Cỗ máy sản xuất cái đẹp?

09:17 CH @ Thứ Hai - 22 Tháng Sáu, 2015

Cái đẹp có vẻ thực sự cao siêu như vậy nhưng lại là chuyện thường ngày, quanh ta, mọi lúc, mọi nơi. Michelangelo từng hài hước rằng ông không làm ra pho tượng David mà chỉ ngẫu nhiên nhìn thấy nó trong khối đá mà thôi

Một lần duy nhất

Trong sản xuất tinh thần thì sản xuất ra tác phẩm nghệ thuật là một khu vực đặc biệt. Sản xuất ra cái đẹp có tính bất định, đa nghĩa và chủ quan bởi bản thân cái đẹp cũng là bất định, đa nghĩa và chủ quan. Nó cũng là việc "sản xuất" ra tình cảm. Việc "tiêu thụ", "sử dụng" thứ sản phẩm là cái đẹp của tác phẩm cũng bất định, đa nghĩa và chủ quan tác phẩm-người thưởng thức và môi trường giống như bức tranh-con mắt và ánh sáng xung quanh tương tác với nhau mà tạo ra "cái đẹp" chỉ một lần, cho một người duy nhất là chủ nhân của con mắt đó. Qua sự tương tác này ta có sự đồng cảm giữa người "sản xuất" cái đẹp và người "tiêu thụ" cái đẹp. Tác phẩm nghệ thuật kinh điển là tác phẩm đã tạo ra vô vàn "cái đẹp" ở vô vàn người tiêu thụ, ở nhiều nơi, nhiều lúc, nhiều nước, nhiều chủng tộc, tức đã tạo ra sự "đồng thuận" lớn trong cộng đồng dân tộc hay nhân loại. Cái đẹp ở Truyện Kiều hay Mona Lisa là cái đẹp đạt được sự đồng thuận-đồng cảm–đồng tình rộng lớn, bền vững ở dân tộc và nhân loại. Tuy nhiên dù có trở nên kinh điển, đạt được sự đồng thuận to lớn về cái đẹp của tác phẩm thì với mỗi người-mỗi lần "tiêu thụ"-hưởng thụ cái đẹp lại ấy là "cái đẹp khác" của Kiều hay Mona Lisa. Chính điều này làm cho nghệ thuật giống tôn giáo và tình yêu. Làm cho nó luôn là thiên cổ chẳng có gì lạ mà luôn luôn mới và duy nhất, làm cho nó thành vĩnh cửu.
Như cơm bữa
Cái đẹp có vẻ thực sự cao siêu như vậy nhưng lại là chuyện thường ngày, quanh ta, mọi lúc, mọi nơi. Michelangelo từng hài hước rằng ông không làm ra pho tượng David mà chỉ ngẫu nhiên nhìn thấy nó trong khối đá mà thôi. Việc của ông chỉ là đục bỏ những phần đá thừa! Picasso cũng từng đùa khi người ta gán cho ông danh hiệu nhà tiên phong luôn đi tìm cái mới rằng ông không tìm mà chỉ "thấy" mà thôi. Nhiều thi nhân tự mãn có lý khi nói họ "xuất khẩu thành thi" mà bí quyết chỉ là lắng nghe mọi người nói gì. Một nhà sưu tầm tranh Canada nói với tôi rằng: Tranh Việt Nam rất lãng mạn và nhiều chất thơ nhưng có cái dở là họa sĩ không chú ý gì tới những cái đẹp có thật ở hàng ngày, xung quanh. Một nhà phê bình mỹ thuật Mỹ cũng "thấy lạ" là hình như nghệ sĩ Việt Nam không thích nói tới những cái đau khổ, nghèo đói, những mặt xấu của đời sống xã hội và vì thế sự mơ mộng, ngợi ca cũng không thực, ít thuyết phục. Tôi lại nhớ Mạc Ngôn từng nói về tiểu thuyết của ông đại ý rằng: người Trung Quốc như đang ngủ mê chỉ những cú sốc mạnh (mô tả những dục vọng, sự hèn kém của nhân cách...) mới lay tỉnh được. Phim Trung Quốc và cả làn sóng phim truyền hình đời thường vụn vặt của Hàn Quốc đều cho chúng ta bài học về "cái đẹp" ở rất gần mà sao ta cứ cao ngạo đâu đâu, vuốt ve, ưỡn ẹo, hời hợt. Có lẽ đó là căn bệnh phổ biến của văn học nghệ thuật ta hiện nay. Các nhà sản xuất tinh thần của ta chỉ nhăm nhăm trở thành vĩnh cửu mà quên mất cái nhu cầu cơm bữa của người dân hay sao? Một nhu cầu cơm bữa của bất kỳ ai là nhu cầu về cái đẹp và ai cũng có năng lực hưởng thụ cái đẹp dù ít hay nhiều, sâu hay nông có phụ thuộc vào trình độ văn hóa. Thật vô lối khi các nhà nghệ sĩ ế hàng cao ngạo đổ tại dân trí thấp, văn hóa đọc thấp, văn hóa nghe thấp, văn hóa nhìn, văn hóa ẩm thực thấp để biện minh cho giá trị thẩm mỹ thấp của chính mình! Những sản phẩm được làm ra bằng tiền thuế của người dân. Thật là oan ức quá!
Quản trị một phần của đời sống cộng đồng

Ta nói nhiều vì lúng túng nhiều về "quản lý" văn nghệ có lẽ một phần vì mô hình quản lý tập trung vẫn được vận hành theo kiểu thời chiến và kinh tế kế hoạch. Rõ ràng không thể có một cỗ máy sản xuất ra cái đẹp theo một kế hoạch, đơn đặt hàng hay dự án. Bộ máy quản lý không thể tạo ra tác giả cũng không thể tạo ra người hưởng thụ nghệ thuật mà chỉ có thể tạo ra môi trường sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật. Không thể tập trung hóa khu vực sản xuất tinh thần đặc biệt này trong khi mọi lĩnh vực khác đều đang phi tập trung hóa. Tập trung làm cho mọi thứ không vào việc thực. Nó tạo ra hư danh, hư sự và tham nhũng, lãng phí tiền bạc.

Để xã hội hóa nghệ thuật, phi tập trung hóa việc quản lý cần cắt giảm càng nhiều càng tốt tiền chi từ ngân sách các cấp cho các dự án nghệ thuật. Việc bao cấp này không có lợi gì cho sáng tạo và thưởng thức. (Tượng đài, phim "cúng cụ", hội diễn như kiểu thi nâng bậc...). Ngân sách chỉ nên hỗ trợ một số rất ít những công trình đặc biệt của quốc gia. Tự do sáng tạo tự nó bao hàm tự do thưởng thức và không phụ thuộc vào độc quyền kinh tế. Cái ta cần là những luật lệ về hoạt động nghệ thuật tạo môi trường cho tác phẩm gặp công chúng. Khi đó nhà nước chỉ quản trị các hoạt động nghệ thuật theo luật định mà không phải lo lắng hay hao tiền vào việc sáng tác hay thưởng thức của các cá nhân.

Cần hình thành hệ thống các nhà tài trợ nghệ thuật. Trong kinh tế thị trường cần luật thúc đẩy công việc tài trợ tức thời và hình thành các quỹ tài trợ nghệ thuật thường xuyên lâu dài. Các công ty, tập đoàn kinh tế phải có các quỹ văn hoá nghệ thuật, có trách nhiệm chi cho nghệ thuật. Các tổ chức đoàn thể xã hội, phi chính phủ cũng cần tham gia. Để làm việc này họ cần có các chuyên viên quản trị nghệ thuật được đào tạo chuyên ngành, biết luật về nghệ thuật, biết nhu cầu công chúng, biết tiềm năng của nghệ sĩ mà kết nối mọi thứ với nhau. Khu vực nhà nước cần độc quyền, dồn mọi nguồn lực tinh thần và vật chất của mình vào việc giáo dục nghệ thuật cho toàn dân và làm luật cho hoạt động nghệ thuật. Chỉ có việc này mới thực sự gây dựng nếp văn hóa, nâng dần tầm văn hóa cho mỗi người cũng như một quốc gia. Đây chính là tiện ích duy nhất về nghệ thuật mà nhà nước phải cung cấp cho họ. Nhà nuớc giáo dục, doanh nghiệp-đoàn thể tài trợ, chuyên gia quản trị có thể là một cấu trúc xã hội cần xây dựng dần dần theo định hướng của Đảng và nhà nước. Không thể có cỗ máy sản xuất cái đẹp nên những ảo ảnh về nó cũng sẽ tan dần.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Định nghĩa về cái đẹp

    20/08/2017Hầu hết những người cố gắng định nghĩa cái đẹp đều nhất trí rằng nó dính dáng đến sự đáp ứng của ý thích. Chúng ta gọi một cái gì đó là đẹp khi nó làm chúng ta vui thích hay hài lòng ở một phương diện đặc biệt nào đó. Nhưng cái gì gây nên sự đáp ứng này từ phía chúng ta? Nó có phải là cái gì trong chính bản thân đối tượng ...
  • Vị nhân sinh đúng hay sai?

    04/10/2016Đỗ Kiên CườngXin mọi người đọc thuật kỹ và thật bình tâm, đặt một ấm nước, lúc đọc xong là lúc nước sôi, pha bình trà, uống và ngẫm nghĩ về người Mỹ, về quan điểm đạo đức xem nó ra răng...
  • Cái đẹp trong mắt ai

    08/03/2016Phan Cẩm ThượngKhi ứng xử xã hội trở nên thực dụng, thì thẩm mỹ cũng mang tính thực dụng như một thứ thị hiếu trọc phú... Nhưng đã là muộn bởi “Giáo dục thẩm mỹ lại không thể làm từ thấp đến cao, mà phải dạy cao ngay từ đầu”...
  • Cái đẹp muôn hình muôn vẻ

    10/11/2014Văn NgọcTạo hóa (hay Nghệ thuật?) oai oăm thay, bày đặt ra cái đẹp, nhưng lại không cho biết cái chìa khóa của nó nằm ở đâu, sự vận động của nó như thế nào? Vậy thì trước tiên, ta cần xem xét xem ý niệm đẹp từ đâu mà có và làm sao nắm bắt được nó?
  • Thẩm mỹ

    15/10/2014Nguyễn Trần BạtNói đến thẩm mỹ không thể không nói đến khái niệm cái đẹp. Nhưng đó là một câu hỏi làm đau đầu biết bao nhiêu nhà triết học thuộc đủ mọi quốc gia, sống ở mọi thời đại trong lịch sử...
  • Về tính duy nhất của nghệ thuật

    12/01/2006Bình NguyênTôi hằng tin mỗi tác phẩm nghệ thuật đều hàm chứa tính duy nhất, dù cho đôi khi chúng có sự trùng lặp nhau ở mức độ cao. Mỗi sáng tạo là duy nhất, mãi mãi duy nhất. Cái duy nhất này tự nhiên, nó toát ra từ giá trị cốt lõi của tác phẩm không phải từ những bồi đắp bề ngoài.
  • Cái đẹp nghệ thuật và đời sống xã hội

    05/01/2006Vũ Minh TâmTrong thực thể đẹp nghệ thuật dường như có tất cả mà cũng như không có riêng về một mặt nào của đời thực: quan hệ kinh tế - xã hội, chính trị, triết học, văn hóa, đạo đức, khoa học, nhân cách, lối sống và lời ăn tiếng nói, sự nghiệp vĩ đại và đời thường nhỏ nhặt, thế giới bên trong và mặt cắt bên ngoài, cá nhân và cộng đồng, xưa, nay và mai sau...
  • Giá trị thẩm mỹ và chất lượng nghệ thuật

    20/12/2005Nguyễn Văn PhúcTrên bình diện đánh giá - giá trị, chất lượng nghệ thuật của một tác phẩm được hiểu là giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó. Nhưng bản chất của giá trị nghệ thuật là gì ? Nói khác đi những yếu tố nào quy định giá trị của tác phẩm nghệ thuật, và do đó, như thế nào là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị? v.v... Đó là những câu hỏi không dễ giải đáp.
  • Chân - thiện - mỹ: Mãi là đích hướng tới của văn chương

    17/11/2005Đinh Quang TốnTừ xưa đến nay, hướng tới chân - thiện - mỹ luôn là mục đích của văn chương. Bởi văn chương là một sản phẩm do con người tạo ra, mà con người thì khác muôn loài ở bản chất muốn vươn tới những điều tốt đẹp, nên văn chương luôn là một hoạt động vì con người, với khát vọng làm cho cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn...
  • Tâm tư nghệ thuật của Xuân Phái

    29/09/2005Trần Hậu TuấnBùi Xuân Phái là một trong số ít những họa sĩ Việt Nam, ngoài xây dựng hệ thống tư liệu vẽ cẩn thận còn liên tục ghi nhật ký. Những gì ông viết chỉ là suy tưởng riêng của bản thân, song tất cả đều toát lên những trăn trở về nghệ thuật, những suy tư để làm sao vẽ cho đẹp hơn, đi gần đến bản chất nghệ thuật hơn...
  • Ẩn ngữ nghệ thuật thời tiền sử

    21/07/2005Đỗ Kiên CườngTháng 12/1994, Jean-Marie Chauvet và hai người bạn khám phá hệ hang động vùng Ardèche nước Pháp. Thật may mắn, họ đã tìm thấy các bức bích họa sinh động về ngựa, sư tử, bò tót, tê giác cũng như voi ma-mút. Một số hình ảnh được vẽ, số khác được “chạm” vào vách hang...
  • Bản chất của nghệ thuật có giống với kỹ năng không?

    21/07/2005Một lúc nào đó trong thế kỷ 19, từ “nghệ thuật” bắt đầu được dùng chủ yếu cho một loại hình nghệ thuật – cái gọi là “nghệ thuật tạo hình”. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại không loại trừ những ngành như điêu khắc, âm nhạc, và thi ca khỏi danh sách các nghệ thuật của họ, nhưng họ cũng không tuyên dương những ngành nghệ thuật này như nghệ thuật tới mức loại bỏ hết mọi sự tạo tác khác của con người.
  • Quan niệm của Các Mác về sự vận động lịch sử của Cái Đẹp trong một số hình thái kinh tế

    07/07/2005Nguyễn Thu NghĩaMột trong những kết luận quan trọng được C.Mác rút ra từ quá trình nghiên cứu về cái đẹp tất yếu này sinh trong tiến trình phát triển của lịch sử. Quy luật của cái đẹp không "nhất thành biết biến" từ một hình thức lao động, một hình thái xã hội nào. Cái đẹp có quy luật phổ biến từ thực tiễn thẩm mỹ. Ở mỗi hình thái xã hội nào, quy luật ấy có sự vận động và biểu hiện khác nhau....
  • Từ cái thực chuyển sang cái mơ

    06/07/2005Họa sỹ Thái TuấnCon đường nghệ thuật chính là những cơn mơ, giấc mộng, giúp cho con người một tầm nhìn rộng rãi, sáng sủa hơn về đời sống...
  • Sức sống của một cuộc tranh luận

    02/07/2005Hồ Sĩ VịnhTrong cuộc tranh luận Nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh trên văn đàn nước ta vào những năm 1935 - 1939, giữa hai phái đã có nhiều kiến giải dẫn đến điểm hội tụ: Đó là tầm nhìn văn hóa rộng, ý thức dân tộc, lòng yêu nước, sự tôn vinh văn chương dân tộc và sự tự ý thức về văn hóa tranh luận. Đó là một trong những nội dung mà chúng tôi tìm thấy trong cuốn: Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh.
  • xem toàn bộ