Phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp Nhà nước
Tham nhũng thường bắt đầu từ cái gốc là quyền lực. Một người tham nhũng được vì anh ta có quyền. Những người có sức, có quyền trong bộ máy Nhà nước nói
Trong chương trình nghị sự của Hội nghị BCH Trung ương lầnthứ 3 khóa X có bàn thảo về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng. Cùng với việc
Vài nét về bức trang tham nhũng
Tham nhũng tràn lan, từ các doanh nghiệp nhỏ đến các tổng Công ty quy mô lớn. Mấy năm gần đây, tham nhũng đã bị phát hiện ở 4đại gia là dầu khí (vụ Nguyễn Quang Thưởng), điện lực (vụ điện kế điện tứ của Nguyễn Minh Hoàng), bưu chính - viễn thông (vu Nguyễn Lâm Thái), hàng không (vụ Công ty xăng dầu hàng không). Riêng 4 Tổng Công ty này đã chiếm trên 500% vốn của Nhà nước có tại doanh nghiệp nhà nước, một nguồn lực lớn đang bị bọn tham nhũng nhằm vào để đục khoét.
Tham nhũng trong doanh nghiệp Nhà nước được nảy sinh và nuôi dưỡng trong một mạng lưới quan hệ chằng chịt, phi pháp luật, phi chính thức, nhưng có sức công phá rất mạnh và sức công phạt cao. Những vu tham nhũng nghiêm tiếng đều có sự móc nối giữa giới kinh doanh với giới quyền lực để trục lợi cho cả hai bên một cách bất hợp pháp (điển hình là vụ đường dây 500 KV Bắc Nam, vụ Lã Thị Kim Oanh, vụ PMU 18).
Những kẻ tham nhũng hầu hết là cán bộ có chúc và hoặc chức trách trong bộ máyquản lý doanh nghiệp nhà nước, có hiểu biết sâu về pháp luật, liên kết với nhau tạo thành thể lực lớn, lợi dụng ngay sơ hở trong quản lý, kiềm tra, giám sát đề chiếm đoạt tài sản, xâm phạm lợi ích Nhà nước, tham nhũng ngày càng có tổ chức, câu kết với phần tử tiêu cực, móc nối với phần tử bên ngoài, liên kết với nhiều giới trong xã hội từ quan chức đến trí thức, từ báo chí đền xã hội đen (vụ án Năm Cam) bưng bít, trấn áp người lộ thông tin, vùi dập người đấu tranh, khống chế người có ýđịnh chống tham nhũng.
Từ chỗ không dám tham nhũng vì đó là việc làm bất hợp pháp, vô lương tâm, bị dư luận xã hội lên án, ngày nay tham nhũng gần như công khai, trắng trợn, nguy hiểm hơn nó đã và đang trở thành việc không làm không được, nếu không công việc kinh doanh không chạy.
Tìm nguyên nhân và giải pháp
Nguyên nhân của một nguyên nhân là con người. Tham nhũng thưởng bắt đầu từ cái gốc là quyền lực. Một người tham nhũng được vì anh ta có quyền. Những người có chức, có quyền trong bộ máy Nhà nước nói
Theo báo cáo điều tra tham nhũng ở Việt Nam do Ban Nội chính Trung ương thực hiện cuối năm 2005, có tới 56,5% cán bộ, công chúc được hồi đánh giá: cấp trên trực tiếp của mình tham nhũng ở các mức độ khác nhau. Cấp trên là nhũng người đứng đầu đã dính vào tham nhũng rồi thì nói chống tham nhũng ít người nghe và chỉ là hô hào suông. Muốn phòng, chống tham nhũng chì phải xem lại đội ngũ cán bộ, công chức nắm trong tay quyền lực mà trước hết những người này là đảng viên, loại bỏ những người thoái hóa, biến chất, bán mình cho tham nhũng. Chúng ta không sợ làm mạnh thì hết cán bộ vì phần đông cán bộ của ta là tốt.
Nguyên nhân thứ hai do quyền sở hữu và quyền sử dụng tách rời. Doanh nghiệp Nhà nước thuộc hình thức sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hưu quản lý.
Về giám sát: bên cạnh việc giám sát nội bộ doanh nghiệp, giám sát của cơ quanquản lý Nhà nước, họ đề cao vai trò giám sát của chủ nợ, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh các phương tiện thông tin đại chúng, cộng đồng và hiệp hội doanh nghiệp. Đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, quản trị nội bộ doanh nghiệp đổi với nhưng doanh nghiệp mà Nhà nước còn giữ 100% vốn được thực hiện theo chế độ Công ty Cổ phần nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của giám sát nội bộ.
Về kiếm toán: Việc giám sát nội bộ thị trường, nội bộ doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa đủ mà càn có đánh giá khách quan hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là tình hình tài chính. Do vậy, việc thực hiện kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp bởi một Công ty kiểm toán độc lập là quy định bắt buộc. Công ty kiểm toán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật ve tính độc lập, khách quan, trung thực về kết quả kiểm toán.
Nguyên nhân thứ ba là những chính sách bao cấp, bảo hộ, độc quyền bất hợp lý.Bao cấp, bảo hộ, độc quyển kinh doanh có điều kiện, có thời hạn là cần thiết trong điều kiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước còn yếu nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp Nhà nước lớn lên, cạnh tranh được khi ta thực hiện đầy đủ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trở thành thành viên của WTO.
Nhưng nếu ta bao cấp, bảo hộ, độc quyền quá mức cần thiết và kéo dài thì chẳng nhũng không đạt được kết quả về mặt kinh tế - xã hội, làm cho doanh nghiệp Nhà nước càng ỷ lại thêm vào Nhà nước mà còn tạo ra môi trường cho tham nhũng. Vì vậy, cần soát xét, loại bỏ nhang bao cấp, bảo hộ, độc quyền bất hợp lý về đất đai, vốn, lao động...
Cơ chế "xin - cho" tồn tại làm nảy sinh tham nhũng. Theo điều tra của Ban Nội chính Trung ương, cơ chế xin cho là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, nhận định này được nhất trí can trong xã hội: có tới 72,1% sổ cán bộ quản lý doanh nghiệp được hỏi đống ý- một ty lệ cao nhất trong 1 8 nguyên nhân thuộc 4 nhóm (các nguyên nhân thuộc ve cơ chế, chỉnh sách, pháp luật, các nguyên nhân liên quan đến công tác cán bộ, các nguyên nhân liên quan đến công tác kiểm tra, giảm sát và xứ lý tham nhũng và các nguyên nhân mang tính xã hội).
Cơ chế xin - cho thông thường là việc làm cần thiết nhằm bản đảm quyên quảnlý, giám sát của chủ sở hữu, nhằm hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp khi quyền này làm tổn hại đến lợi ích và trật tự của cộng đồng (thỉ dụ sản xuất thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh, an toàn). Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giảm thiểu được tham nhũng gắn với cơ chế xin - cho đó.
Thủ tục hành chính phải được quy định rõ ràng, dễ hiểu và mọi người đều hiểu
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường