Phòng chống tham nhũng

09:23 CH @ Thứ Tư - 03 Tháng Năm, 2006

Trách nhiệm cá nhân là vấn đề hiện đang được công luận rất quan tâm.Kỳ họp Quốc hội vừa qua đánh dấu sự miễn nhiệm đầu tiên của một Bộ trưởng cũng có liên quan đến vấn đề trách nhiệm cá nhân. Đây là một vấn đề cũng đang rất nóng đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp Việt Nam. Có chủ doanh nghiệp bộc bạch rằng, đối với ông, trách nhiệm cá nhân trong doanh nghiệp đang thực sự là một vấn nạn.

NgườiViệtNam chúng ta vốn bản tính hiền hòa, bao năm sống trong lũy tre làng, với văn hóa làng xóm đã khắc sâu tính tập thể trong mọi con người. Và rồi khi lớn lên chúng ta được giáo dục trên nềntảng một xã hội tập thể, xem nhẹ vai trò cá nhân.Trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, điều này là tuyệt vời, nó liên kết được sức mạnh của toàn dân tộc chống lại ngoại bang. Thế nhưng trong thời bình, dường như tính tập thể đã làm con người ta né tránh trách nhiệm. Ngay từ nhỏ khi còn đi học, các cô cậu học trò thường rủ nhau nghỉ học, với một tâm lý tất cả cùng làm chắc trách nhiệm sẽ nhẹ hơn vì thầy cô không thể phạt chung cả lớp được. Từ bé, chúng ta đã có thói quen lẩn tránh trách nhiệm cá nhân trong cái tập thể lớn đó. Và cái tâm lý trách nhiệm tập thể này đã đi theo chúng ta mãi tận sau này.Nhưng chúng ta quên mất một điều: một tập thể không thể chịu thay trách nhiệm cho cá nhân được. Và nếu tập thể có chịu trách nhiệm đi chăng nữa thì từng cá nhân cũng không cảm thấy lỗi đó là của mình, họ sẽ tự huyễn hoặc và lừa dối bản thân bằng cách suy nghĩ: hình như là đang nói về ai đó chứ không phải mình. Khi không cảm thấy trách nhiệm thì rất khó sửa chữa, khắc phục.

Quay lại chuyện SXKD trong doanh nghiệp. Thực trạng hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hay gặp phải là trách nhiệm và quyền hạn thường không được phân định rõ vàng. Khi sự cố xảy ra, không biết trách nhiệm thuộc ai giải quyết, tất cả đều chờ sếp phán xét.Rồi, sợ trách nhiệm nênđùn đẩy nhau, né tránh dãn đến hậu quả sự cố không lo giải quyết mà toàn lo tranh cãi xem trách nhiệm của ai, của bộ phận nào. Kết quả quả cuối cùng là Công ty vẫn bị thiệt hại và việc lớn hơn là không có gì đảm bảo rằng lần sau sẽ không lặp lại những lỗi tương tự nữa.

Một trong các công cụ để làm rõ trách nhiệm, quyền hạn trong công việc đó là việc ứng dụng quản lý theo hệ thống ISO 9001:2000 hay việc đưa các bản mô tả công việc của từng vị trí, bộ phận cùng quy trình tương tác theo các quá trình trong Công ty và áp dụng. Nếu chúng ta chưa có thể xây dựng được toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 thì hãy đưa ngay phần quy trình tương tác và cá bản mô tả trách nhiệm quyền hạn vào áp dụng ngay. Sau này, nó sẽ là nền tảng thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống ISO hay hệ thống quản lý nhân sự tại doanh nghiệp mình. Trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, một cá nhân thường phải kiêm nhiệm nhiều hơn một vị trí. Vì thế, ở đây cần chú ý trách nhiệm và quyền hạn, hãy lập cách phân thân trong trường hợp này. Quan điểm ở đây cần tiếp cận trên nền vị trí công việc mà cá nhân nắm giữ chứ không phải tiếp cận trên nền cá nhân ai đó. Thí dụ, anh Nguyễn Văn A làm tổ trưởng đóng gói kiêm tổ trưởng chế biến. Khi sự cố xảy ra ở bộ phận chế biến thì vị trí tổ trưởng chế biến chịu trách nhiệm, còn vị trí tổ trưởng đóng gói thì không liên can, mặc dù anh Nguyễn Văn A phụ trách cả 2 tổ.

Trong quá trình áp dụng cách quản lý theo sự phân định trách nhiệm quyền hạn thường vẫn bị rơi vào tình trạng các sự cố hay lặp lại. Vấn đề không phải là ở hệ thống ISO hay các bảng phân định trách nhiệm quyền hạn có vấn đề mà đa phần là chúng ta xử lý sự cố chưa đúng. Thường tâm lý con người, nhất là người Việt Nam hay sợ trách nhiệm nên khi sự cố xảy ra cũng có ngồi họp, phân tích tìm nguyên nhân đấy nhưng lại hay sa vào việc đùn đẩy xem xét trách nhiệm thuộc về ai. Lúc đầu, khi hệ thống mới thành lập thì không tránh khỏi các lỗ hông nên họp rất dễ theo hướng tranh cãi kịch liệt hay chiều ngược lại là “dĩ hòa vi quý”s hoặc tại các yếu tố khách quan bên ngoài, nghĩa là ai cũng cảm thấy thanh thản sau cuộc họp. Đó là điều nguy hiểm trong quản lý điều hành, khi mà người phạm lỗi không còn cảm giác áy láy vì làm sai nữa. Ở đây chúng ta cần học cách xử lý tình huống theo phong cách quản lý của Nhật Bản. Khi sự cố xảy ra, việc đầu tiên là các bộ phận liên quan cùng nhau bàn bạc để tìm cách xử lý sự cố, không để ảnh hưởng của nó lan ra. Sau khi sử lý xong mới bình tâm ngồi xem xét, phân tích để những lỗi đó lần sau không có nguy cơ tái diễn nữa. Sau cùng mới là truy xét đến trách nhiệm cá nhân người, bộ phận gây ra lỗi. Chúng ta đừng quên nguyên lý 80/20, 80% lỗi gây ra là do lãnh đạo, chỉ có 20% là do người thừa hành. Lãnh đạo phải dám dũng cảm nhận trách nhiệm chứ không nên đổ lỗi cho cấp thừa hành. Mục đích quan trọng nhất cần đạt được là để lần sau các lỗi tương tự không lặp lại hay có thể rút kinh nghiệm, phòng ngừa cho những lỗi khác xảy ra.

Từng bước một, bằng một hệ thống quản lý theo ISO, tập dần mọi người gắn với trách nhiệm của vị trí công việc mình đảm trách. Việc này phải thường xuyên duy trì cho đến khi nó ăn vào máu, thay đổi quan hệ cố hữu về việc đùn đẩy trách nhiệm cho tập thể và cũng đừng quên trách nhiệm luôn gắn liền với quyền hạn và quyền lợi. Vạn sự khởi đầu nam, nếu không đi, chúng ta sẽ không bao giờ đến, không bắt đầu sẽ không khi nào được thành quả. Và điều cuối cùng phải kiên trì, đừng bỏ dở giữa chừng, nếu chúng ta nhận thấy điều đó là cần thiết và phải làm.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tham nhũng - nguồn gốc của nghèo đói trên thế giới

    04/05/2015Nhật VyHơn 2/3 thế giới nằm dưới mức trung bình trong danh sách điều tra về độ trong sạch vừa được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố hôm nay cho thấy mức độ tham nhũng đang nguy cấp đến mức nào...
  • Tham nhũng và tham nhũng tinh thần

    29/11/2011Nguyễn Trần BạtNếu như chống tham những vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thì chống tham nhũnng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân loại.”
  • Tham nhũng: Sự tương tác và cộng hưởng giữa con người và cơ chế

    23/04/2006Lê Đăng DoanhCùng với các vụ tham nhũng lớn đã được phanh phui đang gây ra những bức xúc lớn trong dư luận. Nhưng để chống tham nhũng có hiệu quả, cần tìm hiểu nguyên nhân nào, cơ chế nào đã tạo điều kiện cho bọn tham nhũng hoành hành, chứ không chỉ thỏa mãn và dừng lại ở việc xử lý một số quan chức liên quan. Ta bàn sâu về các biện pháp chống tham nhũng từ cơ chế nhằm góp phần xây dựng một bộ máy công quyền trong sạch và vững mạnh...
  • Làm thế nào để phòng chống tham nhũng nhanh và hiệu quả?

    16/04/2006TS. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ (ĐH Kinh tế Quốc dân)Để chống tham nhũng, phải làm sao cho các công chức, quan chức không muốn, không thể và không dám tham nhũng...
  • Phòng chống tham nhũng

    14/04/2006Nguyễn Đức LamLuật và cơ quan chuyên trách đứng riêng một mình khó mà thắng trong cuộc chiến chống tham nhũng này. Có nhiều luật chưa đủ, mà còn cần những điều kiện khác để luật trở thành công cụ hữu hiệu...
  • Công cụ cho chống tham nhũng

    12/04/2006Danh ĐứcKhi điều tra về các vụ mua bán độ bóng đá, cảnh sát đã tình cờ tìm thấy tên tuổi các quan chức cá độ trong máy tính của một trùm ghi độ, và một tháng sau bể ra vụ “cho mượn xe” những 108 chiếc ở PMU 18. Nói tình cờ bởi “vụ PMU18” không phải do thanh tra Bộ GTVT hay Thanh tra CP phanh phui ra...
  • Để chống tham nhũng hiệu quả hơn

    28/03/2006Danh ĐứcTrước những phát hiện hầu như từng ngày về những gì khuất tất hoặc tiêu cực đã rõ ở PMU18, cũng như ở Thanh tra Chính phủ và ở Tổng công ty Dầu khí..., không thể không có những câu hỏi như: tham nhũng ngày càng “nhiều”, càng “cao”, càng “lớn” hơn?
  • Giải mã tham nhũng

    26/12/2005Thanh Vũ"Chân dung" tham nhũng đã được nhìn thấy rõ hơn, "địa chỉ” tham nhũng phổ biến nhất cũng được xác định qua kết quả điều tra xã hội học có tên “Nghiên cứu đấu tranh chống tham nhũng” do Ban Nội chính Trung ương thực hiện lần đầu tiên được công bố. Lại thêm một thái độ cương quyết trong víệc phòng chống quốc nạn này mà các thông tin công khai vào cuối tháng11 qua là một sự kiểm chứng sòng phẳng...
  • Trừ lạm quyền để chống tham nhũng

    11/12/2005Nhật LệDân chủ là xu thế không cưỡng lại được, không phải vì đó là sản phẩm đến từ Mỹ, từ phương Tây, hoặc từ quốc gia nào đó (như có người nghĩ vậy), mà vì đó là nhu cầu căn bản đến từ người dân, nghĩa là từ bên trong. Tôi nói thêm : Đây không phải là nhu cầu bức xúc của một thiểu số có học hay là trí thức; người dân nào cũng cảm thấy như vậy...
  • “Luận” về tham nhũng

    12/11/2005Phạm Thanh BìnhỞ nước ta những năm gần đây báo chí cũng đã tốn nhiều giấy mực để "luận" về tham nhũng. Vì thế, người viết bài này không dám cả gan vác bút qua cửa... nhà báo để luận về tham nhũng, mà chỉ xin dẫn lời một số văn nhân học giả Trung Hoa luận về cái tệ nạn trầm kha xuyên quốc gia này, để rồi mạn phép góp đôi lời bàn thêm.
  • Đặc thù tham nhũng ở Việt Nam

    24/10/2005Trần Bạch Đằng...Tuy Quốc hội đã công bố rộng rãi Dự luật với mong mỏi được nghe những đóng góp bổ sung, cải sửa, hoặc bác bỏ từng nội dung của Dự luật, nhưng vẫn chưa có phong trào nào gọi là "đúng ý dân" đối với một vấn đề hết sức quan trọng như vậy...
  • "Tôi nói, cơ chế sản sinh ra tham nhũng…"

    16/10/2005GS. Hoàng TụyTham nhũng là một quốc nạn, điều đó ai cũng nói và cũng biết. Song để phòng, chống và hạn chế được tình trạng tham nhũng không phải là điều dễ dàng. Cho đến nay, chúng ta vẫn đang trên con đường tìm tòi, xin ý kiến nhân dân để chọn ra các giải pháp, các biện pháp đủ mạnh và hiệu quả để phòng và chống tham nhũng. Trăn trở, bức xúc với quốc nạn này, Giáo sư Hoàng Tuỵ đã có những tâm sự rất chân về tham nhũng và chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay...
  • Tham nhũng - vấn đề của phát triển

    11/10/2005Trần Ngọc ThơMức độ tham nhũng ở VN trong thời gian gần đây đã có những dấu hiệu không giống xu hướng chung so với các nước có cùng trình độ phát triển....
  • “Độc quyền chức vụ” cái gốc của tham nhũng

    01/10/2005TS. Phạm Anh TuấnTham nhũng ở Việt Nam hiện nay đã trở thành quốc nạn. Quốc nạn tham nhũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước không còn phù hợp với sự phát triển của đất nước. Vì thế, dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng đang được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến nhân dân để sớm ban hành, áp dụng. Tham nhũng, dù xảy ra ở đâu thì cũng là tội phạm đặc biệt, được thực hiện trước hết bởi các quan chức...
  • Giải pháp góp phần tích cực phòng và chống tham nhũng

    17/08/2005Trọng DânCó thể nói, nếu luật về phòng và chống tham nhũng, lãng phí ra đời, công cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta đã phải sử dụng tới hình thức pháp lý cao nhất, một "đòn phép" tối hậu...
  • Chống tham nhũng

    21/07/2005Nguyễn Quang ATham nhũng là lạm dụng quyền được trao để mưu lợi cá nhân. Có uỷ quyền là có thể tham nhũng. Tham nhũng cổ gần như loài người và sẽ còn khi loài người còn. Chẳng ai tin vào hi vọng hão huyền về một xã hội không có người được trao quyền, không có nhà nước.
  • Toàn dân hiến kế chống tham nhũng

    21/07/2005Đỗ Lê TảoHôm nay (ngày 20.7), dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng được đưa ra lấy ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể quần chúng... Theo tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng tại kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khoá XI thì tình hình tham nhũng hiện nay của nước ta đang diễn ra rất phức tạp, trong nhiều lĩnh vực, có xu hướng tăng về quy mô, tính chất ngày càng nghiêm trọng...
  • xem toàn bộ