Ban Thanh tra đặc biệt chống tham nhũng
Một tháng sau ngàygiành được chính quyền trên cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc gặp gỡ với đại biểu báo chíngày 6/10/1945, đã nói: Chính phủ dân chủ cộng hoà lâm thời là công bộc của dân. Làm việc nước hay làm việc gì khác, người ta thường muốn có một chút danh hay một chút lợi về phần mình. Nhưng anh em trong Chính phủ lâm thời hiện nay, như quốc dân đã biết, ra gánh vác việc nước, không ai mong danh hay chuộng lợi.Muốn cho danh chính, thì danh, làm sao cho dân tộc mình có danh với thế giới và lợi, làm thế nào cho tranh được lợi với thế giới.
Trong khi lãnh đạo chính quyền, Hồ Chủ tịch quan tâm nhất đến vấn đề sao cho được lòng dân, và xem đó như nguyên tắc cao nhất. Người viết trên báo Cứu quốc 65 ngày 12/10/1945: "Ta nhận thấy xung quanh các UBND, một vài nơi tiếng phàn nàn oán thán nhiều hơn các Uỷ ban địa phương. Những Uỷ ban đó không những không được dân yêu, còn bị dân khinh, dân ghét là khác nữa.
Thứ nhất, dân ghét các ông Chủ tịch các ông uỷ viên vì cái tật ngông nghênh, cậy thế cậy quyền. Những ông này không hiểu nhiệm vụ và chính sách của Việt minh, nên khi nắm được chính quyền trong tay vẫn lạm dụng, có được mấy khẩu súng lục trong túi lúc nào cũng lăm le muốn bắn, đeo chiếc kiếm bên mình lúc nào cũng chỉ chực muốn chặt người ta. Người ta còn bĩu môi nói đến bà “thủ trưởng” nọ bận quần áo chẽn, tóc ngắn, cưỡi ngựa ra đi rong khắp phố mà chẳng có việc gì, người ta còn thì thào chỉ trỏ ông tỉnh trưởng kia vác ô tô đưa bà tỉnh trưởng đi chơi mát mỗi chiều”.
Để khắc phục tình trạng đó, Hồ Chủ tịch đã không chỉ chờ ở biện pháp tuyên truyền, giải thích, phê bình, tự phê bình. Ngày 23/11/1945, bằng sắc lệnh số 64 đăng trong Công báo, người đã lập ra một Ban thanh tra đặc biệt và một toà án đặc biệt có nhiệm vụ giám sát và xét xử các sai phạm của các nhân viên từ trong các UBND các cấp đến cơ quan cao nhất của chính quyền, Chính phú, không để cho Toà án địa phương lại xử quan chức địa phương.
Nội dung sắc lệnh như sau:
"Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt
Điều thứ nhất: Chính phủ sẽ lập ngay một Ban thanh tra đặc biệt, có uỷ nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của UBND, các cơ quan của Chính phủ.
Điều thứ hai: Ban thanh tra đặc biệt có toàn quyền:
- Nhận các đơn khiếu nại của nhân dân.
- Điều tra, hội chứng, xem xét các tài liệu giấy tờ của các của Chính phủ cần thiết cho công việc giám sát.
- Đình chức, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong UBND hay của Chính phủ đã phạm lỗi, trước khi mang ra Hội đồng Chính phủ hay Toà án đặc biệt xét xử.
- Tịch biên hoặc niêm phong những tang vật và dùng mọi cách điều tra để lập một hồ sơ mang một phạm nhân ra Toà án đặc biệt.
Ban Thanh tra có thể truy tố cả các việc đã xảy ra trước ngày ban sắc lệnhnày.
Ban thanh tra có quyền đề nghị lên Chính phủ những điều cần sửa đổi trong các cơ quan.
Khi Ban thanh tra đặc biệt đã lập xong được hồ sơ truy tố, thì các vụ việc sẽ được UBND hoặc các cơ quan được đưa ra xét xử không ở các toà án dân sự thường, mà do một toà án đặc biệt.
Sắc lệnh số 64–SL cũng quy định luôn chức năng, cơ cấu về lề lối làm việc của Toà án đặc biệt như sau:
Điều thứ ba: sẽ thiết lập ngay tại Hà Nội một toà án đặc biệt để xử những nhân viêncủa các UBND hay các cơ quan của Chính phủ do Ban thanh tra truy tố.
Điều thứ tư: Toà án đặc biệt có ông Chủ tịch Chính phủ lâm thời (tức là Chủ tịch nước) làm chánh án và hai ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm hội thẩm.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ là hội thẩm thuyết trình. Một uỷ viên trong Ban Thanh tra đứng buộc tội .
Viên lục sự sẽ do ông Trưởng lý toà thượng thẩm Hà Nội chỉ định.
Điều thứ năm: Bị cáo có thể tự bào chữa lấy, hay nhờ luật sư bênh vực, ông hội thẩm thuyết trình có thể cử một luật sư ra bào chữa không cho bị cáo.
Điều thứ sáu: Toà án đặc biệt có toàn quyền định án, có thể tuyên án tử hình: những án tuyên lên sẽ thi hành trong 48 giờ.
Bản sắc lệnh được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 23/11/1945.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt