Chống tham nhũng cần nhìn thẳng vào sự thật
Chưa bao giờ Đảng, Nhà nước ta lại đặt nhiệm vụ chống tham nhũng và lãng phí quyết liệt như hiện nay.Rõ ràng, tham nhũng và lãng phí đang là quốc nạncản bước đi lên của đất nước, đang làm cho một bộ phận cán bộ Đảng, Nhà nước ở các cơ quan công quyền thoái hoá không còn vì dân, mà trở thành những “ông quan cách mạng, quan nhân dân", tuỳ hứng nạt dân, ăn vào dân, coi thường dân, làm mất lòng tin của dân!
Vấn đề đặt ra là lũ tham nhũng này đang ẩn khuất ở đâu? Chân dung, diện mạo của chúng thế nào mà khuynh đảo đất nước ghê gớm thế?
Chẳng khó khăn gì mà không nhận ra nơi chúng đang trú ngụ. Đó chính là ở các cơ quan công quyền, là những quan chức nắm tiền, nắm quyền, nắm các dự án ở các ngành, các địa phương. Bởi người dân thì sao có thể tham nhũng được. Còn chân dung, diện mạo của lũ tham nhũng này ư? Thiết nghĩ cũng chẳng khó khăn gì. Lũ nàylen lỏi trong các “phố quan”, ở các tỉnh, thành phố. Tư dinh của chúng là các biệt thự sang trọng. Từ cái toa-lét đến đèn ngủ, giường nằm đều là đồ ngoại hết. Đó còn có cả những quan chức khôn khéo hơn, đang ở lẫn trong khu tập thể của những người nghèo, nhưng đất đai chỗ nọ, chỗ kia thì có đến cả chục lô, nhưng đều mang tên con, tên cháu. Nhân dân đều biết hết kiểu cách chúng che giấu thế nào, nguy trang vỏ bọc ra sao?
Mới hay mặt trận chống tham nhũng của chúng ta đã đến lúc cần nhìn thẳng vào sự thật là nói nhiều hơn làm, có làm nhưng làm chưa được là bao nhiêu. Dù chúng ta đã lôi cổ những quan tham cỡ bự như Phạm Sỹ Chiến, Lương Quốc Dũng, Lã Thị Kim Oanh, Mai Văn Dâu... ra ánh sáng, nhưng vì sao tham nhũng vẫn lộng hành? Dư luận không thể đặt ra câu hỏi phải có ô dù nào che chắn cho tham nhũng thì tham nhũng mới khuynh đảo đất nước như thế?
Đến lúc chúng ta phải nhìn vào đội ngũ công quyền. Len lỏi trong đó là những ông "quan cách mạng", "quan nhân dân” chứ đâu còn là những "công bộc”, là “đầy tớ” của dân nữa. Công tác tổ chức cán bộ sao có thể cứ đứng ngoài vòng, thờ ơ như không có trách nhiệm gì khi những cán bộ như Phạm Sỹ Chiến, Lã Thị Kim Oanh, Mai Văn Dâu... được đào tạo bồi dưỡng trường nọ, trường kia, lọt vào mắt xanh của những người làm tổ chức - làm cái gọi là khoa học về con người được quyền đề bạt cất nhắc người nọ người kia lên những vị trí như thế lại có thể thoái hoá, quay cổ lại hành dân, thò tay vào ngân quỹ quốc gia để móc. Rồi ô nữa, dù nữa, to bé sao cứ xoè ra che chắn cho lũ sâu mọt hại dân này? Đất nước hỏi sao không buồn, người dân làm sao có thể tin được khi các quan chức chỉ ở phường, xã cứ làm một khoá là giầu lên trông thấy chứ chưa nói gì đến các quan chức ở vị trí cao hơn. Thế nênchuyện mất đoàn kết đấu đá nhau, hất cẳng nhau mỗi kỳ bầu bán cũng là điều dễ hiểu. Mà đã giầu, đã sang, đã lên chức, lên quyền từ đấu đá thì kéo theo luôn cái bệnh xa dân, sợ gần dân cũng là vì thế. Đánh giá cán bộ đề bạt ở một tỉnh mà chả cần xem xét năng lực ra sao, phẩm chất thế nào mà lại bảo vị này biết điều, vị kia chưa biết điều thì thật lạ thay. Đã có chuyện con trai một vị quan tỉnh vi phạm pháp luật toà án tỉnh xử 6 năm, nhưng khi kháng cáo, toà tối cao lại xử án treo! Dân tỉnh nọ xì xào: Nghe đâu có ông "cốp" ở trên "đỡ"! Nếu không có ông "cốp" nào, không có ô dù nào thì chả lẽ cùng một tội danh, một khung luật pháp mà từ tỉnh đến TW xa nhau đến thế? Nếu toà tỉnh xử sai thì TW đúng. Còn nếu TW xử sai thì tỉnh đúng. Mới hay trắng đen nào đâu đã tỏ?
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu