Tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu?

07:57 CH @ Thứ Hai - 02 Tháng Mười Một, 2015

Bởi vì, chúng ta không thể trả lời câu hỏi "tiểu thuyết Việt nam đang ở đâu?", nếu không trả lời được câu hỏi "tiểu thuyết Việt nam đã ở đâu?". Với khoảng một trăm năm văn học quốc ngữ, tiểu thuyết Việt nam đã đi được bao xa trên đoạn đường mà tiểu thuyết châu âu đã đi hơn 400 năm?

"…Kinh nghiệm của tôi là con người không học được gì từ kinh nghiệm cả"
Để mở đầu cho bài giảng Thế nào là cổ điển(1) của mình, nhà văn J.M Coetzee nhắc đến một bài giảng cùng tên khác của T.S Eliot tại Hội Virgil ở London vào tháng 10 năm 1944, khi quân đội Đồng minh đang chiến đấu ở châu Âu và bom W2 của quân đội quốc xã vẫn còn dội xuống London. Chỉ nhắc tới chiến tranh như "tai nạn của thời hiện tại" khiến ông khó tiếp cận những cuốn sách ông muốn tìm, T.S Eliot tập trung vào đề tài ông đã, đang và sẽ còn trở đi trở lại, rằng châu Âu là nền văn minh duy nhất, khởi nguồn từ Rome và đế chế La Mã, cho nên, khởi thuỷ của văn chương cổ điển phải được coi bắt đầu từ trường ca về Rome, Aeneid của Virgil. Thái độ của ông đối với chiến tranh, như J.M Coetzee sau này đã chỉ ra trong bài giảng của mình, là cái cách ông nhắc cử toạ, cuộc đại chiến này, cho dù nó khủng khiếp đến đâu, cũng chỉ là một tai nạn nhất thời trong cuộc sống của châu Âu. Và nền văn minh châu Âu sẽ không vì nó mà bị huỷ diệt. Tất nhiên, sau thế chiến II, văn chương sẽ có những tiếng nói khác về "tai nạn nhất thời" lớn nhất của con người trong thế kỷ XX, và thái độ của T.S Eliot có thể bị những nhà văn như Theodor Adonor chê trách: làm sao con người còn có thể viết được, làm sao châu Âu còn có thể tự hào là văn minh khi có “lò thiêu”? Nhưng đó lại là một câu chuyện khác! Thời điểm và cách đặt vấn đề của T.S Eliot cho ta thấy, không bao giờ có thể đặt ra những câu hỏi "ta là ai", "ta đang ở đâu", "ta sẽ đi về đâu" một cách cẩu thả.

Bởi vì, chúng ta không thể trả lời câu hỏi "tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu?", nếu không trả lời được câu hỏi "tiểu thuyết Việt Nam đã ở đâu?". Với khoảng một trăm năm văn học quốc ngữ, tiểu thuyết Việt nam đã đi được bao xa trên đoạn đường mà tiểu thuyết châu Âu(2) đã đi hơn 400 năm? Phải chăng chúng ta đã đốt cháy được thời gian, đi được một chặng đường dài trong giai đoạn đầu, còn sau này, ngủ quên dưới chiếc bóng của chủ nghĩa hiện thực phê phán và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, tạo ra hằng hà sa số những cuốn tiểu thuyết mà Kundera gọi là "tiểu thuyết sau lịch sử của tiểu thuyết": "không khám phá được gì cả, không tham gia vào quá trình thừa kế những khám phá của lịch sử tiểu thuyết"?

Nhưng câu hỏi đó lại dẫn đến một câu hỏi khác, vậy thì có cái gọi là "sự tiến hoá" trong lịch sử của tiểu thuyết châu Âu hay không? Về mặt văn chương, tiểu thuyết hiện đại, và nay là hậu hiện đại, đã tiến hoá ra sao so với tiểu thuyết tạm gọi là cổ điển? Salman Rushdie hiển nhiên là một trong những nhà tiểu thuyết vĩ đại nhất của thời đại chúng ta, nhưng tác phẩm lớn nhất của ông Những vần thơ quỷ liệu đã vượt xa bao nhiêu so với Nghệ nhân và Margarita của Bulgacov ba phần tư thế kỷ trước? Và nếu cứ kéo ngược thời gian, thì hai tác phẩm đó, về nghệ thuật tiểu thuyết, đã tiến hơn Gullliver du ký của Jonathan Swift từ thế kỷ XVIII hay Pantagruel và Gargantua của Rabelais được viết từ thế kỷ XVI ở chỗ nào? Đã có nhà văn nào của thời hiện đại và hậu hiện đại tự tin tác phẩm của mình "tiến hoá" hơn Don Quixote của Miguel De Cervantes - được viết từ bốn thế kỷ trước? Marcel Proust và Borges liệu đã khác bao nhiêu so với Franz Kafka? 1984 của George Orwell, Một thế giới mới dũng cảm của Aldus Huxley chịu bao nhiêu ảnh hưởng của Chúng ta được Yvgenhi Zamyatin viết từ những năm 1920. Milan Kundera cũng thừa nhận, khi ông "thử quay lại để bao quát (con đường của tiểu thuyết) trong một cái nhìn, tôi thấy nó ngắn ngủi và bế tắc một cách kỳ lạ".

Theo tôi, khi nhìn nhận "sự phát triển" của tiểu thuyết như một con đường tuyến tính chạy dọc theo thời hiện đại, với những cột mốc cố định, chắc chắn chúng ta sẽ thấy nó thật "ngắn ngủi và bế tắc". Sự phát triển của lịch sử tiểu thuyết có lẽ nên được nhìn nhận giống như cách con người đã khám phá ra các châu lục: đầu tiên những nhà hàng hải tiên phong lên đường đi tìm ra những châu lục mới (mà đôi khi chính họ cũng không biết đó là những châu lục mới), tiếp đó là quá trình con người tiếp tục khám phá, khai thác những mảnh đất đó. Và người ta luôn luôn khao khát những vùng đất chưa được khám phá, những "lục địa Sanhicov" chưa biết đến dấu chân con người hiện đại, nên người ta sẽ vẫn còn đi tìm, một cuộc kiếm tìm càng ngày càng tuyệt vọng trong thời hiện đại. Lịch sử của tiểu thuyết là lịch sử các cuộc thám hiểm vĩ đại của Rabelais, Flaubert, Cervantes, Dostoyevsky, Kafka, James Joyce… những cuộc thám hiểm đã khám phá ra thế giới hôm nay của nghệ thuật tiểu thuyết.

Cho nên, trông chờ khả năng "đi tắt đón đầu" (3) những "phát triển" của nghệ thuật tiểu thuyết để tạo ra những bước đột phá cho sự trì trệ của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam là điều không tưởng. Bởi vì, các tiểu thuyết gia Việt Nam còn hầu như chưa khai thác được tí nào trên mảnh đất mà những bậc tiền bối đã khám phá từ mấy trăm năm nay.

Một ví dụ, trước các nhà lập thuyết của chủ nghĩa hậu hiện đại cả bốn thế kỷ, Rabelais đã khám phá ra sức mạnh của cái hài hước, cái thô kệch (grotesque) và cái diễu nhại (parody) trong nghệ thuật tiểu thuyết. Pantagruel và Gargantua đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hầu hết các nhà tiểu thuyết cổ điển, hiện đại hay hậu hiện đại (dù là Cái trống thiếc của Gunter Grass hay Những vần thơ quỷ của Salman Rushdie) - nhưng lại có quá ít ảnh hưởng tới tiểu thuyết Việt Nam. Trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, hoàn toàn thiếu bóng cái cười, cái diễu nhại. Và trên hướng đi này, cho đến nay, Vũ Trọng Phụng với Số đỏvẫn là một đỉnh cao sừng sững. Xuân tóc đỏ, dù không có cái tầm vóc của Oskar Matzerath hay Saladin Chamcha, vẫn là nhân vật duy nhất của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại dám cười nhạo, diễu nhại cả hệ thống các tín điều tôn giáo, đạo đức, xã hội. Hãy thử so sánh nó với Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà, một nhà văn đương đại, ta sẽ thấy rõ một khoảng cách, hay chính xác hơn, một bước thụt lùi: chất hài hước của Cơ hội của Chúa mới chỉ dừng lại ở câu chữ, lời thoại, chứ về căn bản, nhân vật trong Cơ hội của Chúa vẫn là nhân vật bị đè bẹp bởi cuộc đời. Trong khi đó, bản thân sự tồn tại của Xuân tóc đỏ trong Số đỏ đã là một sự diễu nhại, một sự hài hước, một thách thức với xã hội. Vậy là sau bảy mươi năm, chúng ta còn chưa đi quá được vị trí ban đầu, nếu không nói là lùi lại.
Hoặc, chúng ta nói đến tính dự báo của tiểu thuyết. Ngay từ năm 1920, trong tiểu thuyết Chúng tôi, Zamyatin đã mô tả cặn kẽ những định chế của một xã hội toàn trị, máy móc, dựng lên những nét vẽ mà 10 -15 năm sau trở thành hình ảnh thực của nước Nga thời Stalin. A Brave New World của Aldous Huxley được viết từ năm 1931, mô tả một xã hội bị máy móc hoá và dựa trên cái mà giờ đây chúng ta gọi là "sinh sản vô tính". 1984 đã được Orwell viết năm 1946. Từ năm 1951, Ray Bradbury trong Fahrenheit 451 đã vẽ nên một xã hội mà thế giới văn hoá của con người lệ thuộc hoàn toàn vào TV… danh sách này còn có thể kéo dài hơn nữa. Chưa có tiểu thuyết gia hiện đại nào của Việt Nam dám phóng cái nhìn của mình, dù là lạc quan hay u ám, vào tương lai, suy tư, phỏng đoán về tương lai của xã hội và con người chúng ta ngày nay.

Cũng rất hiếm, hoặc gần như không có, những tác giả hư cấu được một không - thời gian đặc biệt cho tác phẩm của mình. Nguyễn Bình Phương đã tạo ra nét riêng cho tiểu thuyết của mình với những vùng không gian và thời gian đồng hiện, nhưng ngoài anh ra, liệu còn có tác giả nào dám đoạn tuyệt với hiện thực xung quanh, thả cho trí tưởng tượng của mình bay bổng để tạo ra những vùng không -thời gian của tiểu thuyết chỉ tuân theo logic nội tại của nó, khi người đọc gạt ra khỏi đầu óc mình tư duy "có thực hay không có thực?".

Kundera nói đến tính hoài nghi và đa âm của tiểu thuyết, trong khi phần lớn tiểu thuyết gia Việt Nam viết là để khẳng định: khẳng định một thực tại, một lịch sử, một ý thức. Viết để khẳng định, nên tất nhiên không có chỗ cho hoài nghi, và tình trạng đơn âm của tác phẩm là điều thường xuyên xảy ra.

Còn có thể kể tên hàng loạt các thành tựu khác của lịch sử tiểu thuyết mà Việt Nam còn chưa đi được những bước đầu tiên. Tiểu thuyết tâm lý đã bắt đầu từ Flaubert, những suy tư triết học không phải chờ đến Dostoyevsky mà đã có từ thời J J Rousseau, văn học "dòng ý thức" đã được James Joyce khai thác triệt để từ thế kỷ trước… nhưng đó vẫn là địa hạt mà hiếm có nhà văn Việt Nam đủ dũng cảm thử sức.

Vậy tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu? Trên mảnh đất của tiểu thuyết hiện thực, chúng ta đã cày xới gần một trăm năm, và không thể nói những Bỉ vỏ, Sống mòn, Sống mãi với thủ đô, Vỡ bờvà sau này Mùa lá rụng trong vườn, Nỗi buồn chiến tranh, Lạc rừng, Những mảnh đời đen trắng, Cơ hội của Chúa là không có giá trị. Tiểu thuyết hiện đại không hề loại trừ tiểu thuyết hiện thực, nhưng tiểu thuyết hiện thực chỉ là một mảnh đất nhỏ. Ngoài kia, vẫn còn những chân trời đã được khám phá rộng lớn hơn rất nhiều, mà các tiểu thuyết gia Việt Nam còn chưa cất những bước đầu tiên…


(1) Theo "What is Classic. A Lecture" trong Stranger Shores - Literary Essays 1986 - 1999. J.M Coetzee. Penguin Books 2001.
(2) "tiểu thuyết châu Âu" theo nghĩa tinh thần.
(3) Nhà văn Nguyễn Việt Hà gọi đùa cách "đi tắt đón đầu" này là cách của "quân cường đạo": chỉ có các "hảo hán Lương Sơn Bạc" mới "đi tắt đón đầu" các "khách hàng" của họ.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cái đẹp trong mắt ai

    08/03/2016Phan Cẩm ThượngKhi ứng xử xã hội trở nên thực dụng, thì thẩm mỹ cũng mang tính thực dụng như một thứ thị hiếu trọc phú... Nhưng đã là muộn bởi “Giáo dục thẩm mỹ lại không thể làm từ thấp đến cao, mà phải dạy cao ngay từ đầu”...
  • Chiêm nghiệm thời gian

    07/01/2006Phạm Xuân NguyênVấn đề thời gian vẫn là mối quan tâm hàng đầu của văn học. Một mặt, văn học hiện đại luôn tìm kiếm những cách tân và thực nghiệm liên tục. Có thể nói, thay đổi là hơi thở sống của nó. Mặt khác, văn học lại phê phán và tránh xa quan niệm coi thời gian như là sự "tiến bộ cơ học". Đấy có lẽ là một trong những nghịch lý chính...
  • Cái đẹp nghệ thuật và đời sống xã hội

    05/01/2006Vũ Minh TâmTrong thực thể đẹp nghệ thuật dường như có tất cả mà cũng như không có riêng về một mặt nào của đời thực: quan hệ kinh tế - xã hội, chính trị, triết học, văn hóa, đạo đức, khoa học, nhân cách, lối sống và lời ăn tiếng nói, sự nghiệp vĩ đại và đời thường nhỏ nhặt, thế giới bên trong và mặt cắt bên ngoài, cá nhân và cộng đồng, xưa, nay và mai sau...
  • Sách bestseller nhờ công nghệ lăng xê

    04/01/2006Năm 2005 là mốc thời gian đánh dấu sự bùng phát của thị trường sách. Lần đầu tiên, sách Việt có tác phẩm phát hành lên đến con số 300.000 bản. Làm nên những con số kỷ lục này là sự cộng hưởng giữa nội dung tác phẩm và một công nghệ lăng xê, đang nhen nhúm trong thị trường sách Việt Nam...
  • Văn chương 2004 - oằn mình giữa "nhập nhòa" cũ - mới

    03/01/2006Nguyễn Hoà"Cái mới" đang là khát vọng với những chấm phá chưa định hình và "cái cũ" hàng ngày vẫn ám ảnh đâu đó trong sự vận hành của từng cây bút - đó là tình trạng mà đã mấy năm rồi, văn học Việt Nam đang cố gắng vượt qua để chuyển mình đổi mới. Văn học năm 2004 cũng vậy, nó "nhập nhòa" giữa sự ra đời của những tác phẩm, những sự kiện khiến người ta vừa có điều gì đó để hy vọng, vừa khiến người ta không khỏi lo âu...
  • Điểm qua văn chương nửa năm con gà

    30/12/2005Nguyễn Hòa..."lượn” qua các cửa hàng sách vẫn thấy bạt ngàn những cuốn mới toanh, xanh đỏ tím vàng, nhưng đọc qua sẽ không khỏi thất vọng vì phần lớn là sách tái bản, sách tuyển tập hoặc toàn tập và vô vàn sách dịch không hiểu có liên quan đến Công ước Berne?
  • “Tôi ngờ khả năng tưởng tượng của nhà văn ta”

    27/12/2005Thạch LinhNhà văn Trần Thanh Hà, vừa bảo vệ thành công Luận án thạc sĩ Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam trò chuyện...
  • Giá trị thẩm mỹ và chất lượng nghệ thuật

    20/12/2005Nguyễn Văn PhúcTrên bình diện đánh giá - giá trị, chất lượng nghệ thuật của một tác phẩm được hiểu là giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó. Nhưng bản chất của giá trị nghệ thuật là gì ? Nói khác đi những yếu tố nào quy định giá trị của tác phẩm nghệ thuật, và do đó, như thế nào là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị? v.v... Đó là những câu hỏi không dễ giải đáp.
  • Làm gì để có tác phẩm ngang tầm thời đại?

    02/12/2005Lê Quý KỳCâu hỏi này được đặt ra từ nhiều năm nay và gần đây trở thành chủ đề chính của nhiều cuộc gặp gỡ, hội thảo lớn do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Trăn trở thì nhiều, nhưng câu trả lời dường như còn nằm đâu ở phía trước, rất xa. Tại sao?
  • Trực diện với Văn học Việt Nam thế kỷ XX

    01/12/2005Nguyễn HoàBị hấp dẫn bởi tên gọi Văn học Việt Nam thế kỷ XX, tôi đã đọc cuốn sách với hy vọng được mở mang tầm nhìn, được bổ sung tri thức, được giúp lý giải các hiện tượng, các vấn đề lý luận - thực tiễn của văn chương - văn học dân tộc trong thế kỷ XX. Tiếc thay càng đọc thì nỗi thất vọng lại càng lớn dần...
  • Văn học thời đổi mới

    23/11/2005Lê Quý Kỳ
  • Chân - thiện - mỹ: Mãi là đích hướng tới của văn chương

    17/11/2005Đinh Quang TốnTừ xưa đến nay, hướng tới chân - thiện - mỹ luôn là mục đích của văn chương. Bởi văn chương là một sản phẩm do con người tạo ra, mà con người thì khác muôn loài ở bản chất muốn vươn tới những điều tốt đẹp, nên văn chương luôn là một hoạt động vì con người, với khát vọng làm cho cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn...
  • Còn nhiều người cầm bút rất có tư cách

    08/11/2005Nhà văn Nguyên NgọcVăn học ta không yên đâu. Nó đang quẫy cựa, hình như ngày càng mạnh mẽ, cả quyết liệt hơn nữa, để nói về cái thế giới mà nó biết là không hề đơn nghĩa, tuyến tính, tất định này, và nói cũng bằng một ngôn ngữ đa nghĩa, đối thoại, dân chủ, ngày càng dân chủ hơn. Và như thế là đáng mừng...
  • 'Tôi' như là kẻ mang thông điệp: Cơ sở cho một hệ biến hóa văn bản tự sự

    29/10/2005Ngô Tự LậpNhưng nói rằng cái "Tôi" đóng vai trò quan trọng trong tuỳ bút, hay trong ký nghệ thuật, thì cũng có nghĩa là nói rằng nó ít quan trọng hơn trong các thể loại khác, và như vậy, gián tiếp vẫn là công nhận vai trò quan trọng của cái "Tôi" trong việc phân biệt các thể loại. Ngoài ra, nó còn buộc ta phải đặt những câu hỏi khác: Cái "Tôi" trong ký mà E.B. White và Edward Hoagland bàn đến, cũng như cái "Tôi" trong các loại văn bản tự sự khác có phải là cái "Tôi" thực của người viết hay không? Và cái "Tôi" trong truyện khác cái "Tôi" trong ký và các văn bản báo chí như thế nào?
  • Tiểu thuyết: Khoảng cách giữa khát vọng và khả năng thực tế

    24/10/2005Nguyễn HòaMở đầu Diễn đàn "tiểu thuyết Việt nam đang ở đâu", chúng tôi xin giới thiệu bài viết sau đây của nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa...
  • "Cô đơn là bản chất của nghệ sỹ"

    30/09/2005Trần Hoàng Thiên KimLuôn bận rộn với các công việc quản lý, lúc nào cũng nhìn thấy ông tất bật cho việc giao ban, họp hành, báo chí... vậy mà khi đến với thơ thấy ông say sưa như thể những vần chữ đang cuốn ông đi. Với gần 30 tác phẩm gồm đủ các thể loại: thơ, truyện thiếu nhi, kịch, kịch bản phim, tuỳ bút, ký, nghiên cứu văn học, nhà thơ Vũ Duy Thông đã khẳng định được tên tuổi của mình trên văn đàn Việt Nam. Ông vẫn tâm niệm "Thơ là cuộc điều trần với chính mình và lời hoà giải với đồng loại"...
  • Viết để làm gì ?

    17/08/2005Sartre, Jean-Paul (Nguyên Ngọc dịch)Mỗi người có lý do riêng của mình: với người này, nghệ thuật là một cuộc chạy trốn; với người kia, một phương cách chinh phục. Nhưng người ta có thể trốn vào một nơi cô tịch, vào đam mê, vào cái chết; người ta có thể chinh phục bằng vũ khí. Tại sao phải đích thị là viết, làm những cuộc trốn chạy của mình bằng cái viết?
  • xem toàn bộ