Cái cần cho văn học trẻ

12:35 CH @ Thứ Hai - 08 Tháng Năm, 2006

Phải nói ngay rằng, cái cần cho văn học trẻ vừa là một khái niệm, vừa là một câu hỏi khá chung chung. Thế nhưng, tự thân mỗi người cầm bút lại hay đặt ra trong những lúc muốn nhìn lại công việc viết lách của chính mình.

Như chính những chương trình gặp gỡ hay đại hội “những người viết văn trẻ” gần đây. Qua các tham luận, qua các trao đổi ở hành lang, qua dư luận trước sau sự kiện, rõ ràng những người cầm bút trẻ có tâm huyết chưa hẳn đã cần một tác phẩm được in, chưa hẳn đã cần một giải thưởng, và chưa hẳn đã cần một số lượng bạn đọc đông đảo. Bởi muốn có được những điều này, trước hết họ cần một quá trình khác: đó là quá trình sáng tạo.
Những người cầm bút trẻ bây giờ có rất ít thời gian dành cho việc suy nghĩ và viết, vả lại hay tự xem mình là “nhà thơ - nhà văn” trước khi trải qua quá trình lao động sáng tạo cật lực, làm ra những tác phẩm đích thực (thậm chí phi đích thực có chủ ý), có nhiều sự đầu tư. Chính vì thế mà cái danh, vô tình, lại có trước cái thực; nó đánh tráo giá trị của cái thực và người ta tin vào cái danh hơn, như cách họ tin vào số lượng đầu sách, tin vào các giải thưởng tất nhiên có rất ít giải thưởng uy tín) mà tác giả nào đó đạt được.

Cho nên, cái mà những người cầm bút trẻ cần, nói như Trần Nhã Thụy là: một tay nghề - một sự chuyên nghiệp trong công việc cầm bút. Bởi nghề cầm bút thường bất ổn, chưa hẳn bạn viết được tác phẩm trước thành công thì tác phẩm sau sẽ thành công. Vì thế, dù xem viết văn - làm thơ là nghề thuộc về tay nào đi nữa thì cũng phải biết (ít ra trong ý thức) mình muốn gì, và mình muốn làm được những gì trong từng tác phẩm, tất nhiên bằng khả năng đã tự đào luyện từ trước.

Còn nói như Nguyễn Danh Lam, thì văn học trẻ bây giờ có diện mạo quá hiền hoà, thỉnh thoảng mới có một tác phẩm "đèm đẹp", loáng thoáng suy tư, loáng thoáng trăn trở. . ., mà thực sự thiếu những tác phẩm mang chất trẻ, sự dữ dội và dám đề cập những vấn đề dữ dội, gai góc, thậm chí nhiều người tránh né.


Còn nói như Khúc Duy, thì riêng chuyện in thơ ồ ạt như hiện nay thì cũng đủ làm cho người làm thơ phát ngán, họ tự hỏi: thơ đâu mà nhiều vậy, thơ đâu mà dễ dãi vậy? Sao ai cũng làm thơ hết vậy? Khúc Duy cho rằng, cái cần cho những người làm thơ bây giờ là sự so sánh, nếu muốn cách tân đổi mới được thì cần phải có sự so sánh; mà muốn so sánh được thì ít ra cũng cần những bản dịch tốt về thơ đương đại quốc tế, trong xã hội thông tin như bây giờ, từ chối đọc và giao lưu quốc tế thì cũng đồng nghĩa là từ chối sự khẳng định chính mình.

Hiện nay, theo Bùi Chát, thì bạn đọc không theo kịp những cách tân của người làm thơ là bởi họ không được sự chuẩn bị tâm lý, không được học; người làm thơ bị rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, còn người đọc thì băn khoăn không biết đọc ai. Và khoảng cách giữa người làm thơ và bạn đọc ngày càng cách xa, đây là một khoảng cách không tốt, bởi chỉ với sự theo sát tích cực của bạn đọc mới đủ làm cho người sáng tác đi nhanh và xa hơn.

Còn theo Thanh Xuân thì tính thời trang - chạy theo mode đang thịnh hành trong những người cầm bút, ban đầu là ở tác phong, sự giao tiếp, sau thì đi vào tác phẩm, trong nếp nghĩ. Chính sự chạy theo thời trang này làm cho những tác phẩm cứ hệt hệt nhau, rất ít cá tính, rất ít sự khác biệt cần thiết. Nhưng để thoát ra được tính thời trang là một việc làm không phải dễ, bởi đời sống-công việc và ngay cả giấc mơ của nhiều người hiện nay đã gắn với thời trang (theo nghĩa rộng) rồi.

Nguyễn Vĩnh Nguyên thì cho đó là sự giới hạn quá đáng của những người làm công tác biên tập, họ e dè - thậm chí - tự hạ thước đo chung xuống, từ một truyện ngắn, một bài thơ đến cả một tập, dấu vết cắt xén, “biên tập” là khá rõ. Nó làm cho các tác giả e dè khi nghĩ đến chuyện gởi những tác phẩm tâm huyết nhất của mình để in ấn.

Còn theo Nguyễn Quán, đôi lúc người cầm bút phải trở nên "hèn đi", làm những việc thoả hiệp, không phải mình… chỉ vì việc ấy liên quan đến vấn đề mưu sinh. Đa số các cây bút trong TPHCM hiện nay, ít nhiều đều có liên quan tới báo chí, mà viết báo thì nhiều khi phải thoả hiệp ngòi bút để chạy theo số lượng tin, bài. Nói chung, có quá nhiều việc cho một người cầm bút hiện nay, khi mà văn chương đang mất cái thế, tạm gọi là, danh giá…
Tóm lại, cái thật sự cần cho văn học trẻ hiện nay là một cách nghĩ khác, cởi mở và mới hơn, chấp nhận sự thể nghiệm, chấp nhận sự chung sống của nhiều cá tính khác nhau. Ngoài ra, cũng cần một sân chơi khác, tiện ích và “trực tuyến” hơn, như một trang web chẳng hạn, vì văn học đang cần thêm và thực sự đang có thêm một cách thức tồn tại khác. Một trang web do Hội Nhà văn, báo Văn Nghệ hay một địa chỉ chính quy nào đó tổ chức, với một ban biên tập tiến bộ, dân chủ sẽ giải quyết được khá nhiều vướng mắc về in ấn, chi phí và bạn đọc như hiện nay.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • J.P.Sartre và câu hỏi: Văn học là gì?

    01/08/2016Thanh ThảoLà một nhà văn tự do và dấn thân, Sartre đã gắn kết hai khái niệm tưởng chừng mâu thuẫn này vào mục đích sáng tạo của nhà văn, bởi người ta có thể hỏi vặn: tự do đôi khi là từ chối dấn thân, và ngược lại, dấn thân có khi là mất tự do?
  • Cái đẹp trong mắt ai

    08/03/2016Phan Cẩm ThượngKhi ứng xử xã hội trở nên thực dụng, thì thẩm mỹ cũng mang tính thực dụng như một thứ thị hiếu trọc phú... Nhưng đã là muộn bởi “Giáo dục thẩm mỹ lại không thể làm từ thấp đến cao, mà phải dạy cao ngay từ đầu”...
  • Tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu?

    02/11/2015Nguyễn Thanh SơnBởi vì, chúng ta không thể trả lời câu hỏi "tiểu thuyết Việt nam đang ở đâu?", nếu không trả lời được câu hỏi "tiểu thuyết Việt nam đã ở đâu?". Với khoảng một trăm năm văn học quốc ngữ, tiểu thuyết Việt nam đã đi được bao xa trên đoạn đường mà tiểu thuyết châu âu đã đi hơn 400 năm?
  • Cỗ máy sản xuất cái đẹp?

    22/06/2015Nguyễn Bỉnh QuânCái đẹp có vẻ thực sự cao siêu như vậy nhưng lại là chuyện thường ngày, quanh ta, mọi lúc, mọi nơi. Michelangelo từng hài hước rằng ông không làm ra pho tượng David mà chỉ ngẫu nhiên nhìn thấy nó trong khối đá mà thôi...
  • Lý tưởng xã hội và người viết trẻ

    25/01/2015Hồ Sĩ VịnhTrong xã hội ta hôm nay, thường có một thiên kiến dai dẳng: Tuổi trẻ đồng nghĩa với sự non dại, non dại đến độ vấp ngã. Một bộ phận cha anh thường nhìn họ với cặp mắt hoài nghi và tâm trạng bất an. Đó là một sự thật, dù nghiệt ngã. Thế mà trong văn học, tình hình lại khác. Hầu hết các tác phẩm của các nhà văn bậc thầy đều được sáng tạo ở tuổi 25-35. Ma lực sáng tạo, điện năng văn chương của họ hình như được tích tụ và phát sáng ở thập niên đầu tiên của nghề cầm bút ở nước ta cũng có tình hình tương tự...
  • Thân ốc với cọc không rêu hay là ảo ảnh văn chương sáo rỗng

    25/01/2015Nguyễn Chí HoanMột nhà phê bình nghệ thuật mới đây đã viết một cách chua chát rằng nghệ thuật ngày nay hình như không cao quí như người ta vẫn cho là thế, mà phần nhiều nó chỉ tạo ra những ảo ảnh và bằng cách đó nó tránh đụng chạm đến những vấn đề thực tế thực tại...
  • Thẩm mỹ

    15/10/2014Nguyễn Trần BạtNói đến thẩm mỹ không thể không nói đến khái niệm cái đẹp. Nhưng đó là một câu hỏi làm đau đầu biết bao nhiêu nhà triết học thuộc đủ mọi quốc gia, sống ở mọi thời đại trong lịch sử...
  • Viết về "Sex" để nhanh nổi tiếng?

    01/04/2006Nhà phê bình Vương Trí NhànNhưng nếu mọi người đua nhau nói tới sex, người nào nẩy nổi lên cũng đều là qua con đường sex, và chỉ có vài cây bút bất tài mới dở giọng chính chuyên chê bai sex, thì điều đó chẳng có gì là đáng tự hào ...
  • Lý luận - phê bình văn học và các “vấn nạn”

    27/03/2006vài năm trở lại đây tình trạng “khủng hoảng” của lý luận - phê bình đang trở thành nỗi trăn trở của nhiều người, nhiều báo chí đã đề cập một cách trực tiếp và về mặt tổ chức, một số hội thảo, hội nghị do Hội Nhà văn, Viện Văn học… đã được tiến hành để mọi người cùng bàn thảo tìm cách tháo gỡ. Các động thái ấy mang lại một niềm tin vì đây chính là thể hiện của ý thức trách nhiệm...
  • Văn hóa trong thế giới văn học số

    27/02/2006Thuỳ DungSản phẩm văn học không chỉ tồn tại dưới hình thức sách báo in mà đã mở sang một hướng mới. Đó là sách báo điện tử. Chính trên mảnh đất này, văn học bắt đầu cựa mình, vươn lên…
  • Nghề văn và những động lực sáng tạo

    19/02/2006Hồ Sĩ VịnhLý tưởng xã hội là cái nằm trong bầu máu nóng, là mục đích cao nhất, là lẽ sống đẹp nhất của đời người. Ở nhà văn, những yếu tố nói trên biến thành nguồn nội lực văn hóa, lý tưởng càng được thắp sáng, bầu nhiệt huyết càng sôi sục thì tác phẩm của họ càng được công chúng nồng nhiệt đón đợi...
  • Biện chứng cá nhân – xã hội trong cảm thụ thẩm mỹ

    12/02/2006TS. Lê Đinh LụcCảm thụ thẩm mỹ là hoạt động mang đậm dấu ấn cái "tôi" cá nhân của chủ thể, gắn liền với những năng lực tinh thần chủ quan, với tình cảm, thị hiếu của mỗi người...
  • Chuyện văn học – văn hóa – và những thứ khác

    28/01/2006Phan ViệtBài viết này của tôi có mục đích tổng kết những điều đáng buồn nổi cộm trong văn học, dịch thuật và những thứ liên quan tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Tôi viết bài với tư cách là một người đọc và quan tâm tới văn học...
  • Tập sống và nghĩ cùng nhịp với thế giới

    27/01/2006Vương Trí NhànSáng tác của Nguyễn Tuân thời tiền chiến thường được xem xét theo một định kiến thiên lệch. Trong khi trình độ nghệ thuật của chúng được đề cao thì nội dung xã hội lại bị lên án. Nhưng đọc lại Nguyễn Tuân, chúng tôi muốn đề xuất một cách đánh giá khác...
  • Ðề tài hay không đề tài?

    26/01/2006Vũ LâmThực tế sáng tác hiện nay đặt cho chúng ta một câu hỏi: đề tài cần thiết hơn hay tài năng và trách nhiệm của người nghệ sĩ cần thiết hơn...
  • Hãy làm ra sản phẩm văn chương tốt

    20/01/2006Phan ViệtThường các nhà văn có hai cách cơ bản để thể hiện trách nhiệm của mình với thời cuộc. Cách thứ nhất là cách trực tiếp, không chỉ viết mà còn tích cực tham gia các phong trào chính trị, xã hội đến mức có người bị trục xuất khỏi tổ quốc. Cách thứ hai là gián tiếp dùng văn chương của mình để nói về những bất công trong xã hội, về những người bị thiệt thòi, vẽ ra cơ chế đàn áp thể xác và tinh thần con người, thách thức những điều kiện và niềm tin chung...
  • Văn chương 2005 - tín hiệu vui và “giấc mộng bất thành”

    19/01/2006Nguyễn Hòa (nhà phê bình văn học)Văn chương năm 2005 còn nhiều chuyện để bàn và một cá nhân khó lòng bao quát hết. Hướng đi mới có sớm được xác định hay không, chắc chắn đây không phải là công việc của một người hay một nhóm người, đấy là công việc của số đông.
  • Cái đẹp nghệ thuật và đời sống xã hội

    05/01/2006Vũ Minh TâmTrong thực thể đẹp nghệ thuật dường như có tất cả mà cũng như không có riêng về một mặt nào của đời thực: quan hệ kinh tế - xã hội, chính trị, triết học, văn hóa, đạo đức, khoa học, nhân cách, lối sống và lời ăn tiếng nói, sự nghiệp vĩ đại và đời thường nhỏ nhặt, thế giới bên trong và mặt cắt bên ngoài, cá nhân và cộng đồng, xưa, nay và mai sau...
  • Sách bestseller nhờ công nghệ lăng xê

    04/01/2006Năm 2005 là mốc thời gian đánh dấu sự bùng phát của thị trường sách. Lần đầu tiên, sách Việt có tác phẩm phát hành lên đến con số 300.000 bản. Làm nên những con số kỷ lục này là sự cộng hưởng giữa nội dung tác phẩm và một công nghệ lăng xê, đang nhen nhúm trong thị trường sách Việt Nam...
  • Văn chương 2004 - oằn mình giữa "nhập nhòa" cũ - mới

    03/01/2006Nguyễn Hoà"Cái mới" đang là khát vọng với những chấm phá chưa định hình và "cái cũ" hàng ngày vẫn ám ảnh đâu đó trong sự vận hành của từng cây bút - đó là tình trạng mà đã mấy năm rồi, văn học Việt Nam đang cố gắng vượt qua để chuyển mình đổi mới. Văn học năm 2004 cũng vậy, nó "nhập nhòa" giữa sự ra đời của những tác phẩm, những sự kiện khiến người ta vừa có điều gì đó để hy vọng, vừa khiến người ta không khỏi lo âu...
  • Sôi nổi, ồn ào và... thiếu đẹp

    31/12/2005Nguyễn TrầnNhìn lại năm 2005 về lực lượng sáng tác văn học trẻ, người ta chợt giật mình với những câu chuyện từ nó. Có sôi nổi, ồn ào không? Có! Nhưng, cái thiếu ở đây là những ứng xử đẹp giữa các người trẻ với nhau, giữa người không trẻ với người trẻ và vì thế, qua đi một năm 2005, người đọc chỉ còn thấy... nỗi buồn văn chương...
  • “Tôi ngờ khả năng tưởng tượng của nhà văn ta”

    27/12/2005Thạch LinhNhà văn Trần Thanh Hà, vừa bảo vệ thành công Luận án thạc sĩ Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam trò chuyện...
  • Làm gì để có tác phẩm ngang tầm thời đại?

    02/12/2005Lê Quý KỳCâu hỏi này được đặt ra từ nhiều năm nay và gần đây trở thành chủ đề chính của nhiều cuộc gặp gỡ, hội thảo lớn do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Trăn trở thì nhiều, nhưng câu trả lời dường như còn nằm đâu ở phía trước, rất xa. Tại sao?
  • Còn nhiều người cầm bút rất có tư cách

    08/11/2005Nhà văn Nguyên NgọcVăn học ta không yên đâu. Nó đang quẫy cựa, hình như ngày càng mạnh mẽ, cả quyết liệt hơn nữa, để nói về cái thế giới mà nó biết là không hề đơn nghĩa, tuyến tính, tất định này, và nói cũng bằng một ngôn ngữ đa nghĩa, đối thoại, dân chủ, ngày càng dân chủ hơn. Và như thế là đáng mừng...
  • Sự dễ dàng đã bóp chết nhà văn

    13/11/2005Nhà văn ThuậnTiểu thuyết Việt Nam ì ạch trên cái mặt bằng không chuyên ấy của văn học Việt Nam. Đến bây giờ vẫn loay hoay tìm cách kể chuyện làm sao để vừa ê a, vừa hấp dẫn; làm sao cho thơm mùi trí thức, mùi đương đại...
  • 'Tôi' như là kẻ mang thông điệp: Cơ sở cho một hệ biến hóa văn bản tự sự

    29/10/2005Ngô Tự LậpNhưng nói rằng cái "Tôi" đóng vai trò quan trọng trong tuỳ bút, hay trong ký nghệ thuật, thì cũng có nghĩa là nói rằng nó ít quan trọng hơn trong các thể loại khác, và như vậy, gián tiếp vẫn là công nhận vai trò quan trọng của cái "Tôi" trong việc phân biệt các thể loại. Ngoài ra, nó còn buộc ta phải đặt những câu hỏi khác: Cái "Tôi" trong ký mà E.B. White và Edward Hoagland bàn đến, cũng như cái "Tôi" trong các loại văn bản tự sự khác có phải là cái "Tôi" thực của người viết hay không? Và cái "Tôi" trong truyện khác cái "Tôi" trong ký và các văn bản báo chí như thế nào?
  • Tiểu thuyết: Khoảng cách giữa khát vọng và khả năng thực tế

    24/10/2005Nguyễn HòaMở đầu Diễn đàn "tiểu thuyết Việt nam đang ở đâu", chúng tôi xin giới thiệu bài viết sau đây của nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa...
  • xem toàn bộ