Muốn chống tham nhũng phải “tiêm vắc-xin” vào cơ thể Nhà nước
Trong thập kỷ qua, xã hội đã nhận thấy mức độ mà tham nhũng và hối lộ đã làm tổn hại đến phúc lợi và sự ổn định xã hội. Có thể nói "tham nhũng là quốc nạn, là nạn nội xâm", chống "tham nhũng" luôn là đề tài nóng bỏng của xã hội, luôn được toàn dân tham gia và ủng hộ. Do đó, chống tham nhũng là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu nhằm giảm thiểu các tệ nạn xã hội, góp phần ổn định nền kinh tế và sự phồn vinh của đất nước.
Nhà nước pháp quyền có rất nhiều tiêu chí đòi hỏi khác nhau: Thứ nhất là tính tối cao của hiến pháp, luật, thứ hai là Nhà nước phải bảo vệ nhân quyền, thứ ba, Nhà nước phải phân quyền, thứ tư Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước nhân dân và nhân dân phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước và thứ năm là Nhà nước phải có tư pháp (tòa án) độc lập...Hoặc có người nêu rõ Nhà nước pháp quyền phải là Nhà nước mà cơ cấu tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước phải tuân thủ nguyên tắc phân quyền và Nhà nước đó phải được xây dựng trên nền tảng của một xã hội công dân, xã hội dân sự. Nhưng trong điều kiện hiện nay của Nhà nước Việt Nam chúng ta, nhất là sau những vụ tham nhũng lớn đã và đang được dư luận quan tâm như vụ PMU 18, thì muốn xây dựng một Nhà nước pháp quyền cần phải nhấn mạnh đến tiêu chí Nhà nước phải là Nhà nước không dung túng tham nhũng, Nhà nước kiên quyết chống tham nhũng.
Khi sinh ra học thuyết phân quyền, các tác giả của nó cũng suy nghĩ Nhà nước cũng như cơ thể con người. Có bộ phận quyết định và có bộ phận thực thi quyết định. Tham nhũng phải được xemxét như là một căn bệnh địch. Kiểu gì Nhà nước cũng mắc phải nếu như không có những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.Vì vậy một Nhà nước anh minh, dân chủ nào cũng phải có chủ trương chống tham nhũng. Mà đã là bệnh dịch thì cũng như cơ thể con người vậy thôi, không còn một cách chữa nào khác là trước hết phải bằng cách phòng bệnh có tính phổ quát hiện nay, tức là phải tiêm "vắc-xin" vào cơ thể của Nhà nước.
Vậy thì vắc xin nào có thể tiêm vào cho cơ thể Nhà nước để cho cơ thể Nhà nước có thể phòng chống được bệnh dịch tham nhũng?
Đã là biện pháp phòng bệnh dịch như cơ thể của con người, thì cũng phải
Nếu không như vậy, thì không có biện pháp hữu hiệu nào có thể ngăn ngừa được tham nhũng. Vì tham nhũng của Nhà nước là bệnh dịch, chúng ta có thể buộc tội được cho Bùi Tiến Dũng này, tự khắc lại có Bùi Tiến Dũng khác.
Và vắc xin đó phải được quy định trong bản văn có hiệu lực pháp lý tối cao và các văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật của quốc gia. Đó là Hiến pháp và pháp luật. Tức là bản hiến pháp và các văn bản pháp luật phải có vài trò trù liệu trước những hậu quả xấu có thể xẩy ra khi con người có quyền lực Nhà nước.
Những điều phân tích trên là tôi muốn nói đến hệ thống "kìm chế và đối trọng" (Checks and Balances) của Hiến pháp Mỹ. Hơn 200 năm trước đây khi thông qua bản hiến pháp thành văn của Hợp chủng quốc Hoa kỳ người ta đã sử dụng hệ thống này như là một nội dung chính yếu nhất trong bản văn có hiệu lực tối cao nhất của họ. Sở dĩ hệ thống này trở thành nội dung chính yếu của bản Hiến pháp, vì họ hiểu một cách thấu đáo rằng: Chính phủ của họ là không phải là những thiên thần, mà là những con người với đầy đủ tính xấu của con người có thể xẩy ra, khi con người có trong tay quyền lực Nhà nước. Hiến pháp không thể là cái gì khác hơn phải là những sợi dây xích bằng sắt để cột chặt những tính xấu của con người lại. Một khi tính xấu đã được cột lại thì tự khắc tính tốt sẽ được duy trì.
Chính nhờ hệ thống này mà hiến pháp có tuổi đời lâu nhất trên thế giới nói trên, cho đến hiện nay vẫn không có sự thay đổi nào đáng kể, vẫn có tác dụng cho việc duy trì và phát triển mộtNhà nước của họ.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường