọc LanhTrong xu hướng tiến hóa của xã hội, vai trò của tri thức và trí thức ngày càng quan trọng hơn. Bài viết thứ hai của Giáo sư Nguyễn Ngọc Lanh trong chủ đề thảo luận "Trí thức Việt Nam" phân tích một số nhận thức về vai trò của tri thức.
  • Cách học, cách lập thân, lập nghiệp của kẻ sĩ

    22/02/2016Vũ Quần PhươngĐiều ông nhắc đi nhắc lại trong các bài thơ dạy con chỉ là phải có đóng góp thiết thực cho cuộc đời. Muốn thế phải học kiểu nào, sống thế nào, cách xử trí thế nào để hài hòa danh, tiết, lợi, chí. Nguyễn Khuyến không sách vở, ông tự đúc kết từ đời mình mà khuyên nhủ các con...
  • Tản mạn về trí thức và trí giả

    31/01/2016Trương Xuân HươngTrong “Từ điển tiếng Việt” do Viện Ngôn ngữ học biên soạn, GS Hoàng Phê chủ biên, hai từ “trí thức” và “trí giả” không có nghĩa khác nhau là mấy...
  • Trí thức là ai?

    10/04/2015Phạm Xuân NguyênTrí thức là người có tri thức và biết suy nghĩ khác biệt và độc lập, và là người chỉ truy cầu một mục đích: chân lý. Từ vị thế này, trí thức mới có thể tác động và ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn vong của xã hội và quốc gia...
  • Sự trung thực của trí thức

    30/08/2014Lê ĐạtTheo nghĩa truyền thống, kẻ sĩ là một người có học. Còn học nên biết lẽ phải trái để “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cái dũng của họ không phải cái dũng chém tướng đoạt thành mà là hệ quả của cái trí, nhằm làm sáng tỏ đạo thánh hiền. Đó là một công việc khó khăn, thậm chí nguy hiểm.
  • Thế giới quanh ta: Một góc nhìn tri thức

    12/04/2014GS. Cao Huy ThuầnKhông chỉ trong nội dung, cả trong văn nữa cũng vậy, đây là một tác phẩm văn học chính trị thật hay, sắc bén logic và cả nhuần nhị u-mua phương Tây, đồng thời lại rất mềm mại sự thanh tao rất phương Đông, rất Việt. Một kết hợp thật hài hòa, nhuần nhuyễn, để cho sự xớ rớ của một người quyết xớ rớ vào những vấn đề quan trọng...
  • Trí thức nửa mùa

    09/09/2013Oleshuk Iu.FỞ nước Nga, trong thế kỷ XX đã hình thành một tầng lớp xã hội, được coi là trí thức, nhưng trên thực tế lại không phải là như thế. Chính các đại diện của tầng lớp này, chứ không phải giới trí thức, đã đóng vai trò chủ yếu trong những cuộc cải cách đầy tai họa hồi những năm 80 và những năm 90 của thế kỷ vừa qua. Đấy là tầng lớp trí thức nửa mùa.
  • Sĩ phu, trí thức nước nhà xưa và nay

    08/09/2013TS. Chu HảoKhông ai nâng cao được vai trò của trí thức nếu giới trí thức của chúng ta không tự khẳng định được mình! Không ai san sẻ trách nhiệm với trí thức được; chỉ có trí thức mới thi hành được thiên chức của mình; vinh quang và cay đắng gắn liền với thiên chức ấy cũng chỉ dành riêng cho giới trí thức mà thôi!
  • Hành xử của trí thức dưới chế độ cũ

    05/05/2009GS - Nhà giáo nhân dân, Nguyễn Ngọc LanhChế độ phong kiến (và trước nữa) mọc lên từ nền văn minh nông nghiệp, trải hàng chục ngàn năm, nay đã hết vai trò lịch sử khi loài người chuyển sang nền văn minh công nghiệp dành cho một chế độ mới. Do quá trình tàn lụi kéo dài hàng thế kỷ, chế độ cũ vẫn để lại những tàn dư, biến tướng, kể cả trá hình, nhất là ở phương Đông. Đó là nơi chế độ phong kiến tồn tại quá lâu, hơn nữa nó bị lật đổ không phải bằng sự lớn mạnh của giai cấp tư sản, do vậy sự xoá bỏ khó mà triệt để - nhất là xoá bỏ nền kinh tế tiểu nông: nơi sản sinh và nuôi dưỡng ý thức hệ phong kiến.
  • Suy nghĩ về khái niệm trí thức

    14/04/2009GS - Nhà giáo nhân dân, Nguyễn Ngọc LanhCó nhiều định nghĩa trí thức, rất dễ tìm trên internet. Không chỉ nhiều, mà rất nhiều, cho thấy đến nay định nghĩa trí thức vẫn chưa thật định hình. Do vậy, khi bàn về trí thức thường người ta phải xác định khái niệm trước khi bàn tiếp. Nhiều nhà trí thức lớn cũng đưa định nghĩa của mình, trong đó có những định nghĩa mới chỉ nêu tính cách đặc trưng hơn là nêu bản chất.
  • Bản lĩnh kẻ sĩ

    19/12/2008Mai LanKarl Marx đã coi trí thức là những người có đủ trí thức để quan tâm và có chính kiến riêng đối với các vấn đề xã hội. Và “trí thức là người nói sự thật, phê bình không nhân nhượng về những gì họ đang hiện hữu”.
  • Nghĩ về người tri thức

    12/09/2008G.S Tương LaiTừ đòi hỏi phát triển của xã hội hiện đại mà hiểu sâu hơn cái logic của tư duy truyền thống khi đặt kẻ “ sĩ” đứng đầu trong thang bậc phận vị xã hội khi các cụ ta từng hiểu rõ “ phi thương bất phú, phi công bất hoạt, phi nông bất ổn, phi trí bất hưng”. Khi tiến trình phát triển và hội nhập của đất nước đi vào chiều sâu, vấn đề tri thức và trí thức càng nổi rõ...
  • Trí thức Việt Nam

    19/05/2008GS Vũ KhiêuGS Vũ Khiêu day dứt, làm thế nào để ngày nay, trí thức Việt Nam có thể nhanh chóng vươn lên đỉnh cao của trí tuệ, đề ra được những kiến giải mầu nhiệm nhất cho mọi vấn đề lớn nhỏ, thực hiện được những hoài bão chung của cả dân tộc trên con đường tiến lên của đất nước...
  • Thế nào là người trí thức?

    13/12/2005Paul Alexandre Baran (Phạm Trọng Luật dịch)Câu trả lời hiển nhiên nhất có lẽ như sau: đấy là người lao động với trí tuệ của mình, và kiếm sống (hoặc trong trường hợp không phải bận tâm vì sinh kế, thoả mãn lợi ích riêng của mình) nhờ bộ óc hơn là bằng bắp thịt. Tuy khá giản tiện và trực tiếp, nhìn chung, định nghĩa này vẫn không thích hợp. Đúng cho bất cứ ai không làm việc tay chân, rõ ràng là nó không ăn khớp với nghĩa thông thường của từ «trí thức».
  • Trí thức và chất lượng cuộc sống...

    12/12/2005Đặng Lam SơnCó người nói rằng: "Trí thức ở nước ta những năm gần đây chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của mình". Điều đó là đúng, nhưng...
  • xem toàn bộ