Những người chống tham nhũng: Họ là ai?
Những thông tin từ vụ PMU 18 khiến vấn đề tham nhũng lại càng nóng hơn bao giờ hết. Với một bộ máy đồ sộ, cùng với các cơ quan quản lý các cấp, ngoài chức năng giám sát của Quốc hội, chúng ta còn có VKS Nhân dân tối cao với cả hệ thống từ Trung ương đến địa phương làm nhiệm vụ khởi tố, công tố. Chúng ta có hệ thống tòa án khắp cả nước. Thế nhưng, tham nhũng vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm.
Đó là chưa kể dấn hệ thống Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước có mặt ở khắp các tỉnh thành, thế nhưng nạn tham nhũng vẫn hồn nhiên tồn tại. Vậy công cụ nào để kiểm soát tham nhũng? Dân chúng đóng vai trò thế nào trong cuộc chiến gay go này?
Từ chuyện dân biết...
Tham nhũng dẫu có tinh vi đến đâu vẫn thường có những biểu hiện cụ thể bằng hành vi. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn, nhũng nhiễu, chiếm đoạt tài sản, trục lợi nhận hối lộ...là một trong những hành vi tham nhũng. Có thể những hành vi này không được phát hiện ngay từ đầu nhưng kết quả của hành vi tham nhũng thường được biểu hiện bằng nhiều hình thức như: Việc quan chức giàu lên một cách không bình thường, tiêu xài sang, cho con đi học nước ngoài, mua sắm những thiết bi đắt tiền, cách sống xa hoa, sa đọa. Từ dấu hiệu hành vi đến khi thực hiện thành công hành vi là cả một quá trình, dẫu có tinh vi đến mấy cũng khó có thể qua nổi mắt của nhân dân. Cũng chính nhờ tai mắt của dân, nên hầu hết mọi vụ tham nhũng lớn đều do nhân dân phát hiện. Vụ án Lã Thị Kim Oanh gây chấn động Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vụ án Năm Cam với 155 bị cáo phải ra hầu tòa, Vụ lấy đất tái định cư chia cho quan ở Đồ Sơn (Hải Phòng) với tài sản tham nhũng trị giá hàng trăm tỷ đồng, và kể cả vụ án đang làm rung chuyểncả chính trường, PMU 18 đều bắt đầu bằng việc phát hiện của người dân. Trong những trường hợp này, việc giám sát của dân chúng có tác dụng lớn hơn rất nhiều những bố máy công quyền hiện có.
Một câu hỏi đặt ra là, Làm thế nào để phát huy được năng lực giám sát của mọi tầng lớp dân cư? Theo Điều 7, Luật Chống tham nhũng mới được Quốc hội thông qua, nói về Quyền và nghĩavụ của công dâncó đoạn: "Công dâncó quyền pháthiện, tố cáohành vi thamnhũng, có quyền và nghĩa vụ tham giađấu tranh phòng chống tham nhũng”.Luật là vậy, nhưng thường thì để luật đi vào đời sống là cả một chặng đường với không ít rào cản.
Không ít vụ tiêu cực, tham nhũng là một hệ thống khép kín, trong đó có sự cấu kết chặt chẽ từtrên xuống dưới. Vụ PMU 18 là một trong số đó, người bị tố cáo lại "ăn dơ" với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo, nên người tố cáo không biết tin vào ai. Có trường hợp người tố cáo vừa gửi đơn xong, người bị tố cáo đã biết được ai tố cáo mình. Những người dân vốn không sở hữu quyền lực, lại bị che giấu bởi những hàng rào nội bố nên không dễ gì vượt qua.
"Thảo dân" với sự lệ thuộc quá nhiều vào cơ quan công quyền, nên không phải ai cũng công khai dám viết đơn thư tố giác tham nhũng. Vì lý do này, lượng đơn thư tố giác nhiều nhưng thường là giấu tên (nặc danh). Trong phiên họp thảo luận về Dự luật phòng chống tham nhũng, Phó Tổng thanh tra Chính phủ, Ông Vũ Phạm Quyết Thắng, không tán thành bất kỳ sự tố cáo nặc danh nào. Ông cho rằng: "... cần đòi hỏi công dân có tính tự giác cao, có trách nhiệm với lời nói của mình. Trước khi tố cáo thì phải cân nhắc kỹ xem hành vi đó có phải là tham nhũng, chứ không phải xem mình có bị trù dập hay không?". Khác với quan điểm này, cơ quan cảnh sát điều tra đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, từ những thông tin từ các bức thư giấu tên, cơ quan công an đã lần ra không ít đường dây tham nhũng được dư luận khen ngợi. Vụ án đánh bạc và tham nhũng ở PMU 18 cũng được phát hiện từ những bức thư như vậy:
Đến chuyện dân giám sát
Trở lại những vụ việc như đã nêu ở trên, từ những đơn thư của quần chúng mà đại điện là Đại tá về hưu Đinh Đình Phú, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện ra vụ tham nhũng đất đai tổng số khoảng 200 suất đất tái đinh cư ở Đồ Sơn đã được chia cho các quan.
Nhân dân ở thôn Dương Tiền, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, đã tự nguyện thành lập Hội chống tham nhũng và đã hoạt động được 9 năm nay. Không nhận một đồng lương từ Nhà nước, nhưng chỉ vì "giữa đường thấy sự bất bình nào tha" nên những người dân đã tình nguyện làm việc không công. Qua 9 năm hoạt động, họ đã phát hiện ra 17 vụ việc: Từ kết quả điều tra của Hội này, cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hải Phòng đã tiến hành xác định, làm rõ những vi phạm về lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý làm trái, chi tiêu sai nguyên tắc tổng số tiền gần 13 tỷ đồng của một số cán bộ chủ chốt thuộc UBND xã Trấn Dương.
Qua Ban chống tham nhũng thôn, Công an TP. Hải Phòng xác định việc xây lắp và cải tạo đường điện hạ thế 0,4 kV ở xã Trấn Dương cán bộ xã, thôn đã chia chác đút túi 27 triệu đồng. Qua "điều tra" của Ban này, hàng loạt sự vụ khác cũng được nêu ra, như: cán bộ xã khai khống Huân, Huy chương để lĩnh tiền, trong số 19 hồ sơ thì chỉ có...3 hồ sơ thật có 19 mộ liệt sĩ thì cán bộ khai thành... 120. Để làmrõ vụ hồ sơ giả về mố liệt sĩ
Trên đây chỉ là vài ví dụ trong hàng trăm vụ việc tham nhũng được nhân dân phát hiện. Việc nhân dân tham gia chống tham nhũng không còn là cá biệt. Điều này phản ánh một nguyện vọng làm trong sạch xã hội của dân chúng trong một xã hội pháp quyền. Nếu như những mô hình trên được nhân rộng, địa phương nào cũng có "Ban chống tham nhũng thônnhư trên, thì tình trạng tham nhũng ở cấp cơ sở sẽ giảm đi đáng kể”.
Cơ chế nào cho người dân chống tham nhũng cũng như mọi lĩnh vực khác, công cuộc chống tham nhũng sẽ thành công khi phát huy được sức mạnh của dân chúng. Điều quan trọng là tạo ra hành
Không ít người do đương đầu với tham nhũng mà đã bị mất chức thậm chí bị trù dập, bị bôi nhọ vu cáo, buộc phải thôi việc.Nhà báo Trần Đình Bá, người đãphát hiện ra hàng chục vụ án nghiêm trọng cũng đã từng phải đối mặt với những cú điện thoại dọa nạt, những lời răn đe dọa dẫm của những kẻ giấu mặt. Ông Trần Anh Kim, nguyên Trung tá quân đội, sau nhiều năm đấu tranh với những hiện tượng tham nhũng, tiêu cực của một số cán bộ
Điều đáng mừng là trong Luật chống tham nhũng mới được Quốc hội thông qua, điều 64, Khen thưởng người tố cáo có đoạn: "Ngườitố cáo trung thực,tích cực cộng tác với cơ quan,tổ chức đơnvị cá nhân có thẩm quyền trong việcphát hiện, ngăn chặn vàxử lý hànhvi tham nhũng thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng”. Tuy nhiên khen thưởng
Nhà nước ta là của dân, do dân và vì dân. Vào thời kỳ đổi mới, chúng ta có thêm câu: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Nói là vậy, nhưng làm thế nào để thực hiện được điều đó là một chuyện khác. Với sự lãnh đạo tập trung nền hành chính Việt Nam còn tồn tại quá nhiều thứ nội bộ: Thông tin nội bộ, xử lý nội bộ, bảo vệ nội bộ... mà thực chất của những thứ nội bộ này là nằm ngoài sự kiểm soát của Luật pháp, nằm ngoài sự giám sát của nhân dân. Muốn phát huy sự giám sát của dân chúng ninh bạch và công khai hoá ở các cơ quan công quyền, các cơ sở kinh tế của nhà nước là điều kiện không thể thiếu được.
Xin được nhắc lại hai câu của
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt