Văn hóa trong thế giới văn học số
Diễn đàn văn học hay là sự bứt phá?
Thế nhưng thơ văn trên mạng internet hầu như chưa có sự quản lý chặt chẽ hay cụ thể nào. Đây là một trong các yếu tố dẫn đến sự thái quá trong văn học mạng. Nhiều cây bút trẻ đã thể hiện xu hướng nổi loạn của mình thông qua những bài phỏng vấn, những bài thơ dung tục.
Thử ghé qua một vài địa chỉ web, đọc cái cách xưng ông gọi tôi của một tác giả trẻ đối với “cây đa cây đề” của làng văn học trong nước sau sự cố một tập thơ bị gác lại, chợt giật mình vì chữ “lễ” của người làm thơ. Khi văn hóa mạng không có sự quản lý đã làm cho cánh cửa văn học trên mạng mất đi chức năng gạn lọc.
Và sự xuất hiện của những xu hướng sáng tạo gây sốc đối với người đọc là điều dễ hiểu. Nói như vậy không có nghĩa rằng thế giới văn học số không có tính tích cực. Hơn bao giờ hết, tại sách báo điện tử, bạn đọc có thể tìm những cuốn sách, bài thơ mà mình yêu thích một cách nhanh nhất.
Hiện tượng hai cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” và “Mãi mãi tuổi hai mươi”; và gần đây nhất là “Bonjour Vietnam”, một bài hát không chỉ làm xôn xao dư luận trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại mà đã lan sang hàng triệu triệu trái tim chảy dòng máu Việt, khiến chúng ta ấm lòng về sức sống của thứ văn hóa diệu kỳ. Bên dưới phần nổi của tảng băng, dòng sông văn học vẫn chảy và âm thầm kết tinh những giá trị đích thực của văn chương.
Cánh cửa văn học chưa có người gác
Trong một lần trò chuyện gần đây, nhà văn Tô Hoài đã từng trăn trở: “Nếu như thế hệ nhà văn trước đây tìm tòi, sáng tạo bằng sự trải nghiệm, có bề dày thì các cây viết trẻ nay có phần thiên về thời thế nhiều hơn”. Có lẽ điều này đã tạo nên những hướng đi mới của văn học. Sau những trang viết gây nhiều tranh cãi, hiện nay các nhà thơ nữ đang bắt đầu lắng lại và tìm cho mình hướng đi mới. Phải chăng cách gây sốc đó chỉ là những viên gạch lót cho một sự xuất hiện? Không riêng gì nội dung, việc thu phí bản quyền văn học qua mạng cũng là một trong những vấn đề trăn trở.
Sắp tới, Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam- TTQTGVHVN (thuộc Hội Nhà văn Việt Nam) sẽ tiến hành thu phí bản quyền qua mạng. Thế nhưng ở thời điểm này các nhà văn trẻ Việt Nam vẫn chưa chú trọng đến vấn đề nhuận bút. Điều quan trọng hơn là tác phẩm được công bố rộng rãi đến với bạn đọc.
Mà trước hết thông qua việc tác giả tự bắn tác phẩm của mình lên mạng để thu hút sự chú ý của bạn đọc, sau đó mới tiến hành xuất bản thành sách. Vì vậy thành lập một tổ chức quản lý văn học trên internet là cần thiết, nhưng xem ra yếu tố thực thi vẫn chưa cao. Có thể nói cánh cửa văn học mạng vẫn còn khoảng trống nhất định. Thế nên sự tồn tại của nhiều xu hướng sáng tác khác nhau là điều hiển nhiên.
Hiện nay thế giới văn học số vẫn còn nhiều tồn tại. Về mặt nội dung lẫn hình thức quản lý đều không có sự quy định rõ ràng. Quyền lợi của nhà văn khi đưa tác phẩm tham gia vào đời sống văn học trên mạng còn nhiều bất cập. Thế nhưng những gì mà sách báo điện tử mang lại cho chúng ta là một sức truyền của trái tim yêu thương và văn hóa đọc được phổ cập một cách rộng rãi.
Từ đó tạo nên sức lan tỏa rất lớn. Khi cánh cửa văn chương mạng internet chưa có người gác thì rất cần đến ý thức của người tham gia vào văn hóa mạng. Một thế giới văn học đúng nghĩa luôn cần sự sáng tạo, bứt phá; mà phải là sự sáng tạo, bứt phá xuất phát từ cội rễ văn hóa của dân tộc.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt