Chống tham nhũng phải từ dân

05:48 SA @ Thứ Tư - 06 Tháng Chín, 2006

Khi nói đến tệ nạn tham nhũng, ta thường quy tội cho những quan chức lạm quyền và quy trách nhiệm Nhà nước đã không xử lý nghiêm túc, đầy đủ việc quản lýcủa mình.Quy hoàn toàn trách nhiệm chữa căn bệnh tham nhũng cho Nhà nước, trông đợi kết quả nhiệm màu từ một số cá nhân lãnh đạo, hoặc từ một số chính sách chống tham nhũng của Nhà nước có phải chăng là một cách đặt vấn đề lạc hướng và xã hội sẽ tiếp tục bị thất vọng?

Tham nhũng ở nước ta có phải là tất yếu?

Tham nhũng là hệ quả tất yếu khi có ba yếu tố cùng gặp nhau: nhiều tiền, nhiềuquyền và một môi trường cơ cấu xã hội còn non kém. Khi con người có nhiều quyền, kể cả quyền quản lý nhiều tiền thì cái tham sân si tăng theo tỷ lệ thuận. Tham sân si cộng với một cơ cấu kinh tế chính trị - hành chính - xã hội còn thiếu minh bạch, thiếu sự phân quyền rạch ròi, thiếu sự kiểm soát để cân bằng (check and balance) thì có cả tham nhũng là chuyện tất nhiên. Ở xả hội nào cũng vậy, chỉ khác nhau ở mức độ và điều này tùy vào yếu tố cơ cấu mà thôi.

Trong tiếng Việt có hai chữ rất súc tích, gói ghém được không biết bao nhiêu kết quả công trình nghiên cứu khoa học xã hội trên thế giới: quyền lợi và quyền hạn.Đã có quyền thì đòi hỏi phải có lợi và khi giao quyền thì phải có hạn. Nhưng khi cơ cấu yếu kém thì quyền và lợi sẽ không có "hạn" nên khó có thể kiểm soát được. Các nhà quan sát quốc tế khi nhìn tình hình kinh tế - chính trị - xã hội Việt Nam đều không ngạc nhiên với những vụ việc như PMU 18, họ cho rằng điều ấy không xảy ra mới là lạ. Họ chỉ hơi ngạc nhiên là ông Giám đốc PMU 18 đã bị sân si, chơi ngông đến mức để bị phát hiện. Và họ cũng không ngạc nhiên nếu Việt Nam còn cả trăm, hay cả ngàn PMU 18 nữa chưa bị phát hiện. Lý do đơn giản là Nhà nước đang quản lý một số tiền viện trợ ODA quá lớn, quyền lực thì tập trung vào một tập thề nhỏ (mà tâm lý tập thể thì thường tự hành xử, bao che vì nhau), trong khi cơ cấu xã hội chưa có đủ độ hoàn chỉnh giúp lãnh đạo quản lý Nhà nước một cách hiệu quả các hoạt động kinh tế ở tầm vi mô. Vì vậy, sau hơn 15 năm thực sựđi vào đổi mới, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một hạ tầng cơ sở xã hội khả dĩ hợp lý đề chuẩn bị cất cánh.

Trong chính trị - xã hội học có câu: "Dân nào thì tương ứng với lãnh đạo đó". Vấn đề tham nhũng không phải chỉ vì có một số ông quan tham tiền. Cũng không phải là do tầng lớp lánh đạo cấp cao không muốn chống nạn tham nhũng vì tham nhũng làcon siêu vi đang làm xói mòn trầm trọng giá rị chính thống của tập thể lãnh đạo, làm cho công việc của họ khó khăn hơn và làm cho họ tuy có quyền nhưng không có thựclực. Khi có quyền mà không có lực thì “hành" không kết quả. Con siêu vi này không thể trị được chỉ bằng những liều thuốc chính sách chổng tham nhũng mang tính hình thức này, hay hình phạt pháp luật kia, và cũng không thể chỉ trông đợi vào một cá nhân lãnh đạo anh minh nào đó. Tham nhũng tự nó là một hiện tượng củamột vấn đề có tính hệ thống. Cái gốc của nó có từ văn hóa xã hôi truyền thống. Tham nhũng còn sinh tồn là nhờ phần lớn vào sự chấp nhận, đồng lõa của xã hội.

Mọi cá nhân nếu nhìn lại mình trong mọi sinh hoạt hàng ngày sẽ thấy sự đồng lóa, dễ dàng chấp nhận tham nhũng của chính bản thân, từ chuyện chấp nhận cho con đi học thêm để lấy lòng thầy, đi họp phải có phong bì dù đó là trách nhiệm công việc của mình, đến chuyện mua bằng cấp chức danh, thành tích. Tình trạng "dễ người để được dễ ta",”ai cũng vậy" đã trở thành một cái nếp nghĩ trong dân gian. Tham nhũng còn được xem như là một "phương tiện" cần thiết đề khi cần còn có ngõ…

Các nhà kinh tế, xã hội học tin rằng thuốc sát trùng hữu hiệu nhất là ánh sáng (The best disinfectant is sunlight) để nói lên giá trị của một môi trường minh bạch. Tham nhũng là những ung nhọt, những con mối mọt được sinh sôi, nay nở trong bóng tối am ướt. Ai cũng biết là nếu mở toang các cửa số cho thông thoáng, rồi có thêm vài nguyên tắc vệ sinh căn bản thì ruồi muỗi, mối mọt sẽ không còn đất sống. Nhưng việc mớ các cửa sổ không đơn giản, vì lực cản không phải nhỏ từ số người có quyền đã quen được thu vén trong bóng tối từ lâu nay. Môi trường xã hội này chỉ có ánh sáng khi nào đa số người dân bị bức xúc đến độ không chịu được nữa và ý thức được ánh sáng mặt trời là cần thiết để giải thoát họ ra khỏi chỗ u tối, bệnh hoạn. Khi đó, họ sẽ lớn tiếng đòi hỏi ánh sáng mặt trời và tự họ đi mở tung các cửa. Hai điều kiện này hiện chưa cỏ được và còn khó có trong một tương lai gần. Tham nhũng ở mức không thể chấp nhận được có thể sẽ còn là một vấn đề triền miền của xã hội vì xã hội chỉ đang kỳ vọng vào một giải pháp chinh sách đơn phương từ Nhà nước mà chưa chịu ý thức đầy đủ trách nhiệm cửa chính mình để đặt vấn đề một cách trung thực, sòng phẳng.

Tham nhũng cản trở “cất cánh”

Ảnh hưởng của tham nhũng sâu rộng lắm. Ở đây ta chỉ thử làm một bài toán kinh tế tượng trưng. Từ nay đến khoảng năm 2010, tức thời điểm ta không còn đượcnhận ODA nữa thì tổng số viện trợ ODA đổ vào Việt Nam có lẽ vào khoảng 20 tỉ USD. Theo một báo cáo được công bố trước đây thì sổ thất thoát trực tiếp (bị ai đó bỏ túi) lên đến 15-20%, thất thoát gián tiếp (tiêu xài thiếu hiệu quả, chi phí không hợp lý) cũng khoảng tương tự. Như vậy, tổng số thất thoát lên đền 30 - 40%, bằng 6-8 tỉ USD, hay trên dưới 100 ngàn tỉ đồng! Khi nhận 1 đồng ODA mà bị thất thoát thì ta sẽ bị mất không phải 1 đồng, mà còn hơn thế nữa vì chúng ta phải trả lãi (cứ tính tạm là 5%/năm), cộng thêm tình trạng mất cơ hội sinh lãi từ kinh doanh trên 1đồng này (tạm tính 10%/năm). Như vậy tính ra chúng ta còn mất thêm 0, 15 đồng mỗi năm nữa. Mỗi năm năm ta sẽ mất gấp đôi (2 đồng), sau 10 năm mất 4 đồng... con số 100 ngàn tỉ đồng bây giờ sẽ thành 400 rồi 800 ngàn tỉ đồng mà xã hội sẽ phải gánh chịu trong 10 năm tới.

Trong thuyết kinh tế phát triền thì quá trình phát triền của một nước cũng tương tự như một chiếc máybay đang lăn bánh trên đường băng. Để máy bay có thề cất cánh thì cần có hai yếu tố quyết định: (1) Máy bay phải có đủ lực để có khả năng duy trì một gia tốc tối thiểu và (2) Đến một thời điểm nhất định phải có quyết định cất cánh. Nếu thiếu một trong hai điều kiện này thì máy bay sẽ đâm đầu vào cuối đường băng. Tham nhũng là một trong những yếu tố tiêu cực lớn nhất làm cho máy bay không thể cất cánh được vì không đủ lực (hạ tầng cơ sở không được đầu tư hữu hiệu và đúngmực để mau chóng đạt mức tối thiểu để hỗ trợ cho các mục tiêu phát triển khác). Cơ hội để cất cánh sẽ không có mãi (đường băng nào cũng có giới hạn). Kinh nghiệm của các nước đang phát triền là trong vòng 10 - 15 năm, nếu nạn bao cấp và tham nhũng không đưa giải quyết tích cực thì cơ hội cất cánh càng khó khăn hơn.

Xã hội Việt Nam vì hoàn cảnh lịch sử, chiến tranh, đã làm cho đa số người phải tập trung quá nhiều vào các vấn đề sinh tồn cá hân. Mà khi con người đã quá đặt nặng vào sự sinh tồn thì tính ích kỷ của mỗi cá nhân sẽ làm cho "vốn xã hội" suy đồi, lòng tin của con người với người và giữa người với hệ thống xã hội bị sứt mẻ. Sự chấp nhận củaxã hội sống chung với tham nhũng như là “sống chung với lũ” sẽ làm cho người dân trong xã hộimất lòng tin vào tương lai, xuôi tay với thời cuộc, không còn khả năng chủ động được vận mệnh của mình. Đây là cái giá lớn nhất mà toàn xã hội phải trả nếu chúng ta không kịp thời chấn chỉnh. Việt Nam nay mai sẽ vào WTO. Doanh nghiệp trong nước sẽ vượt qua được những thử thách ban đầu vì thật sự chúng ta cũng chỉ mới ở giai đoạn "bán mồ hôi kiếm sống". Chúng ta có đủ sức cầan cù, nhanh nhẹn sống còn trong thời gian đầu. Nhưng thử thách khắc nghiệt nhất chính là ớ trong ta, ởnội lực. Nếu chúng ta không tự cởi trói, không gột bỏ được những.thói quen xấu,không nhanh chóng thay đổi tư duy để sống và làm việc một cách thuận lý hơn và cho mục tiêu chung của xã hội thì ta sẽ khó có cơ hội đổi đời và sẽ bị đào thải, vì môi trường hội nhập toàn cầu vẫn là một môi trường "cá lớn nuốt cá bé", ngày càng tinh vi và trực diện hơn. Chúng ta đang ở một ngã ba lịch sử. Trong thập niên tới, hoặc chúng ta sẽ đi về hướng phát triển một xã hội văn minh có văn hoá như Singapore, Malaysiahay một xã hội phần hóa, tụt hậu như Indonesia, Philippines? Điều đó phụ thuộc vào trách nhiệm và quyết định của toàn xã hội.

Phải từ dân. Đây là vần đề lớn có tính chất hệ thống và đòi hỏi phải có sự đồng tâm, quyết liệt hành động của toàn xã hội. Vấn đề tham nhũng như một cây cổ thụ đã ăn sâu mọc rễ. Sẽ không có một vị lãnh đạo cao cấp nào có đủ khả năng tự bứng gốc được gốc cây ấy. Xã hội không nên quá kỳ vọng vào lãnh đạo Nhà nước vì họ không đủ lực. Không ít nhà lãnh đạo cao cấp đã từng than phiền với hiện trạng "trên nói dưới không nghe". Toàn xã hội cần nhận ra một cách chỉnh xác cái giá phải trả cho tham nhũng và phải có thái độ dứt khoát. Xã hội Việt Nam đã có quyền thống dân chủ cao. Lãnh đạo Việt Nam về nguyên tắc là từ dân và do dân, đã chấp nhận dân là chủ. Chỉ có dân mới có khả năng tạo điều kiện cho lãnh đạo thi hành có hiệu quả các liều thuốc chống tham nhũng và đòi họ có trách nhiệm trước dân tộc. Dân tộc ta đã chứng minh được khả năng "đội đá vá trời" khi bị ép đến đường cùng. Thành công của tất cả các cuộc kháng chiến giành độc lập trong lịch sứ đất nước đều từ sự quyết tâm và hành động của toàn dân. Trong thập niên 1980, cuộc đối mặt kinh tế cũng đã từ dân. Chính sách đổi mới là một thành tích lịch sử cực kỳ khó khăn trong hoàn cảnh chính trị - xã hội thời đó, vậy mà dân vẫn làm được.

Vấn đề tham nhũng nan giải hơn là vì cái đau và cái giá phải trả của nó không cảm nhận được tức thời. Nó ngấm ngầm như một căn bệnh ung thư, chứ không như một cơn đói. Như vậy, ý thức đúng đắn về bản chất của vấn đề và sự đòi hỏi quyết liệt của xã hội phải là yếu tố tiên quyết trong việc giải quyết được căn bệnh trầm kha này.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thần linh pháp quyền

    20/08/2014Nguyễn Sĩ DũngPháp quyền về bản chất gắn với “thần linh”. Và người đầu tiên không ngại nói ra điều ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lẽ, cũng là người Việt Đầu tiên nói đến pháp quyền. Năm 1919, trong bản yêu sách gửi đến hội nghị Versaille, yêu sách thứ 7 được người đề ra là pháp quyền...
  • Suy đoán vô tội và suy đoán có tội

    03/05/2014Đoàn Tiểu LongChống tham nhũng dễ hay khó? Nhiều người nói rằng khó vì rất khó có được bằng chứng nhận hối lộ hay lợi dụng chức vụ để trục lợi một cách tinh vi. Đó là nguyên nhân vì sao dư luận kêu ca nhiều, nhưng số vụ đưa ra xét xử lại vô cùng ít...
  • Luật sư của Nhà nước và Luật sư của người dân

    07/12/2010Đoàn Tiểu LongTừ trước tới nay, các chuyên gia pháp lý của ta đều nhất trí rằng “bình đẳng trước Toà án” chỉ là một nội dung của quyền “bình đẳng trước pháp luật” mà Hiến pháp quy định, tuy nhiên trước Toà án các bên chỉ bình đẳng về mặt tố tụng, tức là đưa ra chứng cứ, tài liệu, yêu cầu và tranh luận, chứ không bình đẳng về mọi mặt. Chính đây là điều đáng suy ngẫm...
  • Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật

    30/08/2006Ngọ Văn NhânTrước khi có sự xuất hiện nhà nước, pháp luật và cùng với đó là ý thức pháp luật, những yếu tố tham gia định hướng và điều chỉnh ý thức, hành vi xã hội của con người lại chính là đạo đức, phong tục, tập quán, truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng... đặc biệt là dư luận xã hội...
  • Vì sao người dân thờ ơ với pháp luật

    09/07/2006Nguyễn Đức LamỞ Việt Nam hiện nay cùng với việc có những đạo luật làm ra hầu như "nằm phủ bụi" trên giá, nhưng nhiều đạo luật xã hội rất cần thì lại chưa có. Có một thực trạng cần sớm được khắc phục, đó là một bộ phận lớn dân cư hoặc chua biết đến luật, hoặc ác cảm, thờ ơ với luật, với toà án. Tại sao lại có tình trạng như vậy?
  • Những người chống tham nhũng: Họ là ai?

    02/06/2006Hải LanNạn tham nhũng vẫn ngang nhiên tồn tại. Vậy công cụ nào để kiểm soát tham nhũng? Dân chúng đóng vai trò thế nào trong cuộc chiến gay go này?
  • Tham nhũng - giặc nội xâm nguy hiểm

    18/05/2006Thanh BìnhCó thể nói rằng, đằng sau sự thật thoát trong xây dựng cơ bản, chạy chức, chạy quyền, xuống cấp của y đức, giáo dục - đào tạo, nhiêu khê của thủ tục hành chính... là cái bóng khổng lồ của con bạch tuộc tham nhũng, vì đều được tạo ra bởi những kẻ được Nhà nước, nhân dân giao phó ít nhiều quyền lực và đã lạm dụng để trục lợi cá nhân, bất chấp lợi ích tập thể, quốc gia, dân tộc. Nói cách khác, tham nhũng là quốc nạn của quốc nạn...
  • Công cụ cho chống tham nhũng

    12/04/2006Danh ĐứcKhi điều tra về các vụ mua bán độ bóng đá, cảnh sát đã tình cờ tìm thấy tên tuổi các quan chức cá độ trong máy tính của một trùm ghi độ, và một tháng sau bể ra vụ “cho mượn xe” những 108 chiếc ở PMU 18. Nói tình cờ bởi “vụ PMU18” không phải do thanh tra Bộ GTVT hay Thanh tra CP phanh phui ra...
  • Ban Thanh tra đặc biệt chống tham nhũng

    28/02/2006Trần Vĩnh KhangTrong khi lãnh đạo chính quyền, Hồ Chủ tịch quan tâm nhất đến vấn đề sao cho được lòng dân, và xem đó như nguyên tắc cao nhất...
  • Giò lụa hay xúc-xích: Lại bàn về làm luật

    28/10/2005PGS, TS. Phạm Duy NghĩaChơi chữ theo Bismark, ông Nguyễn Sĩ Dũng khôi hài cho rằng “làm luật khó như làm xúc xích". Cũng như xúc-xích, muốn dùng được, luật pháp phải gần với cuộc đời, phải thoả cơn đói của người dân và từng bước chắp cánh cho họ vươn tới những giá trị ẩm thực ngày một thanh cao. Vốn chỉ quen với giò lụa, nay phải làm luật cho ngôi làng toàn cầu, người nước ta chắc phải nắm bắt lấy những kỹ nghệ tân tiến mà sản xuất ra các quy phạm có giá trị áp dung chung, mang tính khái quát cao, dễ hiểu và tự nhiên đi vào lòng người tới mức chẳng những dân ta mà người ngoại quốc cũng vui lòng cung kính mà tuân thủ. Luật pháp tự thân nó phải sống trong tâm thức và liêm sỉ của con người...
  • Giải pháp góp phần tích cực phòng và chống tham nhũng

    17/08/2005Trọng DânCó thể nói, nếu luật về phòng và chống tham nhũng, lãng phí ra đời, công cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta đã phải sử dụng tới hình thức pháp lý cao nhất, một "đòn phép" tối hậu...
  • Toàn dân hiến kế chống tham nhũng

    21/07/2005Đỗ Lê TảoHôm nay (ngày 20.7), dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng được đưa ra lấy ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể quần chúng... Theo tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng tại kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khoá XI thì tình hình tham nhũng hiện nay của nước ta đang diễn ra rất phức tạp, trong nhiều lĩnh vực, có xu hướng tăng về quy mô, tính chất ngày càng nghiêm trọng...
  • Công cụ chống tham nhũng của Tổ chức minh bạch quốc tế

    18/07/2005Danh ĐứcCảnh sát điều tra sẽ có kết luận về những vụ việc đang làm công chúng buồn lòng, thậm chí nghĩ rằng mình đang bị lừa đảo, móc túi.
  • Sách "Bàn về khế ước xã hội"

    06/07/2005Bàn về khế ước xã hội” cũng đề cập những vấn đề nêu trên nhưng đi theo hướng tư duy hoàn toàn khác: Nếu như Montesquieu muốn khám phá cái “trật tự, cái quy luật trong mớ hỗn độn các luật pháp ở mọi xứ sở và mọi thời đại” thì Rousseau lại cố gắng tìm kiếm trong cái “trật tự dân sự có hay không một số quy tắc cai trị chính đáng, vững chắc, biết đối đãi với con người như con người”;
  • xem toàn bộ