Nghề văn và những động lực sáng tạo
Lâu nay, nói đến lý tưởng xã hội, một số người có thói quen đặt phạm trùnày trùng khít với ý thức hệ, cho nên nó vừa hẹp, vừa khiên cưỡng, làm như lý tưởng xã hội là một cái gì bên ngoài không liên quan đến tài năng, một áp lực bên trên áp đặt lên tính sáng tạo.
Thật ra, lý tưởng xã hội là cái nằm trong bầu máu nóng, là mục đích cao nhất, là lẽ sống đẹp nhất của đời người. Ở nhà văn, những yếu tố nói trên biến thành nguồn nội lực văn hóa, lý tưởng càng được thắp sáng, bầu nhiệt huyết càng sôi sục thì tác phẩm của họ càng được công chúng nồng nhiệt đón đợi. Nghề văn cũng giống như chuyện làm việc thiện, vì nó có thể cứu rỗi tâm hồn của nhiều người, có khi hàng triệu người. Nhà văn tài năng chi khác người thường ở chỗ họ có sức mạnh bên trong, ngọn lửa bên trong, tổ chức não bộ phát triển để chiến thắng mọi cám dỗ vật chất, mọi thế lực ngăn cản sự sáng tạo. Để hình thành và sức nuôi dưỡng lý tưởng xã hội, trong đó có lý tưởng nghề nghiệp thì trong ba điều bất hủ của một đời văn: lập đứcđược coi là hàng đầu, rồi mới đến lập côngvà lậpđã ngôn.Không phải vô cớ mà tiền nhân chúng ta thường về coi văn chương là sự nghiệp nghìn đời (văn chương thiên vấncổ sự), và khuyên người đời sau hãy lấy đạo,lấy học vấnlàm cái gốc của văn chương. Đạoở đây nên hiểu là nội dung, là chuyện để nói với đời, là đức hạnh để ứng xử với người, để khuyên điều hay, răn điều đó, là trách nhiệm công dân của nhà văn đối với xã hội. Không phải vì có đạomà làm nghèo văn chương. Không phải vì có đạomà dẫn đến sự bất lực về rung cảm nghệ thuật như có người nghĩ. Có đạo,có nội dung thì văn chương thịnh, phát đạt, ngược lại thì văn chương suy, hỗn loạn. Ở triết học phương Đông, trong bốn điều dạy của Khổng Tử thì đức hạnhlà hàng đầu rồi mới đến ngôn ngữ chính sự, văn học.
Tâm hồn và tình cảm của nhà văn cũng không nằm ngoài lý tưởng xã hội, bởi đó là "điều cơ bản nhất" nếu muốn nghệ thuật trở thành "bông hoa đẹp", là kết tinh của tình cảm và tâm tư quần chúng nhân dân. Để đạt tới lý tưởng chói ngời phản ánh trong tác phẩm, nhà văn cần trau dồi vốn sống và tri thức triết - mỹ. Tri thứctriết - mỹ của thế giới và dân tộc không chỉ là sự trang sức cho những trang viết, mà là phương pháp khái quát hóa, là công cụ của kỹ xảo nghề văn.
Cha ông ta hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã sáng tạo ra một nền văn hóa có bản sắc riêng, tuy về mỹ học còn thiếu hệ thống nhưng những gì còn lại trong di sản vẫn lấp lánh hào quang của trí tuệ người xưa, những tổng kết mỹ học của cha ông vẫn thấm đẫm màu xanh. Cách đây hàng mấy trăm năm, khi bàn đến bản chất củavăn chương, Nguyễn Văn Siêu (1796-1872) đã chia văn chương ra làm hai loại: loại đáng thờ và loại không đáng thờ: Loại không đáng thờ là loại chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở lòng người. Còn hiện thực tả ýlà gì nếu không phải là sự nhất thể hóa hiện thựcvà siêuthực, cái có lývà cái philý, cái ý thứcvà cái vôthức, cái logicvà cáitrực giác.Đó là chủ nghĩa hiện thực mới cổ điển, mẫu mực một trăm phần trăm, thật xa lạ với chủ nghĩa sinh hoạt, chủ nghĩa tự nhiên trong văn học.
Ở lĩnh vực xã hội nào cũng vậy đều cần người tài, ở thời nàn cũng vậy, chính trị giỏi cốt là quy tụ được nhiều người tài, người có học vấn, lấy họ làm gốc để trị nước.
Nhưng nói học vấn xin đừng nhầm lẫn với bằng cấp, học hàm, học vị khoa học. Nói học vấn là nói thực học, thực tài. Như vậy giữa tài năng và học vấn là đồng thuận, không có mâu thuẫn. Cha ông ta đã có những quan điểm tiến bộ khi bàn" về tài năng. Những thuật ngữ sang trọng như tuấn kiệt, nhân tài, danh tài, hiền tài, kẻ sĩ, hào kiệt, đại bút, đại tài…dù xuất hiện ở thời hưng thịnh hay suy vong của triều đại phong kiến đều phản ánh sự trọng dụng, thậm chí sự quyết định của tài năng đối với sư nghiệp dựng nước và giữ nước.Phan Huy Chú (1872 - 1840) từng đúc kết "Việc văn chương rất quan hệ đến thế đạo, xem việc thi cử hay dở, biết nước thịnh hay suy”(xem "Lịch triều hiền chương loại chí”).
Trong văn học, tài năng gắn liền với sự chân thật. Câu thơ của Alfred de Musset trong bài Amon ami Edouard (Tặng bạn Edua của tôi) nói lên điều đó."Hãy đập vào trái tim anh, nơi đó là tài năng". Sự chân thật, tình cảm dạt dào trước đối tượng miêu tả là phẩm chất trong sáng đánh thức tài năng nhà văn. Mặc dù trong sáng tạo văn học không phải sự chân thật nào cũng đưa lại tác phẩm hay, nhưng đã là tác phẩm hay thì phải coi tính chân thật là một phẩm chất hàng đầu. Mọi thứ khôn vặt trong nghề văn, mọi chuyện săn đuổi kỹ thuật, sùng bái kỹ xảo trong văn chương, mọi tâm trạng nôn nóng sớm được nổi tiếng chỉ là xa lạ với tài năng.
Và đó cũng là biểu hiện sự xa rời lý tưởng và tài năng chân chính của nghề văn.
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt