Tham nhũng: Cái giá của sự thiếu công khai và minh bạch
Cuộc chiến chống tham nhũng đã khởi động được một thời gian không còn ngắn. Nhưng dường như, càng phát động "chống” nạn tham nhũng ngày càng tinh vi hơn và những vụ tham nhũng càng lớn hơn. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Uông Chu Lưu đã phải nhìn nhận: "Tham nhũng diễn ra với tính chất và quy mô ngày càng lớn, phạm vi xảy ra với diện rộng và mang tính tổ chức giữa nhiều cá nhân và đơn vị".
Nhìn lại các vụ án tham nhũng từ nhỏ đến lớn. Chúng ta thường thấy các cơ quan chức năng "dễ dàng" bị lừa bởi những Công ty ma, những dự án ảo, những chủ đầu tư lừa... Đến khi sự việc gây hậu quả nghiêm trọng thì mới biết rằng đã giao những dự án béo bở cho những người không một xu dính túi, đã bề nhiệm những cán bộ không có năng lực, thậm chí là những thành phần bất hảo trong xã hội giữ những trọng trách.Một Bùi Tiến Dũng với những mánh khóe, thủ đoạn rút ruột Nhà nước, mà thực chất là mồ hôi, nước mắt của nhân dân để dùng hàng triệu đô la nướng vào cờ bạc, nuôi gái... chắc chắn không chỉ xảy ra trong một khoảnh khắc. Một Thứ trưởng Bộ Thương mại Mai Văn Dâu nhận hối lộ mua bán quota qua một quá trình không ngắn. Một Lã ThịKim Oanh làm thất thoát hàng chục tỉ đồng... Một "siêu lừa Nguyễn Đức Chi” đã khá "thành công" trong vụ lừa đảo mà hệ lụy của nó không hề nhỏ. Xa hơn một chút, những Epco - Minh Phụng, những Tân Trường Sanh, những vụ Dầu khí Thủy cung Thăng Long... đã diễn ra, mà không phải chỉ trong ngày một ngày hai.
Một trong những nguyên nhân để căn bệnh tham nhũng hoành hành hiện nay, đó là tính công khai và minh bạch đã không được coi trọng. Sự giám sát của người dân, những chủ nhân thật sự của đất nước này đã không được thực sự phát huy. Tiêu chí dân chủ đã bị coi nhẹ. Công khai, minh bạch không phải là điều mới, và việc thực hiện cũng không đến nỗi khó khăn. Nhưng thực tế, điều này đã không được thực hiện hoặc có thực hiện cũng chỉ là nửa vời.
Tử những năm đầu đổi mới, câu nói: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đã thực sự khơi dậy được tính minh bạch và công khai, phát huy được tác dụng không nhỏ của nó. Tiếc thay, công năng của nó đã không được tiếp sức.
Một dự án rất khó có thể móc ngoặc đùn cho các "sân sau”, nếu tất cả được minh bạch về hồ sơ, về các yêu cầu và qui mô gói thầu, về những nhà thầu tham gia với đầy đủ hồ sơ năng lực của họ.
Một bộ máy nhà nước từ địa phương đến Trung ương rất khó có thể trở thành "Vườn trẻ", nếu quy trình chọn lựa cán bộ được công khai với những tiêu chí cần thiết cho những công việc cụ thể những ứng cử viên với đầy đủ hồ sơ về năng lực, kinh nghiệm, bằng cấp...
Một thị trường thuốc không thể lên đến giá cắt cổ người bệnh, những chủ nhân đất nước đến khốn cùng trong ốm đau bệnh tật, nếu giá thuốc và những phương thức những nhà cung cấp thuốc được minh bạch và lành mạnh trong kinh doanh.
Một cán bộ lãnh đạo của dân, ắt sẽ khó có khả năng móc ruột ngân sách, giấu giếm, tầu tán tài sản của mình bằng những chiêu rửa tiền, khó có thể sử dụng bằng cấp giả để leo lên, nếu tất cả tài sản quan hệ, trình độ, bằng cấp của anh được công khai, minh bạch cho nhân dân, những người bầu ra mình được biết và có thể kiểm tra bất cứ lúc nào.
Những sai phạm khó có thể tiếp tục nếu những phản ánh của công luận, của báo chí và nhân dân được công khai xử lý nghiêm minh, với phương châm "Quân pháp bất vị thân" chắc chắn sẽ có tác dụng tăng cường lòng tin và có tác dụng răn đe mạnh mẽ...
Tất nhiên, vấn đề đi kèm theo việc phát hiện tham nhũng là các biện pháp xử lý và ngăn chặn tham nhũng một cách kiên quyết và triệt để. Không thể có những vùng cấm cho tham nhũng, không cần thiết phải đưa vào diện “Xử lý nội bộ" dưới chiêu bài "ổn định lòng dân, ổn định tình hình". Tất cả những việc đó không được xử lý đúng mức đều thể hiện sự không quang minh, chính đại của những người đi chống tham nhũng và những kẻ tham nhũng.
Rất nhiều những ví dụ khác nữa, để có thể chứng minh rằng: Sự công khai, minh bạch góp phần không nhỏ cho công cuộc chống tham nhũng làmngược điều đó, nó ắt sẽ có tác dụng ngược lại. Những vụ án tham nhũng lớn đã qua, đã cho thấy cái giá phải trả là không nhỏ cho việc thiếu tính minh bạch và công khai trong xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu,khó vạn lần dânliệu cũng xong”, “Dânchủ, nghĩa làđể cho người dânđược mở mồm ra nói”.
Để góp phần có hiệu quả cho việc ngăn chặn và đầy lùi “quốc nạn" tham nhũng, sự công khai và minh bạch là điều không thể thiếu. Để những lời hô hào chống tham nhũng những kế hoạch hành động có thể được thực hiện, cũng không ai khác, ngoài những người có trọng trách được giao cho nhiệm vụ nặng nề này phải là những người gương mẫu nhất.
Và, chỉ có những con người công chính, mới xứng đáng làmnhững việc công chính.
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường