Hãy làm ra sản phẩm văn chương tốt
Thường các nhà văn có hai cách cơ bản để thể hiện trách nhiệm của mình với thời cuộc. Cách thứ nhất là cách trực tiếp, ví dụ như Albert Camus. Ernestemingway, Victor Hugo hay Louis Aragon không chỉ viết mà còn tích cực tham gia các phong trào chính trị, xã hội đến mức có người bị trục xuất khỏi tổ quốc. Cách thứ hai là gián tiếp dùng văn chương của mình để nói về những bất công trong xã hội, về những người bị thiệt thòi, vẽra cơ chế đàn áp thể xác và tinh thần con người, thách thức những điều kiện và niềm tin chung. Họ nói quan điểm của họ thông qua tác phẩm.
Thật ra chọn cách nào là tùy mọi người. Cá nhân tôi ủng hộ việc nhà văn chọn thế đứng thứ hai, hoặc ít nhất nên bắt đầu từ thế đứng thứ hai. Có hai lý do cho sự lựa chọn này.
Thứ nhất, khi xác định thế đứng thứ hai, họ sẽ tập trung được thời gian và sức lực vào công việc mà họ làm tốt nhất: viết văn. Theo cách ấy, bản thân họ và xã hội đều đạt lợi ích tối đa.
Thứ hai, tôi nhận thấy hầu hét các nhà văn đều có sự nhạy cảm bẩm sinh. Do đó họ dễ bức xúc hơn người khác với các vấn đề xã hội,nhưng cái dở là rất nhiều trong số họ chỉ được vũ trang bằng lòng nhiệt tình, sự bức xúc và những nhạy cám đi gần vớicảm tính cá nhân trong khi lại thiếu thông tin hoặc thiếu công cụ nhìn nhận vấn đề một cách hệ thống, cho nên rốt cuộc những phát biểu và hoạt động xã hội của họ lại gây hậu qủa tai hại. Thành thật mà nói, đọc các tranh luận mấy năm gần đây ở Việt Nam giữa các nhà văn, nhà phê bình và các học giả khác về các vấn đề giáo dục hoặc phát triển, tôi thấy đối với một số người, việc họ tham gia sâu và lấn sân nhau trong các vấn đề xã hội không mang lại lợi ích cụ thể nào nếu không muốn nói là ngược lại.
Quan sát các nước, tôi nhận thấy xã hội nào mà ở đó người làm nghề xác định rõ phạm vi chuyên môn của mình, không làm tranh, ôm đồm, làm loạn, làm dối trá, làm ẩu, làm kiểu cảm tính, làm vướng công việc của nhau thì xã hội ấy sẽ có những thành tựu rực rỡ. Nhà văn trước hết cũng là người làm nghề như những người khác. Cho nên tóm lại tôi nghĩ trách nhiệm công dân của nhà văn nên bắt đầu từ trách nhiệm của một người lao động chuyên nghiệp trong xã hội. Đây là trách nhiệm làm ra sản phẩm văn chương tốt, sản phẩm càng tốt thì càngtuyệt.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu