Làm gì để có tác phẩm ngang tầm thời đại?
Câu hỏi này được đặt ra từ nhiều năm nay và gần đây trở thành chủ đề chính của nhiều cuộc gặp gỡ, hội thảo lớn do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức: Hội nghị các nhà văn miền Trung lần thứ hai 9/2002, Cuộc họp Tiểu ban Lý luận - phê bình 10/2002, Hội thảo về Tiểu thuyết 11/2002, Hội thảo nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Hội Nhà văn Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh 12/2002 và đặc biệt là Hội nghị lý luận -phê bình văn học toàn quốc lần thử nhất tại Tam Đảo 8/2003…
Trăn trở thì nhiều, nhưng câu trả lời dường như còn nằm đâu ở phía trước, rất xa. Tại sao?
1. Trước hết là do quan niệm: thế nào là một tác phẩm hay, ngang tầm thời đại?
Nói là quan niệm, nhưng thực ra chưa có quan niệm nào cả. Bằng chứng hùng hồn nhất của hiện trạng đáng buồn này là các tác phẩm đoạt giải thưởng hàng năm của Hội Nhà văn Việt
Riêng trong lĩnh vực lý luận-phê bình, sự không có chuẩn này vẫn tiếp tục kéo dài cho đến tận hôm nay. Đó là việc bản tham luận của giáo sư Trần Đình Sử đọc tại Hội nghị lý luận - phê bình Tam Đảo, trong đó chủ nghĩa hiện thực vô bờ bếncủa Ga-rô-đi được xem như là thứ lý luận khuôn mẫu mà lý luận - phê bình văn học Việt Nam cần vươn tới, được báo Văn nghệ trao giải thưởng tác phẩm hay quý IV/2003, nhưng liền sau đó, cũng báo Văn nghệ đăng bài của giáo sư Phương Lựu, xem Chủ nghĩa hiện thực vô bờ bếnlà sai lầm nghiêm trọng cả về mặt lịch sử lẫn khoa học!
Sự trớ trêu này phản ánh một sự trớ trêu khác, sâu hơn: đó là ngay trong BCH Hội Nhà văn Việt
Ấy là nói ở cơ quan có trách nhiệm và quyền lực cao nhất trong việc thẩm định và đánh giá tác phẩm văn học. Càng đi xuống các tiểu ban, các hội đồng, cá nhân các nhà văn thì sự thiếu hụt, sự không thống nhất này càng trở nên trầm trọng hơn. Bao nhiêu lần, các nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận-phê bình cãi nhau khá căng thẳng, gay gắt về thơ hiện đại,về mối quan hệ giữa cái tôivà cái ta,giữa ý thứcvà vô thứcgiữa thực và ảo...nhưng thường kết thúc nửa vời, không được tổng kết, kết luận một cách đầy đủ, cần thiết nâng thành lý luận.
Thời gian qua, chừng như quá bức xúc với vấn đề này, Hội Nhà văn Việt Nam, một số hội văn nghệ địa phương, một số báo và tạp chí mở một số cuộc thi sáng tác thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản điện ảnh, kịch bản sân khấu… nhưng kết quả cũng chẳng được bao nhiêu. Lý do thật dễ hiểu: chưa có đáp án thì thi với cử gì!
Đáng ra, Hội Nhà văn Việt
Hội Nhà văn, với ba cơ quan ngôn luận chuyên ngành là báo Văn nghệ, tạp chí Nhà văn và tạp chí Văn học nước ngoài, từng có truyền thống và kinh nghiệm giải quyết vấn đề này, từng góp sức giải quyết thành công nhiều vấn đề quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn học dân tộc, rất có điều kiện để làm việc đó. Bên cạnh đó, rất nhiều báo và tạp chí có trang văn học cũng sẵn sàng vào cuộc Vấn đề là Ban chấp hành Hội Nhà văn, và bên trên nó là Ban tư tưởng - văn hóa Trung ương, có nhận ra vấn đề này, dám bắt tay làm, hoặc chỉ đạo người khác làm? Tất nhiên trong một lúc chúng ta chưa thể giải quyết trọn vẹn vấn đề lớn lao và gai góc này. Nhưng thà chưa trọn vẹn còn hơn chưa có gì. Những phác thảo trong các cuộc thảo luận, tranh luận đó, ít ra cũng cho chúng ta một số tiêu chí cơ bản để sáng tạo và đánh giá tác phẩm.
Lẽ ra việc này đã được giải quyết cách đây vài chục năm, khi cách mạng Việt
2. Đi đôi với công tác lý luận, phải tiếp tục đổi mới chính sách, chế độ đối với văn học.
Đây là việc của Nhà nước, xã hội, chứ không riêng gì của những người cầm bút. Trước hết là chính sách đầu tư. Dưới danh nghĩa chống bao cấp, bước vào Đổimới, chúng ta thả nổi văn học cho cơ chế thị trường, xem tác phẩm văn học cũng như mọi thứ hàng hóa khác, người làmra nó phải lo từ A đến Z, từ bản thảo đến in ấn, phát hành! Đây không phải là đổi mới. Đây là buông lỏng quản lý. Và hậu quả của cách quản lý này như thế nào, mọi người đã rõ. Gần đây, Nhà nước đã thấy thiếu sót đó và đã có một số điều chỉnh cần thiết, bằng cách đầu tư lại cho văn học.
Tuy vậy, việc dùng số tiền đầu tư này sao cho có hiệu quả, góp phần thúc đẩy sáng tác, còn phải được tiếp tục nghiên cứu, giải quyết.
Việc phải giải quyết đầu tiên là tách sự đầu tư này ra hai khoản rành mạch. Khoản nào trợ cấp khó khăn thì đi theo khó khăn, còn khoản nào đầu tư cho sáng tác thì phải đi theo tác phẩm. Trợ cấp khó khăn thì bất luận với ai. Ai gặp khó khăn nhiều, trợ cấp nhiều, ai gặp khó khăn ít, trợ cấp ít, ai chưa gặp khó khăn, nhường cho người khác. Mức trợ cấp nhiều hay ít, tuỳ khả năng ngân sách. Nhưng đầu tư cho sáng tác thì phải có bài, và bàiđó phải chặt chẽ, khoa học. Muốn biết thế nào là chặt chẽ, khoa học, phải tách quá trình làm ra tác phẩm của nhà văn ra làm hai công đoạn: công đoạn làm ra bản thảo và công đoạn công bố tác phẩm, tức in và phát hành.
Công đoạn làm ra bản thảo rõ ràng là việc riêng của nhà văn, hoàn toàn có tính chất nghề nghiệp. Nhưng công đoạn công bố tác phẩm cũng là của nhà văn, như đã và đang diễn ra, rõ ràng là không đúng.
Để thấy sự đúng - sai này diễn ra như thế nào, chỉ cần đảo mắt sang lĩnh vực khoa học - kỹ thuật là rõ. Ở đó, các nhà khoa học chỉ cần đưa ra giải pháp (trên giấy) là xong, là được nghiệm thu và trả công, nếu giải pháp tốt còn được thưởng, còn việc công bố giải pháp đó, tức đưa nó vào sảnxuất và đời sống, là việc của người khác, của nhà quản lý kinh tế - xã hội.
Xét về bản chất, lao động nhà văn có khác gì lao động của nhà khoa học? Cả hai đều là lao động trí óc. Sản phẩm của họ là chất xám. Ấy thế nhưng như trên vừa nói, sau khi tạo ra sản phẩm rồi, nhà văn còn phải đưa nó vào cuộc sống. Và thực tế thời gian qua cho thấy, có một số nhà văn, sau khi đưa được tác phẩm của mình vào cuộc sống, thì đồng thời cũng sạt nghiệp và từ giã nghề nghiệp luôn! Đây là nỗi đau không riêng gì của giới văn nghệ sĩ. Rõ ràng muốn cho văn học thoát ra khỏi tình trạng hiện nay, việc in và phát hành tác phẩm văn học phải là việc của người khác, chứ không phải việc của nhà văn. Ai hưởng lợi trong việc này, người đó phải đứng ra lãnh trách nhiệm và trong trường hợp này, người đó không ai khác là nhà nước và xã hội.
Như vậy, những gì nhà nước và xã hội giành cho văn học nên tập trung vào công đoạn làm ra bản thảo. Ở công đoạn này, như nhiều người đã biết, lại có hai bước: tích luỹ vốn sống và biến vốn sống đó thành bản thảo. Đây là hai bước hoàn toàn có tính chất nghề nghiệp mà không cứ gì nhà văn mới có. Tất cả mọi thành viên trong xã hội, muốn hành nghề, đều phải tự qua hai bước đó. Nhà nước và xã hội chỉ quan hệ với anh, khi quá trình lao động của anh đã kết thúc, tức anh đã có sản phẩm và sản phẩm của anh đủ tiêu chuẩn đưa ra lưu thông trên thị trường. Với nhà văn, quá trình này chỉ được thiết lập khi anh đã có bản thảo.
Vừa qua, Ban Chấp hành Hội Nhà văn, dùng số ngân sách này tổ chức các chuyến đi thực tế cho các nhà văn, đầu tư ứng trước cho những tác phẩm còn dưới dạng đề cương...là không đúng. Nhà văn Nguyên Ngọc đã có lần viết: "Tôi biết Hội Nhà văn hàng năm cứ gọi mấy ông hội viên đến phát cho mỗi ông năm bảy triệu. Tôi cũng được gọi đến phát 7 triệu, tôi không nhận. Tôi bảo vô lý, tôi chẳng việcgì tôi nhận. Tôi là một ngườiviết văn, cũng giông như anh thợ mộc, làm ra sản phẩmtôi bán cho các Nxb, nên tác phẩm tôicó giá trị thì người ta nữa.Còn tự nhiên Nhà nước lại đưa tiền cho tôi, tôi không biết tại sao. Mà bây giờ cứ đem phân phát thế,tỉ nọ tỉ kia."(Tiền phong,
Làm như vậy, vô hình trung Ban Chấp hành Hội Nhà văn đã làm thay những công việc hoàn toàn có tính chất nghề nghiệp của các nhà văn, làmsuy yếu tính độc lập trong sáng tạo của họ, và như vậy, khó có những tác phẩm mang tính đột biến.
Để thực hiện được mốiquan hệ này - mối quan hệ giữa sáng tạo và công bố tác phẩm - nhà nước phải có một tổ chức thay mặt mình đứng ra tiếp nhận bản thảo của nhà văn và đưa nó vào lưu thông. Tổ chức này hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp công ích có thu. Cụ thể, tổ chức đó có nhiệm vụ mua hết các bản thảo văn học bằng ngân sách nhà nước giành cho văn học, và sau đó thu lại số tiền này bằng các hoạt động in ấn, phát hành. Dĩ nhiên để làmtốt việc này, bên cạnh, thậm chí bên trên nó, phải có hội đồng thẩm định nghệ thuật, kiểu như hội đồng nghiệm thu các đề tài khoa học bên khoa học - kỹ thuật. Doanh nghiệp công ích có thu căn cứ vào kết quả thẩm định này định giá các bản thảo. Giá này chính là thù lao lao động của nhà văn.
Tác phẩm được in, nếu được công chúng hoan nghênh, được giải thưởng này nọ, tác giả của nó có thể được hưởng thêm một phần hoặc toàn bộ số lợi nhuận phát sinh đó, tuỳ sự thoả thuận giữa tác giả và Nxb. Bởi vì lúc này tác phẩm được in ra có thể không còn nguyên như bản thảo, mà đã có sự gia công của người biên tập, người trang trí… (Tất nhiên sự gia công này phải có sự đồng ý của tác giả, hoặc tác giả tự gia công, theo yêu cáu của Nxb). Và các hội đồng xét giải thưởng là xét trên bản thảo, không xét trên bản in, trừ trường hợp bản thảo và bản in là một. Có như thế, mọi sự đánh giá và trả công cho nhà văn mới chính xác, công bằng.
Nếu có một tổ chức như thế ra đời, nhất định nhà văn sẽ được giải phóng khỏi chuyện cơm, áo, gạo, tiền,để chuyên tâm cho lao động sáng tạo - điều cơ bản tạo ra tác phẩm.
Một tổ chức như thế trên thực tế đã có. Đó là Hiệp hội xuất bảnvừa mới ra đời cuối 2001. Đó có thể còn là Thư viện Quốcgia, Tổng Công ty Phát hành sách…
Cả nước có hơn 800 nhà văn và khoảng chừng ấy người nữa sáng tác không chuyên, có khả năng làm ra đầu sách. Nếu mỗi người trong số họ vài ba năm cho ra đời một đầu sách, và mỗi đầu sách được Nhà nước mua cho khoảng mươi lăm triệu đồng, thì mỗi năm Nhà nước đầu tư cho văn học cũng chỉ hết khoảng 10 tỷ đồng - một con số không đáng bao nhiêu so với hàng ngàn tỷ đồng lãng phí trong các khoản chi khác. Nhưng nếu Nhà nước làmđược như thế thì đây là cơ hội để văn học bước sang một thời kỳ mới.
Nhân đây cũng xin nói thêm: ngoài nguồn ngân sách trực tiếp tài trợ cho văn học, còn một nguồn ngân sách khác cũng có thể góp phần thúc đẩy văn học phát triển, nếu nhà nước có một cơ chế quản lý và sử dụng hợp lý.Đó là số ngân sách đầu tư sách mới hàng năm cho các thư viện.
Số tiền này rõ ràng là không nhỏ. Nhưng từ ngày chuyển đổi cơ chế, việc bổ sung sách mới trong các thư viện, mỗi nơi làm theo một cách. Cách phổ biến nhất là không thông qua các Công ty phát hành sách như trước đây, mà thông qua nhiều nguồn, trong đó có cả nguồn từ các "đầu nậu”.
Sách của các đầu nậu quả là có rẻ ít nhiều, nhưng nội dung cũng ba cha bảy mẹ lắm. Nên chăng Nhà nước nên thay đổi cách quản lý: không rót tiền cho các thư viện nữa, mà rót bằng sách. Hàng năm mỗi thư viện được rót những sách gì, số lượng bao nhiêu, do đối tượng phục vụ của thư viện đó quy định, và một khi đã có chỉ tiêu rồi, doanh nghiệp công ích có thu chịu trách nhiệm cung ứng.
Cả nước có khoảng 500 thư viện có chức năng lưu giữ sách văn học. Chỉ cần mỗi thư viện như vậy được cung ứng hai bản, thì mỗi đầu sách văn học đã có thể in được vài nghìn bản, chứ không lèo tèo dăm ba trăm bản như hiện nay.
Số lượng bản in tăng, dĩ nhiên nhuận bút cũng tăng theo, đấy là cách "tài trợ" gián tiếp.
3. Một khi đã có mộttổ chức như thế rồi, việc in và phát hành cũng phải được quản lý theo một cách khác, khoa học, chặt chẽ hơn.
Từ sau ngày đất nước bước vào đổi mới,công đoạn này gần như bị thả nổi. Các Nxb và các "đầunậu” cạnh tranh và lũng đoạn một cách không thể hình dung hết.
Họ cạnh tranh và lũng đoạn trên hai lĩnh vực: in nối bản và tăng giá sách.
Ông Trương Đình Lộc, giám đốc Công ty Phát hành sách Nghệ An có lần cho biết, có một đầu sách "tia-ra" ghi chỉ in 500 bản, nhưng riêng Công ty ông đã nhận 400 bản.
Điều đó có nghĩa là 61 Công ty phát hành sách của 61tỉnh ,thành còn lại chỉ còn mỗi một 100 bản!!!
Còn giá sách? Những ai yêu sách ở Thủ đô Hà Nội không thể không biết cửa hàng sách tư nhân 5 Đinh Lễ. Tôi đã từng mua khá nhiều sách ở đó. Giá sách ở đây rẻ một cách khó hiểu. Có lần tôi mua được ở đây bộ tiểu thuyết Sông Đông êm đềmcủa nhà văn Xộ-viết M. Sô-lô-khốp còn mới cứng, do Nxb Hội Nhà vănin năm 2000, với giá 180.000đ, trong lúc cũng với bộ sách ấy, bán ở cửa hàng sách Tràng Tiền bên cạnh, giá 264.000đ!
Tại sao 5 Đinh Lễ giảm giá tới 30% vẫn hoạt động bình thường, nếu không muốn nói là ngày một phát triển?
Đơn giản chỉ vì các Nxb chỉ bán sách cho họ với giá 60% giá bìa! Như vậy giảm cho khách 30%, họ vẫn còn 10%. Trên thương trường hiện nay, có mặt hàng gì đưa lại lợi nhuận cao như thế, trừ… hêrôin!
Tại sao phát hành phí chiếm tới 40%, các Nxb, các “đầu nậu” vẫn sống bình thường, nếu không muốn nói sống vương giả? Lại một đơn giản khác: tăng giá sách! Một tập sách đáng giá 15.000đ, họ nâng lên 45.000đ, thậm chí 60.000đ! Và để cho bài toán đi đến đáp số như mong muốn, họ thực hiện tiếp thao tác thứ hai: giảm số lượng bản in. Một đầu sách đáng in 2.000 bản, họ chỉ in 500 bản. Họ thừa biết, dù giá đã bị nâng lên gấp đôi, gấp ba lần như thế, nhưng vẫn không bị ế. Đơn giản chỉ vì có một số "mọt sách" không thể không mua những cuốn sách như thế. Vậy là con số 500 bản, dù đã bị nâng giá lên rất cao, vẫn không bao giờ còn lại trên giá sách. Trong một phép nhân có hai thừa số, tích sẽ không đổi, nếu thừa số này giảm trong khi thừa số kia tăng với một giá trị tương ứng. Thế là bài toán đã được giải!
Tăng giá bán cùng với việc in nối bản gây thiệt hại không riêng gì cho nhà văn, mà còn cho cả bạn đọc và Nhà nước. Nhà văn bị tước đoạt một phần sức lao động của mình. Bạn đọc phổ thông lấy tiền đâu để mua những bộ sách giá những ba, bốn trăm nghìn đồng. Còn Nhà nước mất thuế.
Thực tiễn trên đòi hỏi đã đến lúc nhà nước phải ra tay. Phải đặt giá sàn cho các loại trang in. Nhà nước đã đặt giá sàn cho xăng dầu, sắt thép, xi măng…Còn văn học, tại sao không? Phải chăng thơ ca, truyện ngắn, tiểu thuyết… không phải là những mặt hàng thiết yếu của đời sống?
Việc đặt giá cho các loại trang in không phải không làm được. Giá các loại vật tư, nhiên liệu, nhân công…đã có trong tay nhà nước. Vấn đề là các cơ quan chức năng có nhận ra tấm quan trọng vấn đề này? Và để làm việc đó, tôi xin cung cấp vài con số cơ bản : giá thành một trang in cỡ 13 x 19 hiện nay là 25 đồng, nếu in trên giấy thường, còn in trên giấy tốt, giá cũng không quá 30 đồng.
4. Trên đây là ba vấn đề mang tính khách quan, vĩ mô.
Muốn có tác phẩm ngang tầm thời đại, còn có một yếu tố thứ tư cũng không kém phần quan trọng: đó là sự nỗ lực chủ quan của bản thân các nhà văn.Nội dung của sự nỗ lực này phần nào tôi đã trình bày trong các bài Văn học thời đổi mới. Bàn về "cái tôi" trong văn học, thơ đang cần một Hải Triều…xin phép không nhắc lại ở đây.
Như vậy tôi đã trình bày bốn vấn đề quan yếu để văn học có thể vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Trong bốn vấn đề trên, hai vấn đề giữa có vẻ "kinh tế” quá. Nhưng trong cơ chế thị trường không có lĩnh vực nào thoát khỏi vòng kiềm tỏa của kinh tế. Vấn đề là kinh tế ở đây được xử lý dưới góc độ văn hóa, hay nói đúng hơn là kinh tế văn hóa, bà đỡ để văn hóa phát triển, do vậy bàn về kinh tế chính là bàn về văn hóa vậy.
Nhưng dù sao thì đây cũng vẫn là vấn đề mới, chưa có tiền lệ, do vậy cần thêm nhiều tiếng nói khác.
(1)Tiểu luận của Trần Mạnh Hảo - Nxb Văn học -1992.
(2) Thơ của Nguyễn Quang Thiều - Nxb Văn học -1992.
(3) Tiểu thuyết của Bảo Ninh - Nxb Hội Nhà văn- 199 1 .
(4) Tập truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu – Nxb QĐND- 1989.
(5) Tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân - Nxb QĐND- 1989.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu Đổng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt