“Tôi ngờ khả năng tưởng tượng của nhà văn ta”

09:38 CH @ Thứ Ba - 27 Tháng Mười Hai, 2005

Nhà văn Trần Thanh Hà, làm việc tại Nxb Công an nhân dân, vừa bảo vệ thànhcông Luận án thạc sĩ Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam tại khoa Văn, Đại học KHXH & NV Hà Nội. Chị trò chuyện với TT&VH:

- Chúc mừng chị đã bảo vệ thành công Luận án với số điểm gần tuyệt đối. Đề tài Luận án thạc sĩ của chị rất mới mẻ, hình nhưchưa có thạc sĩ, tiến sĩ nào làm cả.

Vâng! đây là nghiên cứu đầutiên về thể loại này. Tên đề tàilà Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam,nhưng thực ranhững vấn đề tôi giải quyết trong luận văn rộng hơn nhiều. Ở đây tôi giới thiệu đầy đủ khái niệm, đặc trưng thể loại trinh thám, phân biệt nó với các thể loại khác. Tôi cũng có mộtchương khái quát về lịch sử trinhthám thế giới và các hình thức, các biến động của nó từ khởi thủy cho đến hiện tại.

- Hiệnchị là người nghiêncứu kỹnhất về trinh thám Việt Nam, đánh giá khái quát của chị về mảng văn học này là như thế nào?

Truyện trinh thám Việt Namra đời muộn so với trinh thám phương Tây hẳn một thế kỷ (tínhtừ Edgar Poe cho đến cuốn trinh thám đầu tiên của Phạm Cao Củng in năm 1936). Nó có khởi đầu khá rôm rả với mấy xê-ri của Phạm Cao Củng và Thế Lữ, nhưng bị đứt đoạn do chiến tranh. Sau 1975 nó mới có cơ hội để phát triển trở lại nhưng chủ yếu ở hình thức tình báo - phản gián (ở phương Tây gọi là trinh thám chính trị). Tiểu thuyết điều tra, hình thức điển hình của tiểu thuyết trinh thám, thì chỉ đếm được trên đầu ngón tay, và là đặc quyền của các nhà văn Công an. Sách trinh thám của ta kém hấp dẫn, câu chuyện nghèo nàn, lại chẳng biết sử dụng kỹ thuật gì cả. Có một cuốn biết tính đến kỹ thuật trinh thám, lừa người ta được đến cùng là cuốn Một thếgiới không có đànbà, nhưng cuốn này ăn khách chủ yếu nhờ động đến đề tài đồng tính.

- Đúnglà truyệntrinh thám Việt Nam nghèo nànvà đơn điệu. Vậy luận án của chị liệu có giúp íchgì đượccho các nhà văn ta,nhất là nhà văn trong lực lượng Công an, cải thiện tình hình này hay không?

Tiểu thuyết trinh thám Việt Nam muốn phát triển thì phải thoát ra khỏi cái lối tả chân, thoát hẳn quan niệm văn học phản ánh hiện thực như nó vốn có. Chị kể lại đời mấy ông tình báo (đề tài này đang cạn) hay kể chuyện mấy ông Công an đi theo dõi, xácminh truy bắt (mà là thủ công nhé) thì khó mà hấp dẫn người ta lắm. Cái thực tế của mình nghèo, chán, nên truyện trinh thám cũng ở trình độ thấp. Vả lại không thừa nhận vai trò cá nhân, không có nhân vật thám tử chuyên nghiệp thì làm sao lôi cuốn người ta được. Nhưng tôi cũng ngờ. Viết trinh thám rất khó, viết mà cuốn người ta được vào guồng câu chuyện là khó lắm. Nó đòi hỏi tính logic cao, nó cũng đòi hỏi khả năng tưởng tượng ghê gớm. Tưởng tượng giỏi, mà sắp xếp cấu trúc logic,mà lừa được bao nhiêu cái đầu, rấtkhó. Tôi ngờ cảkhả năng tư duy logic và khả năng tưởng tượng của nhà văn ta.

- Nhà văn làm thạc sĩ rồicó thể cả tiến sĩ nữa, như thế tư duy hư cấu và tư duykhoa học có "đốichọi" nhau không? Chị bằng lòng với luận án này của mình chứ?

Tôihoàn toàn tự tin về tưduy khoa học của mình. GS Phan Cự Đệ hướng dẫn tôi, đọc luận văn của tôi và đã lấy làm ngạc nhiên về tính logic của nó.Mà tôi tin tôi hơn người khác vì văn chương tôi sinh động. Cái đó không có trong nhà trường đâu. Anh bảo tôi làm tiếp tiến sĩ ư? Tôi có xuất sắc hơn nhờ cái bằng tiến sĩ không? Chạy cho đủ học trình, rồi đủ thứ hình thức lằng nhằng mệt lắm. Cái cách đào tạo ở mình làm tôi oải.Anh nhạt cũng được, không ai bất anh đưa ra cái gì mới cái gì hay, anh bảo vệ xong xếp luận án vào kho chẳng chết ai, nhưng cứ phải đúng trường quy đấy anh ạ. Cái mục nào Bộ quy định, dù nội dung có một dòng anh cũng cũ phải vẽ nó ra cho đủ.

- Sau bằng thạc sĩ này chị lại sáng tác chứ?Và có thêm một tiểu thuyết trinh thám?

Nếu có điều kiện, tôi cũng sẽ thử sức viết trinh thám.Việc thiết thực nhất của tôi bây giờ là in cuốn chuyên luận Tiểu thuyết trinh thám.Về cơ bản nó là cái luận văn này. Thực ra, không đi học thì tôi cũng viết cuốn sách này. Kết quả vẫn thế, nhưng nếu tôi không thi, không học, không bảo vệ thì không ai cấp bằng cho tôi.Cái khác nhau là ở chỗ ấy. Tôi nghĩ, ai nghiên cứu khoa học cũng được, nếu người ta có công trình xứng đáng thì nên lập hội đồng chấm công trình và phong học vị cho người ta. Chứ cách học rồi chấm bài như bây giờ, bao nhiêu cái luận án tiến sĩ (chứ đừng nói thạc sĩ đã đến mức phổ cập rồi) thì cững xếp đó cho đẹp chứ để làm gì đâu.

- Tôi hoàn toànnhất trívới chị điểm này. Và chúc chị đã thành thạc sĩ lại vẫn viết được hay như chưa làgì cả, như vẫn là nhà văn Trần Thanh Hàyêu mến của chúng tôi.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • J.P.Sartre và câu hỏi: Văn học là gì?

    01/08/2016Thanh ThảoLà một nhà văn tự do và dấn thân, Sartre đã gắn kết hai khái niệm tưởng chừng mâu thuẫn này vào mục đích sáng tạo của nhà văn, bởi người ta có thể hỏi vặn: tự do đôi khi là từ chối dấn thân, và ngược lại, dấn thân có khi là mất tự do?
  • Cái đẹp trong mắt ai

    08/03/2016Phan Cẩm ThượngKhi ứng xử xã hội trở nên thực dụng, thì thẩm mỹ cũng mang tính thực dụng như một thứ thị hiếu trọc phú... Nhưng đã là muộn bởi “Giáo dục thẩm mỹ lại không thể làm từ thấp đến cao, mà phải dạy cao ngay từ đầu”...
  • Thân ốc với cọc không rêu hay là ảo ảnh văn chương sáo rỗng

    25/01/2015Nguyễn Chí HoanMột nhà phê bình nghệ thuật mới đây đã viết một cách chua chát rằng nghệ thuật ngày nay hình như không cao quí như người ta vẫn cho là thế, mà phần nhiều nó chỉ tạo ra những ảo ảnh và bằng cách đó nó tránh đụng chạm đến những vấn đề thực tế thực tại...
  • Einstein là nhà văn ?

    19/10/2014Ai cũng biết Albert Einstein là nhà bác học vĩ đại, cha đẻ của thuyết tương đối, nhưng nhiều người không biết rằng ông còn là một nhà văn đa tài.
  • Thẩm mỹ

    15/10/2014Nguyễn Trần BạtNói đến thẩm mỹ không thể không nói đến khái niệm cái đẹp. Nhưng đó là một câu hỏi làm đau đầu biết bao nhiêu nhà triết học thuộc đủ mọi quốc gia, sống ở mọi thời đại trong lịch sử...
  • Giá trị thẩm mỹ và chất lượng nghệ thuật

    20/12/2005Nguyễn Văn PhúcTrên bình diện đánh giá - giá trị, chất lượng nghệ thuật của một tác phẩm được hiểu là giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó. Nhưng bản chất của giá trị nghệ thuật là gì ? Nói khác đi những yếu tố nào quy định giá trị của tác phẩm nghệ thuật, và do đó, như thế nào là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị? v.v... Đó là những câu hỏi không dễ giải đáp.
  • Trực diện với Văn học Việt Nam thế kỷ XX

    01/12/2005Nguyễn HoàBị hấp dẫn bởi tên gọi Văn học Việt Nam thế kỷ XX, tôi đã đọc cuốn sách với hy vọng được mở mang tầm nhìn, được bổ sung tri thức, được giúp lý giải các hiện tượng, các vấn đề lý luận - thực tiễn của văn chương - văn học dân tộc trong thế kỷ XX. Tiếc thay càng đọc thì nỗi thất vọng lại càng lớn dần...
  • Văn học thời đổi mới

    23/11/2005Lê Quý Kỳ
  • Chân - thiện - mỹ: Mãi là đích hướng tới của văn chương

    17/11/2005Đinh Quang TốnTừ xưa đến nay, hướng tới chân - thiện - mỹ luôn là mục đích của văn chương. Bởi văn chương là một sản phẩm do con người tạo ra, mà con người thì khác muôn loài ở bản chất muốn vươn tới những điều tốt đẹp, nên văn chương luôn là một hoạt động vì con người, với khát vọng làm cho cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn...
  • Còn nhiều người cầm bút rất có tư cách

    08/11/2005Nhà văn Nguyên NgọcVăn học ta không yên đâu. Nó đang quẫy cựa, hình như ngày càng mạnh mẽ, cả quyết liệt hơn nữa, để nói về cái thế giới mà nó biết là không hề đơn nghĩa, tuyến tính, tất định này, và nói cũng bằng một ngôn ngữ đa nghĩa, đối thoại, dân chủ, ngày càng dân chủ hơn. Và như thế là đáng mừng...
  • 'Tôi' như là kẻ mang thông điệp: Cơ sở cho một hệ biến hóa văn bản tự sự

    29/10/2005Ngô Tự LậpNhưng nói rằng cái "Tôi" đóng vai trò quan trọng trong tuỳ bút, hay trong ký nghệ thuật, thì cũng có nghĩa là nói rằng nó ít quan trọng hơn trong các thể loại khác, và như vậy, gián tiếp vẫn là công nhận vai trò quan trọng của cái "Tôi" trong việc phân biệt các thể loại. Ngoài ra, nó còn buộc ta phải đặt những câu hỏi khác: Cái "Tôi" trong ký mà E.B. White và Edward Hoagland bàn đến, cũng như cái "Tôi" trong các loại văn bản tự sự khác có phải là cái "Tôi" thực của người viết hay không? Và cái "Tôi" trong truyện khác cái "Tôi" trong ký và các văn bản báo chí như thế nào?
  • Tiểu thuyết: Khoảng cách giữa khát vọng và khả năng thực tế

    24/10/2005Nguyễn HòaMở đầu Diễn đàn "tiểu thuyết Việt nam đang ở đâu", chúng tôi xin giới thiệu bài viết sau đây của nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa...
  • "Cô đơn là bản chất của nghệ sỹ"

    30/09/2005Trần Hoàng Thiên KimLuôn bận rộn với các công việc quản lý, lúc nào cũng nhìn thấy ông tất bật cho việc giao ban, họp hành, báo chí... vậy mà khi đến với thơ thấy ông say sưa như thể những vần chữ đang cuốn ông đi. Với gần 30 tác phẩm gồm đủ các thể loại: thơ, truyện thiếu nhi, kịch, kịch bản phim, tuỳ bút, ký, nghiên cứu văn học, nhà thơ Vũ Duy Thông đã khẳng định được tên tuổi của mình trên văn đàn Việt Nam. Ông vẫn tâm niệm "Thơ là cuộc điều trần với chính mình và lời hoà giải với đồng loại"...
  • Viết để làm gì ?

    17/08/2005Sartre, Jean-Paul (Nguyên Ngọc dịch)Mỗi người có lý do riêng của mình: với người này, nghệ thuật là một cuộc chạy trốn; với người kia, một phương cách chinh phục. Nhưng người ta có thể trốn vào một nơi cô tịch, vào đam mê, vào cái chết; người ta có thể chinh phục bằng vũ khí. Tại sao phải đích thị là viết, làm những cuộc trốn chạy của mình bằng cái viết?
  • Tại sao tôi đọc tiểu thuyết

    03/08/2005MoonfishVới tôi văn học và điện ảnh gần gũi nhau lắm, nên tôi mạo muội gửi vào đây bài "Tại sao tôi đọc tiểu thuyết", nếu sửa lại là "Tại sao tôi xem phim" có lẽ cũng được.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác