J.P.Sartre và câu hỏi: Văn học là gì?

07:45 CH @ Thứ Hai - 01 Tháng Tám, 2016

Câu trả lời có vẻ đơn giản: văn học là... văn học. Nhưng trả lời như thế, chính là đặt tiếp một câu hỏi, và lại một câu hỏi nữa, mà câu trả lời đâu như còn thấp thoáng ở phía trước.

Là một nhà văn tự do và dấn thân, Sartre đã gắn kết hai khái niệm tưởng chừng mâu thuẫn này vào mục đích sáng tạo của nhà văn, bởi người ta có thể hỏi vặn:tự do đôi khi là từ chối dấn thân, và ngược lại, dấn thân có khi là mất tự do? Nhưng nhà văn chân chính lại là người chuyên gắn kết, luôn "cầm tay những đối cực” và luôn hoá giải được những mâu thuẫn tưởng chừng không thể "nhìn mặt nhau”. Nhà văn, theo Sartre, sở dĩ được gọi là nhà văn vì anh ta luôn tồn tại cùng một người khác, một "cái tôi thứ hai" của anh ta: đó là người đọc. Nếu tác phẩm là trung gian giữa nhà văn và người đọc, thì chính sự dọc tác phẩm bởi người đọc (chứ không bởi nhà văn) đã quyết định cho tác phẩm một đời sống, một tồn tại. Và nếu nhà văn là con người tự do khi sáng tác, thì người đọc cũng phải là người tự do khi đọc tác phẩm. Và nhà văn "là con người tự do nói với những con người tự do, chỉ có một đề tài: tự do”. Và như thế, tác phẩm nghệ thuật là giá trị "bởi nó là tiếng gọi". Nhưng cũng theo Sartre, "nhà văn không được tìm cách gây chấn động" dù mục đích tác phẩm là tiếng gọi, mà "tác phẩm nghệ thuật cần có tính chất trình bày đơn thuần: người đọc cần có một độ lùi thẩm mỹ nhất định". Và ở đây, Sartre đã có dịp phê phán T. Gautier rất nặng lời về quan niệm "nghệ thuật vị nghệ thuật" mà thực ra, tự thân văn học phải là như vậy, đã là như vậy một khi nó muốn được công nhận là văn học, là nghệ thuật. Một tư tưởng sáng rõ được trình bày bởi một văn phong phức hợp, nhiều lúc rối rắm những luôn độc đáo, Văn học là gì?của Sartre vừa tranh biện vừa thuyết phục, đôi khi “phang" thẳng những đối thủ vô hình và hữu hình, nhưng mục đích cuối cùng chỉ là vì văn học, vì khát mong đặt văn học, đặc biệt là văn xuôi, đúng chỗ của nó, đúng "đất" của nó, với lòng tin khăng khăng vào sứ mạng cao đẹp của văn học, nhưng không vì thế mà buộc văn học phải trở thành công cụ: nó là “đối tác” của nhà văn, và chỉ khi có người đọc, thì nhà văn mới là nhà văn, tác phẩm mới thành tác phẩm. Có điều, không thấy Sartre nói “người đọc”, là ở số ít hay số nhiều, hoặc theo ông, số ít hay số nhiều cũng thế cả, một người đọc vẫn là "người đọc”, và chỉ cần như thế, tác phẩm đã có thể là tác phẩm rồi, bởi người đọc khát khao, yêu cầu, kỳ vọng ở chính tác phẩm mà mình đọc, họ có thể thấy chính cái mà họ muốn thấy. Và họ phải “liên luỵ", phải cộng đồng trách nhiệm cùng tác giả: "Và toàn bộ nghệ thuật của tác giả là buộc tôi (tức người đọc) phải sáng tạo rạ cái mà anh bóc lộ, tức là, buộc tôi phải liên luỵ". Với Sartre, luôn luôn tự do là sự lựa chọn tự do, và tác phẩm là sự trình bày tưởng tượng về thế giới như một đòi hỏi tự do của con người văn học trở nên gần gũi, thiết cốt mà cũng cao vợi với con người là ở chỗ đó. Cho nên, theo Sartre, "không làm gì có văn học đen", bởi thế giới trong văn học được mô tả dù đen tối tới đâu thì cũng là mô tả cho con người tự do đọc và cảm nhận tất cả niềm tự do nước mắt mình. Vì thế, “chỉ có những cuốn tiểu thuyết hay và những cuốn tiểu thuyết tồi. Và tiểu thuyết tồi là tiểu thuyết toan gây thích thú bằng phỉnh nịnh trong khi tiểu thuyết hay là một đòi hỏi và một tin cậy". Nghĩa là, một tác phẩm hay luôn là người bạn tốt của con người. Do đó, "mọi ý định nô lệ hoá người đọc tác hại ngay đến chính nghệ thuật của nhà văn”. Với Sartre, tự do cầm bút bao hàm tự do công dân, "Người ta không viết cho những người nô lệ". Và văn xuôi, tự thân nó phải mang ý nghĩa dân chủ, và "khi cái này bị uy hiếp thì cái kia cũng bị uy hiếp". Nghĩa là nhà văn không thể vô can, dù nhiều lúc anh ta tỏ ra như vậy. Nhà văn bị buộc phải can dự, và trong khi hướng về một tương lai với cái huyền thoại vinh quang, nhà văn lại thầm lén "ký một thoả ước thần bí với những người chết vĩ đại" của quá khứ và trong hiện tại, nhà văn trông chờ vào một “công chúng chuyên gia”, có thể hiểu và đánh giá được tác phẩm của mình. Những mâu thuẫn ấy trong mỗi nhà văn là có thật, và Sartre chỉ ra không phải để phê phán, mà để thấy tính phức tạp và nước đôi của văn học. Chưa bao giờ chúng ta được sống trong một xã hội không có giai cấp, vì vậy, mỉa mai thay, và cũng đúng thay, theo lời Sartre, nhà văn thường khi phải lựa chọn giữa vai trò "là chó giữ nhà hay là anh hề" (?) Nhưng dù là gì, tác phẩm của nhà văn bao giờ cũng là "một tiếng gọi tuyệt vọng hướng tới niềm tự do của người đọc mà họ giả vờ khinh miệt".

Tác phẩm của nhà văn đẩy những bất hoà được mô tả đến cùng cực, biến thành sự tự bất hoà. Vậy là, trong một xã hội có giai cấp, nhà văn luôn luôn là một khối mâu thuẫn, nhà văn sống và thể hiện những mâu thuẫn xã hội, những mâu thuẫn trong số phận con người bằng chính những mâu thuẫn trong nội tâm mình. Nói cách khác, nhà văn phải “tâm linh hoá" cái thực tại được trình bày trong tác phẩm, cái thực tại chẳng có gì khác hơn là "cái thế giới muôn màu sắc và cụ thế này, với vẻ nặng nề của nó, với cái ác vô hình cứ gặm nhấm nó mà chẳng bao giờ tiêu huỷ nó được". Và, đây là sứ mạng của nhà văn: "Nhà văn sẽ phục hồi lại đúng như vậy, sống sít thế, nặng mùi thế, thường nhật thế để trình bày nó cho các niềm tự do trên nền tảng một tự do". Những lập luận trên đẩy tới một kết luận cuối cùng "rất J.P.Sartrett” như sau: "Tóm lại, văn học, trong bản chất của nó, là tính chủ quan của một thế giới trong tình trạng cách mạng thường trực". Chả trách, những suy tưởng về triết học, những lý luận có vẻ thuần tuý văn học của Sartre đã góp phần vào cuộc “cách mạng trí thức" Pháp tháng 5/1968. Văn phong của Sartre là văn phong bùng nổ, nó "máu lửa" như trong một trận chung kết bóng đá, nó thiết lập một đội ngũ những fans cuồng nhiệt, thậm chí nó tạo ra cả những hoohgans. Một tác phẩm viết đã hơn 50 năm nhưng có vẻ chưa lạc hậu khi nhân loại bước vào thế kỷ XXI. Câu hỏi Viết cho ai? vẫn còn nóng hổi tính thời sự. Cái dấn thân mạnh mẽ đầu tiên của nhà văn chính là cái dấn thân vào văn học. Và phải chăng, sự "tự do cuối cùng” cú nhảy cuối cùng của nhà văn là cú nhảy để thoát khỏi chính tác phẩm của mình? Một điều gần như bất khả. Như thế, cũng theo Sartre, nhà văn "bị tự do” nhiều hơn là "được tự do"?

Cuốn Văn học là gì?của Jean-paui Sartre, qua bản dịch khúc chiết của Nguyên Ngọc, đã cho chúng ta được tiếp xúc không chỉ tư tưởng hay kiến giải của nhà văn bậc thầy này, mà còn cho thưởng thức văn phong của ông, một văn phong đi giữa triết học và lý luận văn học, một văn phong nhiều lúc được đẩy tới cực đoan nhưng bao giờ cũng đầy cảm xúc. Một thứ cảm xúc bị dồn nén theo kiểu J.P.Sartre.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Định nghĩa về cái đẹp

    20/08/2017Hầu hết những người cố gắng định nghĩa cái đẹp đều nhất trí rằng nó dính dáng đến sự đáp ứng của ý thích. Chúng ta gọi một cái gì đó là đẹp khi nó làm chúng ta vui thích hay hài lòng ở một phương diện đặc biệt nào đó. Nhưng cái gì gây nên sự đáp ứng này từ phía chúng ta? Nó có phải là cái gì trong chính bản thân đối tượng ...
  • Vị nhân sinh đúng hay sai?

    04/10/2016Đỗ Kiên CườngXin mọi người đọc thuật kỹ và thật bình tâm, đặt một ấm nước, lúc đọc xong là lúc nước sôi, pha bình trà, uống và ngẫm nghĩ về người Mỹ, về quan điểm đạo đức xem nó ra răng...
  • Cái đẹp trong mắt ai

    08/03/2016Phan Cẩm ThượngKhi ứng xử xã hội trở nên thực dụng, thì thẩm mỹ cũng mang tính thực dụng như một thứ thị hiếu trọc phú... Nhưng đã là muộn bởi “Giáo dục thẩm mỹ lại không thể làm từ thấp đến cao, mà phải dạy cao ngay từ đầu”...
  • Cái đẹp muôn hình muôn vẻ

    10/11/2014Văn NgọcTạo hóa (hay Nghệ thuật?) oai oăm thay, bày đặt ra cái đẹp, nhưng lại không cho biết cái chìa khóa của nó nằm ở đâu, sự vận động của nó như thế nào? Vậy thì trước tiên, ta cần xem xét xem ý niệm đẹp từ đâu mà có và làm sao nắm bắt được nó?
  • Thẩm mỹ

    15/10/2014Nguyễn Trần BạtNói đến thẩm mỹ không thể không nói đến khái niệm cái đẹp. Nhưng đó là một câu hỏi làm đau đầu biết bao nhiêu nhà triết học thuộc đủ mọi quốc gia, sống ở mọi thời đại trong lịch sử...
  • Văn học thời đổi mới

    23/11/2005Lê Quý Kỳ
  • Chân - thiện - mỹ: Mãi là đích hướng tới của văn chương

    17/11/2005Đinh Quang TốnTừ xưa đến nay, hướng tới chân - thiện - mỹ luôn là mục đích của văn chương. Bởi văn chương là một sản phẩm do con người tạo ra, mà con người thì khác muôn loài ở bản chất muốn vươn tới những điều tốt đẹp, nên văn chương luôn là một hoạt động vì con người, với khát vọng làm cho cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn...
  • Tiểu thuyết: Khoảng cách giữa khát vọng và khả năng thực tế

    24/10/2005Nguyễn HòaMở đầu Diễn đàn "tiểu thuyết Việt nam đang ở đâu", chúng tôi xin giới thiệu bài viết sau đây của nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa...
  • Bản chất của nghệ thuật có giống với kỹ năng không?

    21/07/2005Một lúc nào đó trong thế kỷ 19, từ “nghệ thuật” bắt đầu được dùng chủ yếu cho một loại hình nghệ thuật – cái gọi là “nghệ thuật tạo hình”. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại không loại trừ những ngành như điêu khắc, âm nhạc, và thi ca khỏi danh sách các nghệ thuật của họ, nhưng họ cũng không tuyên dương những ngành nghệ thuật này như nghệ thuật tới mức loại bỏ hết mọi sự tạo tác khác của con người.
  • Quan niệm của Các Mác về sự vận động lịch sử của Cái Đẹp trong một số hình thái kinh tế

    07/07/2005Nguyễn Thu NghĩaMột trong những kết luận quan trọng được C.Mác rút ra từ quá trình nghiên cứu về cái đẹp tất yếu này sinh trong tiến trình phát triển của lịch sử. Quy luật của cái đẹp không "nhất thành biết biến" từ một hình thức lao động, một hình thái xã hội nào. Cái đẹp có quy luật phổ biến từ thực tiễn thẩm mỹ. Ở mỗi hình thái xã hội nào, quy luật ấy có sự vận động và biểu hiện khác nhau....
  • Sức sống của một cuộc tranh luận

    02/07/2005Hồ Sĩ VịnhTrong cuộc tranh luận Nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh trên văn đàn nước ta vào những năm 1935 - 1939, giữa hai phái đã có nhiều kiến giải dẫn đến điểm hội tụ: Đó là tầm nhìn văn hóa rộng, ý thức dân tộc, lòng yêu nước, sự tôn vinh văn chương dân tộc và sự tự ý thức về văn hóa tranh luận. Đó là một trong những nội dung mà chúng tôi tìm thấy trong cuốn: Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh.
  • xem toàn bộ