Viết về "Sex" để nhanh nổi tiếng?

10:45 CH @ Thứ Bảy - 01 Tháng Tư, 2006
Nhưng nếu mọi người đua nhau nói tới sex, người nào nẩy nòi lên cũng đều là qua con đường sex, và chỉ có vài cây bút bất tài mới dở giọng chính chuyên chê bai sex, thì điều đó chẳng có gì là đáng tự hào ...

Một tình hình bình thường.

Bản năng con người … Sex …ám ảnh tính dục … ở nước nào cũng vậy, các nhà văn vốn dành cho đề tài này một sự ưu đãi đáng kể. Bước sang thời hiện đại càng nhiều người đổ xô vào để viết, trong số này có cả những nhà văn lớn, xem đó là con đường làm nên sự nghiệp, chẳng hạn như Moravia, Henry Miller, Nabokov ... Những trang liên quan tới sex là một phần làm nên giá trị văn chương của họ và quả thật chỉ bằng cách đó mới biểu hiện được tư tưởng cao đẹp.

Ở nước ta sau chiến tranh và trong giai đoạn mở cửa hiện nay, lẽ tự nhiên đề tài này cũng được khuấy động! Bởi nếu tính dục là một nhu cầu tự nhiên của con người, thì việc quan tâm tới nó cũng là tự nhiên, làm sao người ta lẩn tránh mãi được.

Nhà văn Liên xô cũ Ju. Trifonov từng nhận xét rất hay về lớp trẻ: họ giống cha ông họ thì ít mà giống với thời đại thì nhiều. Thành thử sự xuất hiện của những tác phẩm kiểu như thơ Vi Thuỳ Linh, thơ của nhóm Ngựa trời, hoặc các loại truyện như kiểu Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu – nên được coi là bình thường. Cũng như rất bình thường là chuyện trước các sáng tác ấy - tôi muốn nói là với từng trường hợp cụ thể - mỗi người một ý, rồi sinh ra cùng lúc cả những ủng hộ biểu dương , những phản cảm, những lời phê phán dè bỉu. Tình hình theo tôi không có gì đến nỗi phảI làm ầm ĩ .

D. H. Lawrence là một nhà văn lớn của Anh, tác giả nhiều cuốn sách được đưa vào các từ điển lớn, vậy mà Người tình của Chatterley phu nhân của ông (in lần đầu 1928 ) khi ra đời ở quê hương mình cũng một thời gian dài bị cấm ngặt, và bản thân ông thì bị ra toà, trong khi ở một số nước nó lại được trọng vọng. Tại sao như vậy ? Bởi ngay ở những nước mà các giá trị văn hoá được xác lập một cách chắc chắn và hệ thống luật pháp đã hoàn chỉnh thì việc phân biệt giữa tác phẩm khiêu dâm, vi phạm đạo đức nhân bản, và tác phẩm dùng sex để biểu hiện khao khát nhận thức, khao khát tự do của con người, cái đó bao giờ cũng quá khó và dễ bị giải thích sai lệch.

Biểu hiện méo mó của một khao khát chân chính.

Không nên nghĩ rằng việc một số cây bút trẻ ở ta thích viết về sex chỉ là do sự lây lan ảnh hưởng từ nước ngoài, là học đòi theo thói rởm. Phải nói đây cũng là nhu cầu của bản thân lớp trẻ trong nước. Nay là lúc xã hội đang đổi khác, các khung nhận thức cũ ai cũng xem là chật hẹp, cũng như chuẩn mực đạo đức cũ là cần thay đổi, song cái mới chưa hình thành, nên trong đầu óc nhiều người vẫn chỉ có những giá trị cũ ngự trị. Cái đó lớp người lớn tuổi có thể thấy quen, nhưng lớp trẻ thì không chịu. Lớp trẻ muốn khẳng định quyền tự do của mình, bằng cách thích làm ngược lại, cứ cáI gì cấm thì họ thử làm xem sao. Nói riêng trong phạm vi văn học: thứ văn mà họ bị nhồi nhét trong trường phổ thông không có sức lôi cuốn với họ nữa. Họ phảI tìm những cáI mà nhà trường không dạy. Trước là đọc, sau rồi tự làm ra để mình đọc và bạn bè đọc .

Mặt khác phải nhận chúng ta đang sống trong một xã hội mà nhiều giá trị rơi vào khủng hoảng. Làm ăn cẩu thả. Buôn gian bán lận. Dối trá tràn lan. Tham nhũng đến mức kinh hoàng. Lòng tin bị xói mòn và nhân tính bị hạ thấp. Trong hoàn cảnh ấy, sự xuất hiện thứ văn chương đậm chất sex không có gì khó hiểu. Người ta cần một chỗ để lẩn tránh và tự khẳng định. Vơ đũa cả nắm bảo rằng những gì liên quan đến tính dục là phản văn hoá là có hại thì không thuyết phục được ai nữa. Mê tín dị đoan, theo tôi, còn gây tác hại rõ rệt hơn. Các trò bói toán đẩy con người xuống tình trạng u mê và hoàn toàn phó mặc họ cho định mệnh. Tôi nhớ là vào nhiều cơ quan cũng như tới các nhà làm ăn buôn bán thường gặp nhiều bát hương và cả các sếp lớn cũng đi cầu cúng. Tại sao mê tín chỉ bị lên án sơ sài và trong thực tế là buông thả đến đâu thì đến? Chẳng qua ở đó người ta thường nhân danh một truyền thống lâu đời, và nhất là có sự có mặt đông đảo cùa lớp người già, còn sex thuộc về lớp trẻ, thế thôi .



Mấy điều phản bác sơ bộ

Nói vậy không phải tôi hoàn toàn chấp nhận mọi thứ văn chương tính dục như nó đã có và còn có thể có.

Bên cạnh một ít tác phẩm biết gắn sex với nhu cầu nội tâm của con người, dùng sex như một thứ ngôn ngữ, thì ở ta, có quá nhiều bàI thơ thiên truyện ở đó người ta nói tới các cơ quan sinh dục và kể chuyện làm tình theo cái cách đứa trẻ vầy vò một thứ đồ chơi nhớp nháp, và mê muội trong cơn say của mình. Trước mắt tôi lúc này thường khi là một nhân cách kém sức đề kháng, dễ làm mồi cho bệnh tật .

Lại thấy có người lý luận “ Sex thuộc về con người và tất cả những gì thuộc về con người đều gần gũi với tôi . “ Ôi nghe có lý quá! Thế nhưng hãy thử bình tâm điểm lại. Nhu cầu tinh thần của nhân loại mở ra theo rất nhiều hướng. Nỗi thèm muốn được hiểu biết ngoại giới và bản thân. Ao ước vươn tới những đỉnh cao trí tuệ. Khao khát phiêu lưu và nhất là khao khát hướng thượng. Có bao nhiêu thứ khác thuộc về con người mà chúng ta cần khám phá chứ lẽ nào chỉ có sex, nhất là thứ sex trần trụi như nhiều người lôi ra để tự thoả mãn ?!

Tôi hiểu rằng sở dĩ một số cây bút trẻ đi vào tính dục chỉ đơn giản là vì ở đó họ không phải mất công học hỏi hiểu biết, ở đó họ được dịp vuốt ve phỉnh nịnh mình mà không phải đối diện một cách nghiêm túc với chính mình (có biết đâu khi thiếu cái ánh sáng của trí tuệ thì những trang sex mà họ thu được cũng nghèo nàn và thấp hèn đi rất nhiều so với nó có thể có).

Trong cả lớp trẻ chỉ có một bộ phận nhỏ đi vào đề tài này thì không sao. Nhưng nếu mọi người đua nhau nói tới sex, người nào nẩy nòi lên cũng đều là qua con đường sex, và chỉ có vài cây bút bất tài mới dở giọng chính chuyên chê bai sex, thì điều đó chẳng có gì là đáng tự hào nếu không muốn nói là một thảm hoạ thực sự.

Cũng nên nói thêm rằng trong những con đường lập danh cho nhanh cho xôm trò thì viết về sex theo kiểu hiện nay có vẻ ngon ăn hơn cả. Một lớp công chúng lười nghĩ và ham hưởng thụ rất cần được vuốt ve chiều chuộng. Họ sẵn sàng tung hô những tác phẩm nói hộ điều họ muốn, còn mấy cây bút kia lại càng có dịp vênh vang mà nói rằng đã có công tạo ra trong văn chương một làn sóng mới. Tôi công nhận một phần sự thực đang là như vậy và trong xã hội hiện đại đây là một hiện tượng hợp quy luật. Trong cuộc đấu tranh với những cái tầm thường, nhân loại chưa bao giờ chiến thắng hoàn toàn, mọi chuyện không phải một lúc mà dọn dẹp ngay được. Điều phải lo là đời sống văn hoá của cả xã hội. Một khi cái nền chung này phát triển theo đúng quỹ đạo của văn hoá hiện đại với những chuẩn mực mới mẻ của nó thì tự nhiên cái gọi là bộ phận văn học về sex cũng sẽ thay đổi để trở nên trong sáng và sâu sắc hơn.


Nguồn:VietnamNet
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bản chất tình yêu

    14/09/2014Minh TúTại sao một đối lượng nào đó dù chỉ là lần gặp gỡ đầu tiên đã "hớp" hồn ta? Tại sao người ta luôn tìm kiếm sự lãng mạn của nhau? Tại sao có người chỉ yêu duy nhất một người đến trọn đời? Muôn vàn câu hỏi tại sao vẫn chưa có lời đáp...
  • Tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu?

    02/11/2015Nguyễn Thanh SơnBởi vì, chúng ta không thể trả lời câu hỏi "tiểu thuyết Việt nam đang ở đâu?", nếu không trả lời được câu hỏi "tiểu thuyết Việt nam đã ở đâu?". Với khoảng một trăm năm văn học quốc ngữ, tiểu thuyết Việt nam đã đi được bao xa trên đoạn đường mà tiểu thuyết châu âu đã đi hơn 400 năm?
  • Lý tưởng xã hội và người viết trẻ

    25/01/2015Hồ Sĩ VịnhTrong xã hội ta hôm nay, thường có một thiên kiến dai dẳng: Tuổi trẻ đồng nghĩa với sự non dại, non dại đến độ vấp ngã. Một bộ phận cha anh thường nhìn họ với cặp mắt hoài nghi và tâm trạng bất an. Đó là một sự thật, dù nghiệt ngã. Thế mà trong văn học, tình hình lại khác. Hầu hết các tác phẩm của các nhà văn bậc thầy đều được sáng tạo ở tuổi 25-35. Ma lực sáng tạo, điện năng văn chương của họ hình như được tích tụ và phát sáng ở thập niên đầu tiên của nghề cầm bút ở nước ta cũng có tình hình tương tự...
  • Tình yêu và dâm dục

    30/09/2014Khi một người nam và một người nữ yêu nhau, họ khao khát nhau, nhưng không như cách họ thèm ăn hay khát nước. Bản năng giới tính của con người diễn ra theo hai hướng: có dục tính phục vụ cho tình yêu, và có dục tính tách rời khỏi tình yêu (tức là dâm dục). Thèm muốn một con người như thèm muốn thức ăn hay thức uống là dâm dục – một sự thèm muốn hoàn toàn ích kỷ. ...
  • Tình dục của con người

    04/03/2014Nguyễn KiênNhững đề xướng “cách mạng tình dục”, “Giải phóng tình dục” hay “lành mạnh hoá” đời sống tình dục”…tất cả những điều đó chỉ có thể được coi là đúng và có lợi cho sự phát triển nhân cách con người, khi liên hệ tình dục được quan niệm đầy đủ về ba mặt sinh hoc - tâm- lý - tâm linh. Làm ngược lại, liên hệ tình dục sẽ bị phá hỏng và tệ hại hơn, sẽ làm hỏng cả nhân cách con người.
  • Tình yêu sự vật và tình yêu con người

    19/02/2014Dr. Mortimer J. AdlerDescartes lưu ý trong The Passions of the Soul rằng từ “tình yêu” có thể áp dụng cho “những đam mê của một người tham vọng đối với vinh quang, của kẻ nghiện rượu đối với rượu, của người đàn ông đầy thú tính đối với người phụ nữ mà hắn muốn chiếm đoạt, của người đàn ông đứng đắn đối với người bạn hay tình nhân của ông ta và của người cha tử tế đối với con cái của ông ta.” ...
  • Lý luận - phê bình văn học và các “vấn nạn”

    27/03/2006vài năm trở lại đây tình trạng “khủng hoảng” của lý luận - phê bình đang trở thành nỗi trăn trở của nhiều người, nhiều báo chí đã đề cập một cách trực tiếp và về mặt tổ chức, một số hội thảo, hội nghị do Hội Nhà văn, Viện Văn học… đã được tiến hành để mọi người cùng bàn thảo tìm cách tháo gỡ. Các động thái ấy mang lại một niềm tin vì đây chính là thể hiện của ý thức trách nhiệm...
  • Nghề văn và những động lực sáng tạo

    19/02/2006Hồ Sĩ VịnhLý tưởng xã hội là cái nằm trong bầu máu nóng, là mục đích cao nhất, là lẽ sống đẹp nhất của đời người. Ở nhà văn, những yếu tố nói trên biến thành nguồn nội lực văn hóa, lý tưởng càng được thắp sáng, bầu nhiệt huyết càng sôi sục thì tác phẩm của họ càng được công chúng nồng nhiệt đón đợi...
  • Sức hút tình yêu

    13/02/2006Liên HàNhư sức hút tự nhiên của hai điện cực trái dấu, phe áo dài và phe tóc ngắn bị "hút" về phía nhau để mà tò mò, muốn khám phá, rồi… chẳng hiểu sao trái tim bạn rung lên và một ánh mắt, nụ cười hay một lời khen tặng mang hàm ý mơ hồ…
  • Biện chứng cá nhân – xã hội trong cảm thụ thẩm mỹ

    12/02/2006TS. Lê Đinh LụcCảm thụ thẩm mỹ là hoạt động mang đậm dấu ấn cái "tôi" cá nhân của chủ thể, gắn liền với những năng lực tinh thần chủ quan, với tình cảm, thị hiếu của mỗi người...
  • Hãy làm ra sản phẩm văn chương tốt

    20/01/2006Phan ViệtThường các nhà văn có hai cách cơ bản để thể hiện trách nhiệm của mình với thời cuộc. Cách thứ nhất là cách trực tiếp, không chỉ viết mà còn tích cực tham gia các phong trào chính trị, xã hội đến mức có người bị trục xuất khỏi tổ quốc. Cách thứ hai là gián tiếp dùng văn chương của mình để nói về những bất công trong xã hội, về những người bị thiệt thòi, vẽ ra cơ chế đàn áp thể xác và tinh thần con người, thách thức những điều kiện và niềm tin chung...
  • Cái đẹp nghệ thuật và đời sống xã hội

    05/01/2006Vũ Minh TâmTrong thực thể đẹp nghệ thuật dường như có tất cả mà cũng như không có riêng về một mặt nào của đời thực: quan hệ kinh tế - xã hội, chính trị, triết học, văn hóa, đạo đức, khoa học, nhân cách, lối sống và lời ăn tiếng nói, sự nghiệp vĩ đại và đời thường nhỏ nhặt, thế giới bên trong và mặt cắt bên ngoài, cá nhân và cộng đồng, xưa, nay và mai sau...
  • Sách bestseller nhờ công nghệ lăng xê

    04/01/2006Năm 2005 là mốc thời gian đánh dấu sự bùng phát của thị trường sách. Lần đầu tiên, sách Việt có tác phẩm phát hành lên đến con số 300.000 bản. Làm nên những con số kỷ lục này là sự cộng hưởng giữa nội dung tác phẩm và một công nghệ lăng xê, đang nhen nhúm trong thị trường sách Việt Nam...
  • Giá trị thẩm mỹ và chất lượng nghệ thuật

    20/12/2005Nguyễn Văn PhúcTrên bình diện đánh giá - giá trị, chất lượng nghệ thuật của một tác phẩm được hiểu là giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó. Nhưng bản chất của giá trị nghệ thuật là gì ? Nói khác đi những yếu tố nào quy định giá trị của tác phẩm nghệ thuật, và do đó, như thế nào là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị? v.v... Đó là những câu hỏi không dễ giải đáp.
  • xem toàn bộ