Để chống tham nhũng hiệu quả hơn
Trước những phát hiện hầu như từng ngày về những gì khuất tất hoặc tiêu cực đã rõ ở PMU18, cũng như ở Thanh tra Chính phủ và ở Tổng công ty Dầu khí..., không thể không có những câu hỏi như: tham nhũng ngày càng “nhiều”, càng “cao”, càng “lớn” hơn?
Hay những phanh phui đó là do quyết tâm chống tham nhũng ngày càng mạnh hơn (nên càng phanh phui nhiều hơn)? Tất nhiên vì lạc quan, không thể không nghiêng về lý giải thứ hai.
Sự “lạc quan” này cũng trùng hợp với kết quả nghiên cứu mới công bố của PERC, một tổ chức tư vấn về nguy cơ chính trị và kinh tế cho các nhà doanh nghiệp. Theo PERC, sau khi tham khảo 1.200 lãnh đạo công ty nước ngoài tại 13 nước và lãnh thổ ở châu Á về mức độ tham nhũng trong châu lục này, thì nhìn chung tham nhũng không tệ như năm ngoái.
Thế nhưng, trong tình hình chung đó, VN vẫn đứng áp chót trên thang điểm 10 là “tệ nhất” và 0 là “sạch nhất”. Xếp hạng này “cùng chiều” với các xếp hạng trên các bảng chỉ số cảm nhận tham nhũng, chỉ số thay đổi (kinh tế - chính trị)...
Thế nhưng, muốn hay không muốn, liệu những nghi vấn còn đang trong vòng “xem xét” ở Thanh tra Chính phủ (liên quan ít nhất đến một ông chánh, một ông phó, một ông vụ trưởng, một ông trưởng đoàn thanh tra)... cũng khiến cho sự lạc quan này có cơ trở nên “lạc quan tếu”?
Do lẽ, Thanh tra Chính phủ chính là cơ quan đầu não chống tham nhũng, nhất là từ đầu năm nay cùng với Bộ Công an tạo thành cơ quan chống tham nhũng. Càng nhức nhối khi biết rằng ông chánh thanh tra là người đã đại diện Nhà nước VN ký công ước chống tham nhũng của LHQ, và ông phó kia cũng đã là người ký sáng kiến chống tham nhũng của ADB và OECD.
Thật ra, vẫn có thể hi vọng chống tham nhũng hiệu quả hơn bằng cách giải quyết một số “hạn chế” hiện đang tồn tại trong một số lĩnh vực, cơ quan. Tỉ như trong lĩnh vực sử dụng vốn ODA. Một nghiên cứu của WB về tính hiệu quả trong sử dụng tài trợ ODA của VN, do Jacquemin và Bainbridge hoàn tất vào 19-10-2005, đã cho thấy đâu là những “hạn chế” của các cơ quan VN. Vài trích đoạn:
18- ... Các bộ chủ quản cùng các chính quyền địa phương lại tha hồ diễn giải luật lệ do chính phủ trung ương thiết lập.
66-... Theo một số nhà tài trợ, các đặc quyền đã khiến một số bộ chủ quản không sẵn lòng tiếp nhận lịch trình xây dựng tính hiệu quả trong sử dụng tài trợ.
68-... Một số nhà tài trợ cho rằng chính do các đặc lợi mà các bộ chủ quản không muốn ủng hộ việc loại bỏ các PMU (các đơn vị quản lý dự án). Nhân viên các PMU lĩnh lương cao hơn, lại được hưởng lợi lộc như xe cộ, ra nước ngoài nghiên cứu, vốn tạo thành sự thu hút của các chỗ làm trong các PMU này.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt