Làm gì để xây dựng và phát triển văn hoá đọc trong điều kiện mới?
“Để phát triển văn hóa đọc trong đông đảo nhân dân cần phải có một hệ thống thư viện tốt, với đầy đủ điều kiện tối ưu để phục vụ bạn đọc.", Thạc sĩ Đặng Văn Ức, Trưởng phòng Hành chính tổng hợp Thư viện quốc gia, nói.
Theo ông Ứng, năm 2004, Thư viện Quốc gia đón487.886 lượt bạn đọc với tổng số sách báo luân chuyển là 1.195.181 lượt. So với các con số của các năm từ 2000 trở lại đây, số lượt bạn đọc đến với Thư viện Quốc gia đã tăng lên rất nhiều. Tất nhiên là có một lý do chúng tôi đã mở rộng thêm đối tượng bạn đọc. Trước đây chúng tôi chỉ cấp thẻ đọc cho các bạn sinh viên năm cuối, nhưng từ tháng 10/2003 chúng tôi cấp thẻ đọc cho các sinh viên năm thứ 3 trở lên. Thư viện Quốc gia luôn cố gắng ngày càng mở rộng hơn đối tượng bạn đọc và nâng cao chất lượng phục vụ để có thể cho bạn đọc một cảm giác tốt nhất khi đến đọc sách và tra cứu.
Ông Ứng nói: Theo ý kiến chủ quan của tôi, nhu cầu đọc sách của độc giả trong những năm gần đây không hề suy giảm như chúng ta nghĩ. Thư viện Quốc gia đã cố gắng mở rộng thêm cơ sở vật chất nhưng cũng phải thừa nhận một điều rằng hệ thống các phòng đọc và phương tiện đang có chưa đủ điều kiện tốt nhất để phục vụ các đối tượng độc giả. Diện tích chứa sách không đảm bảo, thường chỉ có một bản sách cho mỗi đầu sách nên khi nhiều người có nhu cầu đọc một đầu sách cùng một lúc họ buộc phải chờ đợi. Vừa qua, chúng tôi đã cố gắng trang bị phòng đọc đa phương tiện để bạn đọc có thể đọc sách, tra cứu tư liệu qua Internet và các phương tiện nghe nhìn khác.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Tài, Tổng biên tập Tạp chí Người đọc sách: Tôi thì lại cho rằng chúng ta đang đứng trước một thực tế: sự giảm sút của văn hóa đọc trong bối cảnh xã hội bị chi phối bởi một số phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, phim ảnh. Ai cũng biết rằng các phương tiện nghe nhìn có nhiều thế mạnh hơn sách. Trong khi đối tượng bạn đọc chủ yếu là học sinh, sinh viên lại chính là đối tượng bị chi phối bởi các phương tiện nghe nhìn nhiều nhất. Thực tế này đặt ra một câu hỏi là chúng ta sẽ phải làm thế nào để sách có thể đến với bạn đọc một cách tốt nhất, bổ ích nhất. Tôi cho rằng ngay cả khái niệm văn hóa đọc mà chúng ta quen dùng hiện nay chưa được nghiên cứu cụ thể, chưa có sự đầu tư nghiêm túc về nghiên cứu lẫn thực tiễn. Các nhà quản lý cần phải đưa ra được một sự định hình tương đối chuẩn xác về khái niệm này, cùng với đó là đưa ra những quy định, những phong trào đọc sách rộng rãi trong công chúng.
Sự định hướng cho bạn đọc trong thời buổi này là hết sức cần thiết. Truyền hình Việt
Tạp chí Người đọc sách của chúng tôi cũng đã có một chuyên mục mang tên: “Đọc sách xưa và nay” là diễn đàn để mọi người cùng đi tìm những yếu tố tạo nên văn hóa đọc và khẳng định vai trò quan trọng của việc đọc trong đời sống. Hiện nay chúng tôi cũng đang tổ chức một cuộc tọa đàm về văn hóa đọc. Trong các tham luận đều đề cập, phân tích những ảnh hưởng, khó khăn, thách thức của đời sống đang đặt ra đối với công tác xuất bản nói chung và sự cần thiết cũng như xu thế của văn hóa đọc trong đời sống. Nhưng riêng phần giải pháp thì tôi nhận thấy rằng, tất cả chúng ta còn đang lúng túng, chưa tìm ta được những biện pháp thích đáng để xây dựng và phát triển nền văn hóa đọc tốt trong tương lai
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan Đăng