Chống tham nhũng

04:36 CH @ Thứ Năm - 21 Tháng Bảy, 2005

Tham nhũng là lạm dụng quyền được trao để mưu lợi cá nhân. Có uỷ quyền là có thể tham nhũng. Tham nhũng cổ gần như loài người và sẽ còn khi loài người còn. Chẳng ai tin vào hi vọng hão huyền về một xã hội không có người được trao quyền, không có nhà nước.

Tham nhũng không chỉ xảy ra ở khu vực nhà nước mà cả ở khu vực tư nhân. Khi quyền sở hữu và quyền quản lý tách rời nhau thì cần đến sự uỷ thác và nguy cơ tham nhũng nảy sinh, đại thể tỉ lệ với độ tách rời đó. Như thế nguy cơ tham nhũng tăng dần theo thứ tự từ công ty tư nhân, trách nhiệm hữu hạn, cổ phần, doanh nghiệp nhà nước, đến các cơ quan nhà nước. Có nguy cơ song tham nhũng có xảy ra hay không còn phụ thuộc vào các điều kiện, vào cái giá (ô danh, bị phạt tiền, mất chức, mất quyền, phạt tù...) mà kẻ tham nhũng có thể phải trả. Cái giá phải trả đó đại thể bằng tích của giá tuyệt đối nhân với khả năng bị phát hiện. Nếu cái giá đó cao hơn món lợi do tham nhũng mang lại, hành vi tham nhũng có thể không xảy ra. Như thế để phòng chống tham nhũng có hiệu quả cần:

Giảm nguy cơ tham nhũng bằng tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước, hạn chế quyền lực của các cơ quan nhà nước (nhà nước nhỏ).... Tuy vậy không thể giảm độ tách rời giữa sở hữu và quyền quản lý. Nhà nước hiệu đại, doanh nghiệp hiện đại cần đến sự uỷ thác. Minh bạch về quyền hạn, chức năng của những người và cơ quan được uỷ thác, có cơ chế kiểm soát, theo dõi làm cho nguy cơ tham nhũng giảm hay không tăng.

Tăng khả năng phát hiện, nâng cái giá bọn tham nhũng phải trả. Tất cả về cơ bản thuộc phạm vi thể chế là vấn đề pháp trị, hô hào đạo đức suông không có mấy kết quả. Minh bạch,, quy trình rõ ràng, công khai về quyền hạn, nghĩa vụ, mô tả công việc của mọi chức danh công chức, mọi thủ tục đầu tư, mua sắm,...sẽ giúp giảm nguy cơ tăng khả năng phát hiện tham nhũng. Tự do ngôn luận đóng vai trò hết sức lớn để làm tăng khả năng phát hiện, tăng giá kẻ tham nhũng phải trả. Với tổ chức, cái giá cao nhất là mất quyền cai trị. Nếu thể chế xã hội tạo ra công cụ để người bị trị có thể sa thải những kẻ cai trị mà không cần dùng bạo lực, và để những kể nắm quyền không dễ huỷ bỏ các thể chế này, thì đó là xã hội dân chủ. Dân chủ không loại bỏ, song giúp chống tham nhũng. Chỉ có thể có sáng tạo, tiến bộ khi có cạnh tranh dù là trên thương trường, trong khoa học, nghệ thuật hay trên chính trường. Ngẫm thế thấy chống tham nhũng ở ta quả là khó khi gần như thiếu tất cả các thể chế đó.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chống rửa tiền trong nền kinh tế tiền mặt

    21/07/2005Huỳnh Bửu SơnMột trong các biện pháp chống rửa tiền thường được hệ thống ngân hàng các nước công nghiệp phát triển áp dụng là kiểm soát ngay từ đầu các khoản tiền mặt được nộp vào hệ thống ngân hàng.
  • Toàn dân hiến kế chống tham nhũng

    21/07/2005Đỗ Lê TảoHôm nay (ngày 20.7), dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng được đưa ra lấy ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể quần chúng... Theo tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng tại kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khoá XI thì tình hình tham nhũng hiện nay của nước ta đang diễn ra rất phức tạp, trong nhiều lĩnh vực, có xu hướng tăng về quy mô, tính chất ngày càng nghiêm trọng...
  • Công cụ chống tham nhũng của Tổ chức minh bạch quốc tế

    18/07/2005Danh ĐứcCảnh sát điều tra sẽ có kết luận về những vụ việc đang làm công chúng buồn lòng, thậm chí nghĩ rằng mình đang bị lừa đảo, móc túi.
  • Quyền hạn: cái gốc của "3 không"

    09/07/2005“Tham nhũng càng chống càng tăng”. Nhiều người đã nhận định bi quan và không đúng với thực tế như thế, vô tình phủ nhận sự cần thiết của cuộc chiến này. Nhận định đúng phải là “càng chống càng phát hiện nhiều vụ tham nhũng”, với qui mô càng lớn, chủ thể càng cao (đã có cả quan chức cấp tỉnh, cấp bộ).
  • Phần linh hồn quan trọng nhất để vận hành xã hội

    07/07/2005Thực ra tên đầy đủ của tủ sách là SOS2. Tôi đã không nói rõ SOS2 nghĩa là gì nên nó gây tò mò. Có người nghĩ là khẩn cấp bình phương, tức là rất khẩn cấp. Và hiểu như thế cũng được. Cái tên cũng có cuộc sống riêng của nó, chưa chắc đã như chủ ý ban đầu của người đặt tên... Tôi coi mỗi xã hội là một hệ thống, một hệ thống rất phức tạp... Mục đích của tủ sách muốn giới thiệu các tác phẩm chọn lọc, có thể được coi là phần linh hồn quan trọng nhất để vận hành xã hội...