Tham nhũng - nguồn gốc của nghèo đói trên thế giới
Hơn 2/3 thế giới nằm dưới mức trung bình trong danh sách điều tra về độ trong sạch vừa được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố hôm nay cho thấy mức độ tham nhũng đang nguy cấp đến mức nào.
So với báo cáo tham nhũng năm 2004, vị trí của các quốc gia ít thay đổi, cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng năm qua chưa thu được nhiều kết quả.
Tham nhũng đe doạ phát triển kinh tế
Chưa thu nhiều kết quả đồng nghĩa với việc các nước kém phát triển nhất vẫn chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo - tham nhũng - chống tham nhũng kém hiệu quả.
Cụ thể, điều tra năm nay cho thấy, có tới 70 nước trong tổng số 159 nước có trong danh sách đều ghi được từ 3 điểm trở xuống trong thang điểm 10. Và đó cũng chính là những nước mà chỉ xướng tên đã nghe vang âm thanh của nghèo đói: Chad, Bangladesh, Turkmenistan, Myanmar hay Haiti.
Chủ tịch TI, ông Peter Egen, cho rằng tham nhũng tiếp tục là nguyên nhân chính gây ra nghèo đói và là rào cản của sự phát triển. Mặc dù trong năm qua, nhiều Chính phủ trên khắp thế giới đã có nhiều biện pháp mạnh chống tham nhũng, nhưng hiệu quả chưa cao.
Chính tham nhũng đã và đang đe doạ mục tiêu thiên niên kỷ và phá hoại nền kinh tế, cản trở đà tăng trưởng mà để tạo ra dù chút ít, phải tốn không biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt của hàng trăm triệu người. Vật chất của hiện tại bị cướp đoạt, nhưng đau đớn hơn, giấc mơ về tương lai cũng bị vùi dập theo đà tham nhũng toàn cầu.
“Tham nhũng không phải là thảm hoạ thiên tai. Nó là kẻ cướp hèn hạ chỉ dám thò tay vào túi những người có ít khả năng bảo vệ mình và tài sản của mình nhất", David Nussbaum, Giám đốc điều hành TI, cho biết, "Do vậy, chính quyền phải luôn nhớ phải thực hiện tốt những cam kết đã đưa ra mà nhờ đó họ được bầu chọn lên những vị trí cao nhất".
Có chút tiến triển trong cuộc chiến chống tham nhũng
Công bằng mà nói, cũng có nhiều nước đã tăng mức độ trong sạch của mình với việc ghi điểm cao hơn năm ngoái. Nổi bật nhất có thể kể đến những cái tên như Estonia, Pháp, Hồng Kông, Nhật Bản, Jordani, Kazakhstan, Nigeria, Qatar, lãnh thổ Đài Loan hay Thổ Nhĩ Kỳ.
Và một sự kiện sẽ diễn ra cuối năm nay càng làm tăng thêm niềm tin vào giấc mơ hạ thủ "sâu" tham nhũng trên toàn cầu: Hiến chương về chống tham nhũng của Liên hợp quốc (LHQ) sẽ chính thức có hiệu lực ở nhiều nước vào tháng 12/2005.
Hiến chương này sẽ buộc các nước tham gia phải mạnh tay điều tra các quỹ mờ ám, để các ngân hàng hành động chống rửa tiền, cho phép các nước khác theo dõi các công ty và cá nhân có hành vi tham nhũng, cấm hối lộ quan chức nước ngoài...
Những nước được xem là trong sạch nhất gồm Iceland, Phần Lan, New Zealand, Đan Mạch, Singapore và tham nhũng nhiều nhất gồm Chad, Bangladesh, Turkmenistan, Myanmar, Haiti. |
Giàu lên cũng không có nghĩa là đã chống tham nhũng thành công
Các nghiên cứu mấy năm gần đây của TI cho thấy tham nhũng giảm mạnh ở các nước Estonia, Colombia và Bulgaria, trong khi tăng lên đáng kể ở các nước giàu có như Canada hay Ireland. Điều này chứng tỏ, nước giàu và đang giàu lên không có nghĩa là tham nhũng đang giảm xuống.
Đáng chú ý là hiện nay, đằng sau các doanh nghiệp nhà nước xảy ra các vụ tham nhũng lớn thường có các doanh nghiệp tư nhân cùng ngành, nghề hoạt động. Và đây chính là "sân sau" của cán bộ chức sắc trong doanh nghiệp nhà nước và các "sân sau" ấy thường trúng thầu các dự án, hợp đồng thương mại béo bở. Các doanh nghiệp nhà nước sẽ chia lời cho "sân sau" khi có lời và nhận thua lỗ khi có rủi ro.
"Sân sau" ở đây thường là những công ty lớn, những tập đoàn đa quốc gia xuất thân từ các nước phát triển. Do đó, không thể bỏ qua nỗ lực toàn diện từ các nước giàu nếu muốn ngăn ngừa tham nhũng.
Nói cách khác, chống tham nhũng không chỉ là vấn nạn và trách nhiệm nặng nề của các nước đang phát triển. Các nước giàu thậm chí phải tích cực hơn, không chỉ phòng chống tham nhũng ở nước mình mà còn phải hỗ trợ mạnh mẽ cho các nước nghèo vì một lý tưởng chung.
Cách đo mức độ tham nhũng của TI
Danh sách điều tra về độ trong sạch của TI được tiến hành từ 10 năm nay, dựa trên đánh giá và phân tích của các chuyên gia, doanh nhân và các nhà quan sát độc lập trên toàn thế giới.
Đây là kết quả tổng hợp của 16 cuộc điều tra lớn do 10 tổ chức điều tra tiến hành. Mỗi nước nêu tên trong danh sách của TI phải trải qua ít nhất 3 cuộc điều tra như vậy.
So với báo cáo năm 2004, bản 2005 có thêm các nước: Afghanistan, Burkina Faso, Burundi, Campuchia, Guinea Xích đạo, Fiji, Guyana, Lào, Lesotho, Liberia, Rwanda, Somalia, và Swaziland. Sang năm có thể có thêm các nước: Bahamas, Bermuda, Bhutan, đảo Cayman, Cộng hoà Trung Phi, Dominica, Đông Timor, Grenada, Guinea, Guinea-Bissau, Macao, Mauritania, CHDCND Triều Tiên, Puerto Rico và Togo.
Có thể xem thêm chi tiết tại trang web của TI: http://www.transparency.org/surveys/index.html#cpi
Lời khuyên của TI cho các nước muốn chống tham nhũng hiệu quả: |
Với các nước nghèo: Với các nước giàu: Với tất cả các nước: |
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn