Chống tham nhũng cần một cách nhìn mới, tư duy mới

06:36 SA @ Thứ Bảy - 22 Tháng Bảy, 2006

Tệ nạntham nhũng từ nhiều năm qualuôn làđiều nhức nhối, lo lắng và bực bội củatoàn xã hội. Bất chấpnhững quyếttâm, những nỗ lực của cáctổ chứccó trách nhiệm, nạn “nội xâm” này vẫn tiếp tục diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Tạikỳ họp thứ sáu của Quốc hội vừaqua, vấn đề đạisự đó lại có dịp được xới lên thảoluận sôi nổivới giải phápmới được đề ra là ban hành Luật Chống tham nhũng (thaycho Pháplệnh tỏ ra chưađủ hiệu lực) và lậpmột cơ quan thống nhất chỉ đạo cuộc đấu tranhcam go này. Liệuđó đã phảilà lối thoát để tahy vọng haychưa? Vấn đề cầnđược nhìn nhậnnhư thếnào? Còn cần phải làm gìđể có để sớm chặn đứng tệ nạnnày?

Qua tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm, ta có dịp nhận rõ hơn thực trạng tham nhũng để từ đó tìm hiểu vào gốc rễ của vấn đề.

Tỷ lệ số vụ phát hiện được so với thực chất tình hình mới chỉ ở mức rất thấp (chỉ khoảng 5%, theo số liệu của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về vi phạm kinh tế và chức vụ) và hầu như đều được phát hiện tử bên ngoài cơ quan, đơn vị có vi phạm. Tham nhũng không còn xảy ra ở các đơn vị, cá nhân riêng lẻ mà đã phổ biến ở nhiều cấp nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với các đường đây lớn dính líu đền. một số cán bộ có chức vụ cao. Nhiều vụ buôn lậu, lừa đảo, ma túy… thường có sự "bảo kê” của cán bộ có chức quyền để chia chác, hối lộ, chạy án. Nhiều cuộc thanh tra kéo dài với kết luận thiếu rõ ràng để có thể truy tố, xét xử, đặc biệt về đất đai, về các dự án xây dựng. Tham nhũng thường đi liền với lãng phí làm thất thoát hang chục tỷ đồng mà không quy được trách nhiệm cụ thể, thường được xử lý với tội danh thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng hơn là quy được tội tham nhũng. Một hiện tượng rất dễ thấy là một bộ phận không nhỏ cán bộ có chức có quyền sống phè phỡn bằng “tiền chùa" màkhông bị truy cứu nguồn thu nhập mặcdù đã có kê khai tài sản. Cả núi tiền mồ hôi nước mắt của người dân bị đổ xuống sông, xuống biển, tài sản công bị "xẻ thịt” chia nhau và chỉ ngẫu nhiên bị phát hiện.

Nói cho công bằng thì vừa qua các cơ quan bảo vệ pháp luật đã phanh phui được khá nhiều vụ việc nghiêm trọng và đã xử lý một số cán bộ, kể cả cán bộ cao cấp hư hỏng. Tuy nhiên, đầu tranh chống tham nhũng còn thụ động và dừng ở “quyết tâm” chung chung, thương phê phán nơi khác mà không nhìn vào đơn vị mình, địa phương mình ngành mình. Các biện pháp ngăn chặn còn ít tác dụng…

Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2005 do Ngân hàng Thế giới (WB) côngbố ngày 25/11/2004 đã đành hẳn 11 trang nói về nạn tham những ở nước ta, trong đó nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam hiện nay ở vị trí dễ tổn thương vì tham nhũng phát triển nhanh, vượt khỏi trách nhiệm giải trình của Chính phủ(tác giả nhấn mạnh). Một chiến lược chống tham nhũng có hiệu quả phải nhằm giảm cơ hội cho hành vi tham nhũng vàtăng khả năng phát hiện những cá nhân có hành vi tham nhũng. Tham nhũng là một thách thức nghiêm trọng nhất mà Việt Namphải đối mặt.

Phải chăng việc chống tham nhũng còn kém hiệu quả chính là do ta chưa có một cách nhìn vào bản chất của tệ nạn và từ đó chưa có một tư duy mới về chống tham nhũng để tìm đúng căn nguyên và trị được tận gốc.

Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thầy, mặc dù đã xử lý mạnh tay một số cán bộ cao cấp tham nhũng (chí ít là 8 người từ Đại hội XVI đến nay tình trạng tham nhũng vẫn tiếp diễn nghiêm trọng với những đặc điểm sau:

Trong một số ngành, địa phương đã hình thành những "tập đoàn lợi ích”, sau khi một số phần tử tham nhũng đã cơ bản hoàn thành bước "tích lũy nguyên thủy”. Đó là sự tích lũy thông qua 6 loại hoạt động: cho thuê đất công với khối lượng lớn qua nhiều tầng nấc, lợi dụng quyền lực cho vay vốn lớn trái pháp luật, miễn giảm thuế trái quy định, dung túng buôn lậu chuyển thầu các dự án xây dựng, "moi tiền” từ thị trường cổ phiếu...

Thủ đoạn tham nhũng tinh vi, giảo hoạt và kín đáo hơn, chủ yếu dưới ba hình thức: một là từ phương thức “hàng trả ngay" (tiền trao cháo múc) chuyển sang "hàng trả chậm” (để nhiều năm mới thu lợi cả gốc lẫn lãi). Hai là vay mượn và chuyển nhượng quyền lực, dung túng người thân cận lợi dụng cương vị của mình để kiếm lợi. Ba là, “rửa tiền” bất chính qua việc đưa con cái ra định cư ở nước ngoài hoặc bản thân trốn ra nước ngoài khi đã “ăn đủ” và có đấu hiệu bị lộ. Còn có cách làm tăng giá trị của "vốn" qua đầu tư kinh doanh hoặc chuyển tiền ra Ngân hàng nướcngaòi.

Không ít phần tử tham nhũng “kháng thuốc", hóa trang thành cán bộ liêm khiết và khi bị phát hiện thì ngoan cố chối tội, đùn đáy trách nhiệm, chạy án, lấy thành tích "cống hiến" để được miễn giảm tội.

Từ “làm ăn riêng” chuyển sang tham nhũng tập thể hoặc câu kết với các băng nhóm xã hội đen để che chắn cho nhau.

Về đấu tranh chống tham nhũng, có “lý sự” cho rằng “có làm việc, có tham nhũng chút ít là tự nhiên”(!) miễn là kinh tế phát triển(!).

Qua thực trạng đó, lãnh đạo TrungQuốc khẳng định nguyên nhân quan trọng nhất là chế độ nhân sự (công tác cán bộ). Với cơ chế lựa chọn bố trí cán bộ không công khai và khách quan, sinh ra tệ “mua quan bán chức" để các phân tử cơ hội đầu cơ quyền lực trong khi đó những cán bộ có đức có tài thực sự không được sử dụng. Vì vậy, “không cải cách chế độ nhân sự thì không thê xây dựng được cơ chế cán bộ chịu trách nhiệm trước nhân dân, đấu tranh chống tham nhũng sẽ không thể đi vào chiều sâu với hiệu quả cao”. Và do đó,"quản lý đất nước phải quản lý Đảng trước, quản lý Đảng phải đặc biệt quản lý quan chức".

Tư duy mới về chống tham nhũng là chống và phòng ngừa tham nhũng. Đó là sự thay đổi có tính chiến lược từ thụ động sang chủ động, coi trọng cả tấn công và phòng ngừa.

Tư duy mới còn ở chỗ từ cách coi việc chống tham nhũng chỉ là một cuộc “đấu tranh chính trị” chuyển sang cách coi đó là “một nhiệm vụ chính trị” quan trọng của Đảng"gắn liền với nhiệm vụ xây dựng Đảng mà toàn Đảng phải tập trung toàn lực để làm có hiệu quả rõ rệt.

Nội dung công tác xây đựng Đảng không chỉ là “3 xây dựng lớn” (gồm tư tưởng tác phong và tổ chức) mà phải là "5 xây dựng lớn" (gồm cả xây dựng chế độ và xây dựng năng lực cầm quyền). Chống tham nhũng có tính chế độ phải là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của Đảng, thay vì chỉ coi đó là thuộc phạm trù. Cải cách hành chính của Nhà nước hoặc hẹp hơn là của Chính phủ. Bởi lẽ nguy cơ đồi với chế độ đồng nghĩa với nguy cơ đối với vai trò duy nhất cầm quyền của Đảng.

Từ tư duy mới đó, công cuộc chống và phòng tham nhũng ở TrungQuốc đang phát triển theo chiều sâu, trị cả gốc lẫn ngọn chú trọng trị gốc. Báo cáo tại Đại hội XVI của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra nhiệm vụ tập trung tăng cường xây dựng thể chế” thực hiện chế độ hóa, quy phạm hóa và quy trình hóa nền dân chủ XHCN, cần tích cực triển khai dân chủ trong Đảng, xúc tiến cải cách thể chế chính trị, cần tăng cường ràng buộc và giám sát quyền lực.

Đương nhiên, mỗinước có đặc điểm riêng và cách làm riêng phù hợp, tuy nhiên cũng có nhiều điểm tương tự với mức độ khác nhau. Chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc để vận dụng vào cuộc đấu tranh đầy khó khăn, phức tạp này.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tham nhũng - nguồn gốc của nghèo đói trên thế giới

    04/05/2015Nhật VyHơn 2/3 thế giới nằm dưới mức trung bình trong danh sách điều tra về độ trong sạch vừa được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố hôm nay cho thấy mức độ tham nhũng đang nguy cấp đến mức nào...
  • Tham nhũng và tham nhũng tinh thần

    29/11/2011Nguyễn Trần BạtNếu như chống tham những vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thì chống tham nhũnng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân loại.”
  • Những người chống tham nhũng: Họ là ai?

    02/06/2006Hải LanNạn tham nhũng vẫn ngang nhiên tồn tại. Vậy công cụ nào để kiểm soát tham nhũng? Dân chúng đóng vai trò thế nào trong cuộc chiến gay go này?
  • Tham nhũng - giặc nội xâm nguy hiểm

    18/05/2006Thanh BìnhCó thể nói rằng, đằng sau sự thật thoát trong xây dựng cơ bản, chạy chức, chạy quyền, xuống cấp của y đức, giáo dục - đào tạo, nhiêu khê của thủ tục hành chính... là cái bóng khổng lồ của con bạch tuộc tham nhũng, vì đều được tạo ra bởi những kẻ được Nhà nước, nhân dân giao phó ít nhiều quyền lực và đã lạm dụng để trục lợi cá nhân, bất chấp lợi ích tập thể, quốc gia, dân tộc. Nói cách khác, tham nhũng là quốc nạn của quốc nạn...
  • Phòng chống tham nhũng

    03/05/2006Nguyễn Đức LamTrách nhiệm cá nhân là vấn đề hiện đang được công luận rất quan tâm. Kỳ họp Quốc hội vừa qua đánh dấu sự miễn nhiệm đầu tiên của một Bộ trưởng cũng có liên quan đến vấn đề trách nhiệm cá nhân. Đây là một vấn đề cũng đang rất nóng đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp Việt Nam...
  • Tham nhũng: Sự tương tác và cộng hưởng giữa con người và cơ chế

    23/04/2006Lê Đăng DoanhCùng với các vụ tham nhũng lớn đã được phanh phui đang gây ra những bức xúc lớn trong dư luận. Nhưng để chống tham nhũng có hiệu quả, cần tìm hiểu nguyên nhân nào, cơ chế nào đã tạo điều kiện cho bọn tham nhũng hoành hành, chứ không chỉ thỏa mãn và dừng lại ở việc xử lý một số quan chức liên quan. Ta bàn sâu về các biện pháp chống tham nhũng từ cơ chế nhằm góp phần xây dựng một bộ máy công quyền trong sạch và vững mạnh...
  • Làm thế nào để phòng chống tham nhũng nhanh và hiệu quả?

    16/04/2006TS. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ (ĐH Kinh tế Quốc dân)Để chống tham nhũng, phải làm sao cho các công chức, quan chức không muốn, không thể và không dám tham nhũng...
  • Phòng chống tham nhũng

    14/04/2006Nguyễn Đức LamLuật và cơ quan chuyên trách đứng riêng một mình khó mà thắng trong cuộc chiến chống tham nhũng này. Có nhiều luật chưa đủ, mà còn cần những điều kiện khác để luật trở thành công cụ hữu hiệu...
  • Công cụ cho chống tham nhũng

    12/04/2006Danh ĐứcKhi điều tra về các vụ mua bán độ bóng đá, cảnh sát đã tình cờ tìm thấy tên tuổi các quan chức cá độ trong máy tính của một trùm ghi độ, và một tháng sau bể ra vụ “cho mượn xe” những 108 chiếc ở PMU 18. Nói tình cờ bởi “vụ PMU18” không phải do thanh tra Bộ GTVT hay Thanh tra CP phanh phui ra...
  • Để chống tham nhũng hiệu quả hơn

    28/03/2006Danh ĐứcTrước những phát hiện hầu như từng ngày về những gì khuất tất hoặc tiêu cực đã rõ ở PMU18, cũng như ở Thanh tra Chính phủ và ở Tổng công ty Dầu khí..., không thể không có những câu hỏi như: tham nhũng ngày càng “nhiều”, càng “cao”, càng “lớn” hơn?
  • Chống tham nhũng - Hãy vận dụng mạnh mẽ yếu tố tâm lý

    06/03/2006Vũ Duy Phú (Viện Những vấn đề phát triển-VIDS)Mấy chục năm nay, tham nhũng không hề thuyên giảm. Thậm chí có nơi, có lúc nó còn trầm trọng hơn, xuất hiện nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm hơn và có tổ chức hơn...
  • Ban Thanh tra đặc biệt chống tham nhũng

    28/02/2006Trần Vĩnh KhangTrong khi lãnh đạo chính quyền, Hồ Chủ tịch quan tâm nhất đến vấn đề sao cho được lòng dân, và xem đó như nguyên tắc cao nhất...
  • Giải mã tham nhũng

    26/12/2005Thanh Vũ"Chân dung" tham nhũng đã được nhìn thấy rõ hơn, "địa chỉ” tham nhũng phổ biến nhất cũng được xác định qua kết quả điều tra xã hội học có tên “Nghiên cứu đấu tranh chống tham nhũng” do Ban Nội chính Trung ương thực hiện lần đầu tiên được công bố. Lại thêm một thái độ cương quyết trong víệc phòng chống quốc nạn này mà các thông tin công khai vào cuối tháng11 qua là một sự kiểm chứng sòng phẳng...
  • Trừ lạm quyền để chống tham nhũng

    11/12/2005Nhật LệDân chủ là xu thế không cưỡng lại được, không phải vì đó là sản phẩm đến từ Mỹ, từ phương Tây, hoặc từ quốc gia nào đó (như có người nghĩ vậy), mà vì đó là nhu cầu căn bản đến từ người dân, nghĩa là từ bên trong. Tôi nói thêm : Đây không phải là nhu cầu bức xúc của một thiểu số có học hay là trí thức; người dân nào cũng cảm thấy như vậy...
  • Tham nhũng và cạnh tranh

    05/12/2005Nguyễn Quang AĐảng, chính phủ, báo giới và dư luận nói chung đều coi tham nhũng tràn lan ở nước ta là một quốc nạn, một cản trở lớn đối với sự phát triển của đất nước, một ung nhọt nhức nhối có thể gây mất ổn định xã hội...
  • Chống tham nhũng cần nhìn thẳng vào sự thật

    29/11/2005Đỗ Quang ĐánVấn đề đặt ra là lũ tham nhũng này đang ẩn khuất ở đâu? Chân dung, diện mạo của chúng thế nào mà khuynh đảo đất nước ghê gớm thế?
  • “Luận” về tham nhũng

    12/11/2005Phạm Thanh BìnhỞ nước ta những năm gần đây báo chí cũng đã tốn nhiều giấy mực để "luận" về tham nhũng. Vì thế, người viết bài này không dám cả gan vác bút qua cửa... nhà báo để luận về tham nhũng, mà chỉ xin dẫn lời một số văn nhân học giả Trung Hoa luận về cái tệ nạn trầm kha xuyên quốc gia này, để rồi mạn phép góp đôi lời bàn thêm.
  • “3 không” về chống tham nhũng ở Việt Nam

    31/10/2005Ths. Lê Hoàng TùngLần đầu tiên, công tác chống tham nhũng ở Việt Nam được luật hóa. Dự thảo Luật chống tham nhũng đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Đảng, Nhà nước Việt Nam đang nỗ lực quyết tâm tuyên chiến với tệ tham nhũng. Xin được góp bàn đôi điều về vấn đề này…
  • Đặc thù tham nhũng ở Việt Nam

    24/10/2005Trần Bạch Đằng...Tuy Quốc hội đã công bố rộng rãi Dự luật với mong mỏi được nghe những đóng góp bổ sung, cải sửa, hoặc bác bỏ từng nội dung của Dự luật, nhưng vẫn chưa có phong trào nào gọi là "đúng ý dân" đối với một vấn đề hết sức quan trọng như vậy...
  • "Tôi nói, cơ chế sản sinh ra tham nhũng…"

    16/10/2005GS. Hoàng TụyTham nhũng là một quốc nạn, điều đó ai cũng nói và cũng biết. Song để phòng, chống và hạn chế được tình trạng tham nhũng không phải là điều dễ dàng. Cho đến nay, chúng ta vẫn đang trên con đường tìm tòi, xin ý kiến nhân dân để chọn ra các giải pháp, các biện pháp đủ mạnh và hiệu quả để phòng và chống tham nhũng. Trăn trở, bức xúc với quốc nạn này, Giáo sư Hoàng Tuỵ đã có những tâm sự rất chân về tham nhũng và chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay...
  • Tham nhũng - vấn đề của phát triển

    11/10/2005Trần Ngọc ThơMức độ tham nhũng ở VN trong thời gian gần đây đã có những dấu hiệu không giống xu hướng chung so với các nước có cùng trình độ phát triển....
  • Những bộ mặt của tham nhũng

    07/10/2005Ngô Tự LậpMặc dù "tham nhũng" là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều và tham nhũng là vấn đề đau đầu của mọi quốc gia, ở mọi thời đại, cho đến nay người ta vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất cho nó. Lý do là tham nhũng được tiếp cận từ nhiều quan điểm khác nhau, từ kinh tế, đạo đức, tôn giáo đến chính trị, xã hội và giai cấp, và các quan điểm này lại mang nặng dấu ấn lịch sử và cá nhân...
  • “Độc quyền chức vụ” cái gốc của tham nhũng

    01/10/2005TS. Phạm Anh TuấnTham nhũng ở Việt Nam hiện nay đã trở thành quốc nạn. Quốc nạn tham nhũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước không còn phù hợp với sự phát triển của đất nước. Vì thế, dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng đang được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến nhân dân để sớm ban hành, áp dụng. Tham nhũng, dù xảy ra ở đâu thì cũng là tội phạm đặc biệt, được thực hiện trước hết bởi các quan chức...
  • Giải pháp góp phần tích cực phòng và chống tham nhũng

    17/08/2005Trọng DânCó thể nói, nếu luật về phòng và chống tham nhũng, lãng phí ra đời, công cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta đã phải sử dụng tới hình thức pháp lý cao nhất, một "đòn phép" tối hậu...
  • Chống tham nhũng

    21/07/2005Nguyễn Quang ATham nhũng là lạm dụng quyền được trao để mưu lợi cá nhân. Có uỷ quyền là có thể tham nhũng. Tham nhũng cổ gần như loài người và sẽ còn khi loài người còn. Chẳng ai tin vào hi vọng hão huyền về một xã hội không có người được trao quyền, không có nhà nước.
  • Toàn dân hiến kế chống tham nhũng

    21/07/2005Đỗ Lê TảoHôm nay (ngày 20.7), dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng được đưa ra lấy ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể quần chúng... Theo tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng tại kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khoá XI thì tình hình tham nhũng hiện nay của nước ta đang diễn ra rất phức tạp, trong nhiều lĩnh vực, có xu hướng tăng về quy mô, tính chất ngày càng nghiêm trọng...
  • "Công ty" tham nhũng...

    09/07/2005Trần Bạch ĐằngBáo Tuổi Trẻ số ra ngày thứ hai 4-7-2005 đăng bài điều tra của Võ Hương - Như Hằng về "Hệ thống công ty một nhà được thành lập như thế nào?" phản ánh dòng vận chuyển của điện kế điện tử từ cơ quan đặt hàng là Công ty Điện lực TP.HCM đến người tiêu dùng điện. Đó là câu chuyện thời sự đang bức xúc dư luận thành phố.
  • xem toàn bộ