Tham nhũng - giặc nội xâm nguy hiểm
Có thể nói rằng, đằng sau sự thật thoát trong xây dựng cơ bản, chạy chức,chạy quyền, xuống cấp của y đức, giáo dục - đào tạo, nhiêu khê của thủ tục hành chính...là cái bóng khổng lồ của con bạch tuộc tham nhũng, vì đều được tạo ra bởi những kẻ được Nhà nước, nhân dân giao phó ít nhiều quyền lực và đã lạm dụng để trục lợi cá nhân, bất chấp lợi ích tập thể, quốc gia, dân tộc. Nói cách khác, tham nhũng là quốc nạn của quốc nạn.
Nhận diện tham nhũng
Tham nhũng đã và đang trở thành vấn nạn nhức nhối của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã xác định tham nhũng là mộttrong những nguy cơ làm tụt hậu đất nước, và ta tích cực, chủ động tìm nhiều chủ trương, biện pháp đối phó với vấn nạn này, cụ thể là những quy định trong Pháp lệnh chống tham nhũng, Pháp lệnh công chức, những điều cấm đối với đảng viên, đẩy mạnh cải cách hành chính cùng hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật và các biện pháp nghiệp vụ khác. Trên bình diện quan hệ quốc tế, vừa qua Việt
Kết quả là thời gian qua hàng loạt các bộ, ngành, lĩnh vực "nhạy cảm" với nạn tham nhũng đa được thanh, kiểm tra (như Bưu chính Viên thông Dầu khí, Xây dựng cơ bản…).Qua công tác thanh, kiểm tra vả các biện pháp nghiệp vụ kháccủa cơ quan chức năng, hàng loạt những vụ tiêu cực, tham nhũng, lãng phí lớn nhỏ đã bị phanh phui, truy tố, xét xử. Điểm đặc biệt đáng lưu ý là gần đây những vụ tiêu cực, tham ô lớn có liên quan tới những vị cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước cũng đã được điều tra, truy tố, xét xử (như vụ án Trương Văn Cam và đồng bọn, vụ Lã Thị Kim Oanh… và gần đây nhất là vụ việc đang tại Petro Việt Nam. Đây là một ghi nhận tích cực, bởi nó chứng tỏ quyết tâm củaĐảng, Chính phủ và nhân dân ta quyết chiến với nạn tham nhũng và đảm bảo sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, bất kể người đó là ai, ở cương vị nào.
Tuy nhiên, qua những vụ việc tiêu cực, tham nhũng được phát hiện, xét xửthời gian qua cũng cho thấy tính chất và mức độ ngày càng tinh vi, phức tạp, nghiêm trọng và xảo quyệt của nạn tham nhũng ớ nước ta, và những kết qủa đạt được trên mặt trận chống tham nhũng thời gian qua mới chỉ chặt đứt được một số ít vòi của con bạch tuộc tham những khổng lồ đang hàng ngày, hàng giờ hút máu của nhân dân, của quốc gia, dân tộc và của cá các thế hệ con cháu mai sau. Theo đánh giá của Tổ chức minh bạch quốc tế vào năm 2003, Việt
Đâu là nguyên nhân?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nạn tham nhũng: Vì hệ thống chính sách, pháp luật của nước ta đang trong thời kỳ chuyền đổi, bổ sung, hoàn thiện nên vừa thiếu vừa chồng chéo, chưa đồng bộ, hiệu quả, do đó đã tạo ra kẽ hở cho bọn tham nhũng lách luật, thêm nữa, có những vụ tiêu cực, tham nhũng còn bị xử lý nhẹ nên chưa đủ sức răn đe. Đo hệ thống thủ tục hành chính vẫn còn cơ chế xin - cho, chồng chéo, phiền hà, miếu minh bạch, nên những người có thầm quyền xử lý dễ lợi dụng biến thành mê cung để hành nhân dân, doanh nghiệp… kết quả là những ai cần thi phải chạy chọt, chung chi: nào là chạy sổ đỏ, chạy giấy phép xây dựng, chạy tường, chạy thầy thuốc, chạy dự án, chạy hái quan, thuế vụ, công an…Để giảm thiểu tham nhũng ở lĩnh vực này, thiết nghĩ thay vì cơ chế hệ xin - cho hãy xây dựng một hành langpháp lý rõ ràng, mọi cá nhân tổ chức có quyền tự do hoạt động trong khuônkhổ đó mà không phải xin xỏ bất cứ điều gì ở các cơ quan công quyền, các bộ phận chức năng ở những cơ quan này chỉ có nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ pháp luật và chi được can thiệp khi có sai phạm.
Đo công tác lựa chọn, tuyền dụng, sử dụng, đánh giá cán bộ nhiều lúc, nhiều nơi còn thiếu minh bạch, dân chủ, công khai, còn nể nang, xuê xoa. Điều này dẫn tới tình trạng chạy việc, chạy chức, chạy quyền, chạy tội…và đã lọt vào trong guồng máy vận hành đất nước không ít những kẻ kém tài, kém đức, cơ hội chủ nghĩa. Những kẻ này khi yên vị chỉ lăm lăm vơ vét, tham nhũng đề bù lại số vốn chúng bỏ ra khi là "nạn nhân" của tham nhũng, và còn cố “lấy lãi" càng nhiều càng tốt. Khi đã vào cái vòng xoáy: tham nhũng - chạy quyền, chạy chức - tham nhũng thì việc tham nhũng rất khó bị phát hiện, xử lý nghiêm khắc bởi nó trở thành một vòng tròn khép kín bảo kê cho nhau, nếu không sẽ "đứt dây động rừng". Tình trạng nay càng có đất lộng hành khi mà cơ chế chịu trách nhiệm cá nhân, bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta chưa trở thành việc làm bình thường như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Gần dây dư luận rất bất bình khi nhiều vị lãnh đạo các bộ, ngành khi trả lời chất vấn về những sai phạm trong lĩnh vực mình, quản lý trước diễn đàn Quốc hội, trước công luận dã trả lởi cho quachuyện, tìm cách lảng tránh, phủi bỏ trách nhiệm.
Một nguyên nhân nữa cũng hay được đề cập là thu nhập của cán bộ công chức còn thấp. Đây chỉ là một nguyên nhân nhỏ không có tính quyết định tới hành vi tham nhũng song lại thường được lạm dụng để biện minh nó cho hành vi tham nhũng. Có nhiều vị từ lãnh đạo khi trả lời về nguyên nhân của tiêu cực tham nhũng trong lĩnh vực mình quản lý đã đổ lỗi do đồng lương thấp (trả lời của một vị lãnh đạo ngành Hải quan trên báo Tuổi Trẻ TP. Hồ Chí Minh ngày 26/5 vừa qua là một ví dụ). Vậy xin đặt một câu hỏi ngược với các vị đó là: nếu vì lương thấp nên tham nhũng thì các vị đó có (đã, đang) nằm trong gồng quay đó không? Và tại sao lương thấp mà nhà cửa, tài sản, đời sống của các vị đó và nhiều cán bộ, công chức trong ngành lại khá giả, sung túc đến thế?!
Rõ ràng việc đổ lỗi cho đồng lương thấp là chưa hợp lý. Hiện mặt bằng lương ở xã hội ta khác nhau là mấy, có chăng chỉ vài ngành dính dáng đến độcquyền mới có thu nhập siêu ngạch, song chính ở những ngành này lại thường có những vụ tiêu cực lớn! Nếu do đồng lương thấp vậy xin hỏi tại sao ở ngành dầu khí (Cụ thể là ở petroViệt
Có còn thuốc chữa?
Với những gì chúng ta đã làm shiện nay, câu hỏi được đặt ra là phải chăng tham nhũng ra hết thuốc chữa, phải chăng chúng ta chịu bó tay?! Câu trả lời là không nhất địnhlà không, nhất là ở một đất nước đi theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân như nước ta rất nhiên đấu tranh chống tham nhũng là một cuộc chiến sinh tửlâu đài đầy cam go, phức tạp, đúng như Chú tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra, tham nhũng là kẻ thù còn nguy hiểm hơn cá giặc ngoại xâm bởi không có sự phân biệt rạch ròi chiến tuyến để dễ bề nhận biết, mà lại năm trong hàng ngũ của ta, là một thứ giặc nội xâm vô cùng nguy hiểm và được ngụy trang cực kỳ khéo léo. Bởi vậy, nếu như trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm chúng ta đã có những bộ chỉ huy quyết đoán, thông tuệ, tinh nhuệ, thì trên mặt trận chống giặc nội xâm này càng cận một bộ chỉ huy tinh nhuệ thì trên mặt trận chống giặc nội xâm này càng cần có một bộ chỉ huy tinh nhuệ với những con người trong sạch, công tâm, xả thân, linh hoạt, sắc sảo, đầy đủ quyền lực và hành động độc lập để trở thành “bàn tay sạch” quét dọn bọn tham nhũng. Nên chăng, Đảng, Chính phủ, Quốc hội xem xét thành lập Bộ chỉ huy đó - Ủy ban quốc gia chống tham nhũng - để thực hiện sứ mệnh thiêng liên này. Bên cạnh đó là việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, tăng lương, thực hiện nghiêm quy chế dân chủ, đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Cơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt