Mỗi ngày một cuốn: Đọc thế nào đây?

08:19 CH @ Thứ Bảy - 12 Tháng Năm, 2018

Tôi viết những dòng này khi đúng vừa tròn một tháng VTV1 mở chuyên mục Mỗi ngày một cuốn sách (trong chương trình Chào buổi sáng). Và cũng thật thú vị là ngày mai đã bước vào tháng 9 rồi. Hơn 20 triệu học sinh ở bậc học phổ thông chuẩn bị bắt đầu một năm học mới.

Trước ngưỡng cửa của việc học hành, sự tiếp thu tri thức bao nhiêu công việc bộn bề đang mở ra đối với mọi thế hệ của dân tộc ta. "Không có sách thì không có tri thức..."- V.I.Lênin đã từng nói thế. Vậy thì đứng trước biển sách bao la, ta biết đọc thế nào đây?

Liếc nhìn lên tivi, có 28 cuốn sách đã được giới thiệu trong tháng 8 (có 3 ngày không có). Theo lời ông Trần Tấn Ngô, Tổng giám đốc Tổng Công ty Sách Việt Nam (Thể thao & Văn hoá, 3/8/2004), thì đây là sự phối hợp chặt chẽ giữa VTV1, Vietbook và TCT Sách Việt Nam nhằm tìm ra một cách giới thiệu "khác biệt rõ ràng" so với cách điểm sách trước đây. Theo ông, nó "giống như những trích đoạn phim ngắn song lại rất khái quát và gợi mở, tạo những cảm hứng...". Thử nhìn vào con số thống kê sơ bộ, ta thấy: tiểu thuyết, truyện ngắn có 7 cuốn, tử điển, sách công cụ tra cứu: 6; sách dịch từ tiếng nước ngoài: 7, hồi kí, suy nghĩ. biên khảo: 5; sách thiếu nhi: 3; tuyển tập, toàn tập sách (chuyên về) tranh ảnh: 2... Đứng đầu bảng về lượng sách được giới thiệu là Nxb Trẻ: 6 cuốn. Còn Nxb Thế Giới: 3; Kim Đồng: 2; Thông Tấn: 2, Các Nxb: điển Bách khoa, Khoa học xã hội, TP Hồ Chí Minh, Chính trị Quốc gia, Giáo dục, Văn hoá Thông tin, Thanh niên, Mỹ thuật, Thuận Hoá... mỗi nhà có 1 (có 2 cuốn không xuất xứ).

VTV1 sẽ còn giới thiệu tiếp. Và cứ đều đặn mỗi ngày một cuốn như thế này, 365 ngày, vị chi sẽ là 365 cuốn. Kể ra cũng chưa thấm tháp gì so với chừng hơn 15.000 sách các loại của 47 NXB trên khắp đất nước công bố trong một năm. Nhưng mấy ai (dù tài giỏi và ham đọc đến mấy) lại có thể "ngốn" nổi, dù là chỉ 1% trong số (15 ngàn). Còn công việc, gia đình, bạn bè, tivi, phim ảnh và bao nhiêu sở thích khác nữa. Vậy, vấn đề đặt ra cho chúng là phải muốn đọc và biết được sao cho thích hợp. Vì vậy, mỗi con người phải biết thu xếp một quỹ thời gian thích hợp, chọn lựa một khối lượng sách phù hợp (với nhu cầu, trình độ sở thích...) thì may ra mới có thể tiếp nhận được kiến thức cần thiết.

Lại chính V.I.Lênin cũng từng nói một câu rất chí lí: Đọc cũng là nghệ thuật. Đọc bằng mắt nhưng tư duy phải bằng đầu. Nếu không chúng ta sẽ dễ dàng trở thành những con mọt sách, không hơn. Dù bây giờ có bao nhiêu điều hấp dẫn, cám dỗ từ tivi và Intemet, nhưng đọc bằng chữ vẫn là nhu cầu tối cần thiết giúp cho con người mở mang tri thức và nâng cao năng lực của trí tưởng tượng. Mà theo A. Einstein, chỉ có trí tưởng mới chắp cánh cho tri thức bay cao hơn, xa hơn.

Các bạn trẻ thân mến, ngày khai trường bắt đầu năm học mới đã đến rồi. Cho phép tôi được dẫn lại lời của Abraham Lincoln (1809 - 1865, Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ) trong bức thư gửi thày Hiệu trưởng trường mà hai con trai ông theo học: "Xin thầy hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kì diệu của sách... Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin hãy dạy cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua tấm lưới chân lý để cháu biết đón nhận những gì tốt đẹp".

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kinh nghiệm học và đọc

    20/07/2020Tôi viết bài viết này với ý định cung cấp cho các bạn đi sau một vài lời khuyên về việc học, đọc, viết bằng tiếng Anh đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của tôi. Tôi hạn chế việc áp dụng những lời khuyên này trong môi trường đại học ở Mỹ, là môi trường duy nhất ngoài Việt Nam mà tôi biết đồng thời cũng là mục tiêu phấn đấu của phần lớn các bạn...
  • Tản mạn về chuyện đọc

    17/10/2019Hà Văn ThịnhTuyệt nhiên không có bất kỳ sinh viên nào hỏi thầy cô cách thức đọc cuốn sách đó. Hình như việc đọc là chuyện đương nhiên của những người biết chữ. Nhưng nếu như biết chữ rồi mà không biết đọc thì học chữ để làm gì?
  • Phải "lập trình" việc đọc sách

    01/11/2018Bộ phận trong giới trẻ Romania hiện nay rất giỏi ngoại ngữ, giỏi vi tính, thành thạo sử dụng Internet nhưng lại rất dốt tiếng mẹ đẻ. Họ gần như rất ít đọc văn học, trở nên vô cảm với văn chương. Các phương tiện nghe nhìn tiện lợi đã gần như hút hồn, thời gian và tâm trí của giới trẻ, biến họ trở thành một thứ nô lệ, một thứ "linh kiện" trong cái mạng mạch của guồng máy computer hiện đại...
  • Đọc sách giá rẻ!

    25/07/2017Giá cả của mỗi cuốn sách lại là vấn đề phải bàn. Rất nhiều người say mê đọc sách không dám bước chân vào các hiệu sách sang trọng. Vậy là các hiệu sách cũ, sách bán trên vỉa hè được dịp bung ra, phục vụ số độc giả ham đọc sách nhưng “hầu bao” hạn hẹp...
  • Cách đọc sách hiệu quả

    27/05/2016Là sinh viên bậc đại học và cao học, đôi khi bạn cảm thấy có quá nhiều tài liệu và sách giáo khoa phải đọc trong khi quỹ thời gian thì eo hẹp. Sự tiến bộ trong học tập của bạn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng “tiêu thụ” hết số tài liệu này. Sau đây là một số gợi ý hữu ích giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc bài của mình, nhanh và hiệu quả...
  • Bạn có biết đọc sách không?

    16/05/2014TS. Trịnh Quang TừẤy, các bạn đừng vội nói: "Đọc sách thì có gì mà không biết! Vậy cũng đi hỏi!". Thì đúng là như vậy, mình và các bạn đều biết đọc sách cả. Nhưng đọc sách có phương pháp, có hiệu quả thì có lẽ chúng ta còn chưa biết rõ lắm. Thật vậy, bất kì công việc nào, để đạt được kết quả tốt, đỡ tốn công sức và thời gian thì cần phải có phương pháp khoa học. Đối với lứa tuổi mực tím chúng mình, đọc sách nhằm mục đích tự học càng cần có phương pháp. Đọc không có phương pháp sẽ phí thời gian và công sức vô ích, đôi khi còn có hại như trì trệ tư duy, giảm trí nhớ...
  • Người Việt có “văn hóa đọc”?

    14/05/2014Yên HàNhìn lại tình hình sách in quá khiêm tốn của chúng ta hiện nay, người thì cho là lỗi của xã hội thờ ơ với sách, người thì gán tội cho người viết không thể sáng tạo ra những đứa con tinh thần xinh đẹp để người đọc phải đổ xô đi tìm, người thì đổ lỗi cho sự bành trướng của báo trí, truyền hình, Internet…
  • Văn hóa đọc

    16/03/2014Đặng Huy GiangSách được đọc thường xuyên hơn, có thị phần bán ra ổn định hơn, có lẽ là sách giải trí và sách công cụ. Và độc giả của máng sách này thường là những người trẻ tuổi. Mảng sách này rất thực tế, không có giá trị văn hoá, văn chương, chỉ có giá trị thư giãn đầu óc hoặc cung cấp kiến thức dưới dạng bách khoa thư...
  • Kinh nghiệm đọc

    13/02/2014Phần này sẽ bao gồm hai mảng nhỏ: đọc thế nào và đọc gì. Những gì tôi viết ở đây là dựa trên kinh nghiệm cá nhân cộng với quan sát một số người thân cận xung quanh. Bài viết này không nhằm đề cập tới đọc và viết riêng trong học tập hay riêng cho các bạn đi học nước ngoài mà là một vài ý kiến của tôi đối với đọc sách nói chung.
  • Doanh nhân với thú đọc sách

    23/11/2012Hoàng Lê VănỞ thời đại ngày nay, cùng với sự bùng nổ của thông tin thì sách là một trong những sản phẩm hàng hoá được sản xuất nhiều nhất và cũng được tiêu thụ nhiều nhất.
    Vậy loại hàng hoá đặc biệt này đến với doanh nhân như thế nào? Doanh nhân không phải là những nhà nghiên cứu nhưng họ cũng chẳng phải là thờ ơ với sách vở...
  • Đọc sách thời... công nghiệp

    16/08/2009Huỳnh Bửu SơnMột nhà doanh nghiệp, bạn tôi tâm sự: “Hồi nhỏ tôi là một con mọt sách. Tôi đọc ngấu nghiến mọi quyển sách tôi vớ được. Anh có tin không? Có khi mỗi ngày tôi nuốt trọn một quyển sách dày 200 trang. Tôi đọc đủ thứ, từ chuyện cổ tích, truyện Tàu đến tiểu thuyết ta, tiểu thuyết Tây, cả đến kinh Phật và kinh Thánh. Còn bây giờ thú thật với anh, tôi không còn thì giờ để đọc sách. Nói xin lỗi anh đừng cười, tôi chỉ còn thời gian đọc lơ mơ vài trang sách trước khi đi ngủ. Có khi chưa đọc được một trang sách đã ngủ thiếp đi rồi....” Và anh than thở :”Hồi trẻ, trong đầu mình còn có tư tưởng, chứ bây giờ ... nó chỉ còn có những con số thôi, anh ạ!”...
  • Người trẻ: Lười đọc hay không biết chọn sách?

    07/01/2006Nguyễn HàTố Tâm, giá 2.000 đồng/cuốn; Lão Tử, 6.000 đồng/cuốn... Những cuốn sách rất có giá trị được “đại hạ giá” vẫn không được các bạn trẻ ngó ngàng...
  • Đọc sách là một phương tiện bồi dưỡng trí nhớ và tư duy

    05/01/2006Phan Tất Đắc dịchĐọc sách một cách tự lực và có nghiền ngẫm kỹ chẳng những cho phép ta tiếp thu được tư tưởng của tác giả mà còn giúp ta đối chiếu tư tưởng đó với tư tưởng của các tác giả khác về vấn đề đó, và ta sẽ đi tới một phán đoán riêng của mình về những điều đọc được...
  • Tạo thói quen đọc sách cho trẻ

    16/07/2005Lê NgânĐọc sách là một việc làm có mối liên quan mật thiết đến sự phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy những trẻ có thói quen đọc sách sẽ rèn luyện nhiều kỹ năng. Các bậc cha mẹ nên là người làm gương trước và nếu có thể, nên tạo thói quen kể chuyện vào buổi tối cho trẻ. Dưới đây có vài gợi ý trong việc tạo thói quen đọc sách cho trẻ
  • Xin lỗi, nếu 8X chúng tôi không đọc!

    09/07/2005Theo HHT2Trong suốt thời gian qua, nhiều tờ báo không ngừng rung chuông báo động: văn hóa đọc của giới trẻ ngày càng xuống cấp. Nhưng thế nào là văn hoá đọc của người trẻ?
  • Doanh nhân với thú đọc sách

    06/07/2005Hoàng Lê VănỞ thời đại ngày nay, cùng với sự bùng nổ của thông tin thí sách là một trong những sản phẩm hàng hoá được sản xuất nhiều nhất và cũng được tiêu thụ nhiếu nhất.
    Vậy loại hàng hoá đặc biệt này đến với doanh nhân như thế nào? Doanh nhân không phải là những nhà nghiên cứu nhưng họ cũng chẳng phải là những người thờ ơ với sách vở...
  • Sẽ sai lầm nếu bỏ thói quen đọc sách

    05/07/2005Bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần - Vụ trưởng Vụ Thư việnSau 8 ngày mở diễn đàn, Lao Động đã nhận được nhiều ý kiến tâm huyết bày tỏ sự quan tâm, bức xúc... trước việc thói quen đọc sách đang bị mai một. Trong số báo này, Lao Động xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần (ảnh) - Vụ trưởng Vụ Thư viện - Bộ Văn hoá - Thông tin để khép lại diễn đàn này.
  • Phải tập thói quen đọc ngay từ nhỏ

    05/07/2005Con tôi năm nay lên lớp 9, thế nhưng chỉ thấy cháu suốt ngày ôm mấy quyển truyện tranh Đôrêmôn hay Bảy viên ngọc rồng. Nó cứ đọc như bị hút hồn, đọc cả ngày cả đêm, đến nỗi có lúc tôi phải doạ đem hết truyện ra đốt. Còn thì chẳng khi nào thấy nó ôm lấy sách mà đọc cả. Tôi cũng nghĩ, thôi thì tự giác là chính, có nhắc nhở nó mà nó không nghe, đọc lén thì mình cũng không quản được. Cái chính là cháu nó phải hiểu được tầm quan trọng của thói quen đọc sách.
  • Thói quen đọc bị nhiều thú vui lấn át

    05/07/2005Bùi Vũ Minh, Hải PhòngĐọc bài viết của tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái (báo Lao Động số ra ngày 24.5.2005), chúng ta thấy được một phần thực trạng văn hoá đọc hiện nay. Song, dường như cái sự "lạnh lòng" với văn chương ấy không chỉ có ở giới trẻ và cũng không chỉ bó hẹp trong phạm vi các sách văn học.
  • Phải ham đọc rồi sẽ "biết đọc"

    05/07/2005TS Phạm Văn Tình (Viện Ngôn ngữ học Việt Nam)Không ai mới đọc sách mà đã cảm hết cái hay, cái đẹp của sách. Phải đọc nhiều, đọc lâu mới có thể hình thành cho mình một "phông" tri thức và một gu thẩm mỹ thích hợp. Đọc sách cũng như ẩm thực vậy. Muốn trở thành một người sành ăn phải thích ăn và biết ăn đúng lúc, đúng cách.
  • Đọc là để vịn tựa và hy vọng

    05/07/2005Nhà văn Trần Thị TrườngChúng tôi đã thử mở cuộc "điều tra" nhỏ ở một trường THPT với 50 học sinh (HS) và 50 phụ huynh (PH). Câu hỏi đưa ra là bạn biết gì về Einstein và Cervantes thì thấy, hầu hết các vị PH và HS đều biết Einstein là một nhà khoa học.
  • Đọc sách

    05/07/2005Thời hoa niên đọc quá nhiều những là tác phẩm lớn rồi, bây giờ tiêu hoá khối tri thức ấy dần dần. Bây giờ đọc sách cho con mới biết thế nào là chuyện cổ tích, chuyện thế giới loài vật. Tự dưng thấy tâm hồn mình hình như cũng có trong hơn...
  • Văn hoá đọc

    15/01/2004Một đất nước có nền kinh tế - xã hội phát triển cũng đồng nghĩa với sự phát triển của văn hoá đọc...
  • Văn hoá đọc hôm nay

    13/01/2004Dương Phương VinhTheo khảo sát của nhà phê bình trẻ Nguyễn Thanh Sơn, "15 năm trước đây, người đọc VN có thể tranh luận ngang ngửa với người đọc Nga về các tác giả cổ điển, cận đại và hiện đại Nga; kiến thức của anh ta có thể ngang bằng với một học sinh trung học Pháp và chắc chắn hơn đứt một sinh viên đại học Mỹ nếu tranh luận về văn học Mỹ đầu thế kỉ. Ngày nay, đại đa số người đọc không có một hình dung nào hết về văn học thế giới đương đại"...
  • Văn hoá đọc trong thời đại thông tin

    13/01/2004TS. Phạm Văn TìnhSách vẫn là một kho tàng tri thức không thể thiếu được trong cuộc sống, mặc dù thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các phương tiện nghe - nhìn và mạng Internet đã làm giảm phần nào sự hứng thú đọc sách như trước. Bài viết của Tiến sĩ Phạm Văn Tình thêm một lần lý giải về vấn đề này...
  • Thiền - trong khi đọc sách

    14/08/2003Thiên hạ ai mà vào TTVNonline ai cũng biết đến những con người và cuộc chiến tinh thần đặc sắc. Thiền và Đọc sách tại sao không phối hợp nhau? Trả lời của 1 chuyên gia thiền về vấn đề này như sau...
  • Bác Hồ với việc đọc sách báo

    07/08/2003Đỗ Văn Phú - Cù Thị MinhNgười là một người cầm bút có nội lực lớn lao trong nhiều lĩnh vực: Chính trị, văn hoá, văn học và báo chí. Suốt đời Người đã đọc... và đọc để nâng cao vốn hiểu biết, nâng cao trí tuệ ở tầm cao mới...
  • Hiệu ứng "đọc và chép" trong giáo dục

    07/08/2003Hiệu ứng "đọc và chép" hiểu một cách nôm na là thầy giáo "đọc" và học sinh "chép". Hiện tượng này không chỉ diễn ra trong các lớp học phổ thông mà ngay cả các cấp học cao hơn như đại học cũng rất phổ biến. Hậu quả của hiện tượng "đọc và chép" là học sinh luôn luôn tiếp thu một cách thụ động những kiến thức (thậm chí đôi khi đã lạc hậu với thực tế) mà thầy giáo truyền cho họ...
  • xem toàn bộ