Phòng chống tham nhũng
Luật và cơ quan chuyên trách đứng riêng một mình khó mà thắng trong cuộc chiến chống tham nhũngnày. Có nhiều luật chưa đủ, mà còn cần những điều kiện khác để luật trở thành công cụ hữu hiệu, đó là: sự thực thi pháp luật triệt để và công bằng, tách bạch công - tư, và cuối cùng là sự minh bạch trong áp dụng pháp luật. Nếu không luật cũng vô tác dụng thậm chí trong nhiều trường hợp, luật lại phản tác dụng làm cho tham nhũng càng có cơ hội nảy nở hơn.
Suốt hơn chục năm qua, phòng chống tham nhũng luôn được nhắc đến trên các diễn đàn - từ các kỳ họp Quốc hội, các cuộc hội nghị quốc tế, các buổi gặp mặt với doanh nghiệp, các nhà đầu tư, trên báo chí ...Từ đầu thập niên 1990, Quốc hội đã ra Nghị quyết về chống tham nhũng, rồi Bộ luật Hình sự cũng đã quy định về các tội danh tham nhũng, Pháp lệnh chống tham nhũng, quy định về kê khai tài sản, Luật Giám sá,/ Luật Khiếu lại tố cáo, Pháp lệnh CBCNVC... và nhiều văn bản, pháp luật liên quan khác cũng ra đời nhằm phông ngừa và chống tham nhũng.
Trên thực tế, chúng ta có đủ các cơ quan áp dụng và thực thi pháp luật - tòa án, viện kiểm sát, công an, vô số các co quan thanh tra, hải quan, thuế... đã có những vụ án lớn liên quan đến tham nhũng được đưa raánh sáng.
Thế nhưng như trong chuyện cổ tích, tham nhũng giống con quái vật nhiều đầu, chặt đầu này nó lại mọc đầu khác, vẫn cứ sống nhơn nhơn, trơ tráo, khiến nềnkinh tế thiệt hại khủng khiếp, làm càn trở môi trường đầu tư ô nhiễm cả môi trường văn hóa tinh thần. Gần đây có người nói cần phải có Luật Chống tham nhũng cơ quan chuyên trách chống tham nhũng. Nhưng luật như thế đã đủ chưa hay luật còn cần những kiện nào khác? Và đó là những điều kiện gì?
Trước hết, cần một sự thực thi pháp luật triệt để công bằng. Bởi vì, “đánh từ vai trở xuống thì làm sao chống được tham nhũng". Nếu ví luật là thanh kiếm thì nó cũng chỉ là một công cụ vô tri vô giác, nêndù có sắc bén đến đâu thì nếu vẫn nằm yên đó chỉ là thanh
Quan trọng hơn, Pháp luật phải được áp dụng cách bình đẳng, nghĩa là ai phạm tội thì phải chịu chứ không thể có nghịch cảnh một chị dùng 250.000 tiền giả thì bị tòa án tuyên 2 năm tù giam, trong đó một trạm CSGT ăn tiền mãi lộ “bị bắt tận tay, day tận mặt” lại được “nâng lên đặt xuống” rồi xử lý nội bộ rồi cho “chìm xuồng”.
Điều đáng nói ở đây là các cơ quan Nhà nước hữu quan chỉ được trao nắm giữ thanh kiếm ấy mà thôi, còn chủ nhân đích thực của nó chính là dân. Nếu người trao kiếm mà không chịu dùng kiếm hoặc dùng kiếm sai thì chỉ còn mỗi cách là thu lại kiếm và trao cho người khác.
Tiếp đó, phòng chống tham nhũng cần tách bạch công - tư. Tại sao thanh kiếm pháp luật ở nước ta lại xuống đến thế đối với những kẻ tham nhũng? Bởicông - tư còn lẫn lộn và nhập nhằng. Tham nhũng chỉ ở một môi trường: công quyền và “công tiền"- tham nhũng nảy nở ở những noi tiền công quỹ nằm hớ hênh, được canh giữ, quản lý chặt chẽ. Việc quản lý tài sản công (nhất là đất đai), cũng như quản lý ngân sách Nhà nước, việc thanh quyết toán tài chính công không những còn quá nhiêu sơ hở, lỏng lẻo, mà còn rơi vào tay nhiều vị nắm tiên công, quyền công mà lại coi đó là của tư.
Đặc biệt, tham nhũng càng khó chống ở một nước phương Đông như nước ta, nơi mà chủ nghĩa gia đình trị có cơ hội lớn len vào quản lý công quyền, dẫn đến tình trạng “dây mơ, rễ má", “rút dây động rừng", đã bao che vì cùng một ruột, nay lại càng bao che cho nhau hơn vì mối quan hệ gia đình, thân quen, nhập nhằng giữa công và tư, thanh kiếm pháp luật khó mà lần ra và chặt bỏ hết. Một cựu đại biểu Quốc hội khóa X từng đặt câu hỏi: tại sao các vị quan chức hầu như không phát hiện ra vụ tham nhũng nào của ngành mình, cấp mình, của đơnvị mình? Và ông trả lời: các vị này coi việc lại quả, coi việc lót tay bằng phong bao là bình thường cho nên không thấy vị nào tỏ rõ quyết tâm giải quyết, vì chả lẽ lại đi chặt tay mình. Rất nhiều vấn đề được phát hiện sớm, nhưng vài ba năm không giải quyết chỉ vì kiếm “vướng người này, vướng người kia, vướng khâu này, khâu khác”.
Cuối cùng, phòng chống tham nhũng cần đến sự minh bạch. Minh bạch có nghĩa là trong suốt, nhìn thấy rõ. Minh bạch là để tách bạch công - tư và tách bạch công - tư là để cho minh bạch. Hai điều này cũng giúp thúc đẩy việc thực thi pháp luật triệt để hơn, nhanh hơn, công bằng hơn.
Muốn minh bạch thì người dân cần phải có quyền tiếp cận thông tin: Nhưng trong không ít trường hợp, sự hạn chế thông tin tỏ ra có lợi hơn cho những người nắm trong tay quyền và tiền. Minh bạch cũng gắn với công khai. Có người nói, sự minh bạch thực chất là mặt trời trong đời sống xã hội của con người,
Tuy nhiên, thông tin và công khai không phải mặc nhiên làm cho mọi việc và nênminh bạch. Sự cần thiết của một quy định pháp luật hay văn bản pháp luật phải được luận chứng. Nếu thực tiễn không cần luật, nhưng luật vẫn ra đời, thì người dân buộc phải “lách" luật. Và thật là nghịch lý, luật trong nhiều trường hợp như thế lại là cái bình phong, che cho tham nhũng hoành hành. Có khá nhiều ví dụ thực tế chứng minh cho điều này, chẳng hạn quy định hạn chế tốc độ xe hơi bất hợp lý được nhiều anh CSGT biến chất “năng nổ” lợi dụng để làm luật, móc túi các lái xe đường dài. Rõ ràng là ở đây thông tin rất đầy đủ, trên từng đoạn đường một, nhưng dùng luật đó Nhà nước ban hành để “làm luật"- đó là một sự “lập lờ đánh lận”rất không minh bạch, mặc dù nhiều khi nó diễn ra giữa ban ngày ban mặt.
Sự thiếu minh bạch cũng đồng nghĩa với chế độ trách nhiệm trong hệ thống chính quyền thiếu rõ ràng. Quyền ra quyết định ở nước ta qua quá nhiều tầng, như vậy không có ai thực sự có quyền ra quyết định, nhưng rất nhiều người có quyền phủ quyết quyết định. Do đó, đến lúc tham nhũng xảy ra và bị phanh phui, thanh kiếm pháp luật không biết hạ vào ai.
Việc áp dụng pháp luật bất cần được diễn ra dưới ánh sáng minh bạch. Cũng một cựu đại biểu Quốc hội khóa X kể lại: khi kẻ phạm tội hối lộ khai ra vị quan chức nào đó thì tòa bảo: Tòa không hỏi thì không phải trả lời, hoặc kết tội bị cáo vu khống hoặc nhà báo nào dám nói tới những vụ việc tiêu cực tày đình, thì chỉ cần một câu nói: “làm lộ bí mật Nhà nước” là bị trị ngay để bịt miệng. Sự minh bạch giúp cho thần công lý thấy rõ cần phải chĩa thanh kiếm vào ai và mặc dù thần công lý đã bịt mắt để thể hiện thái độ vô tư như thần và nhất cử nhất động của thần cũng cân được đặt dưới ánh sáng của sự minh bạch, để tất cả người dân nhìn thấy thần dùng thanh kiếm của mình thế nào, có trảm không và trảm có đúngkhông.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt