Văn chương 2005 - tín hiệu vui và “giấc mộng bất thành”
Văn chương năm 2005 còn nhiều chuyện để bàn và một cá nhân khó lòng bao quát hết. Hướng đi mới có sớm được xác định hay không, chắc chắn đây không phải là công việc của một người hay một nhóm người, đấy là công việc của số đông.
Văn xuôi - sự nhập nhoà giữa "hay" và "dở"
Đúng như dự đoán của tôi từ cuối năm 2004, tập Tản mạn trước đèn của Đỗ
Về tiểu thuyết của Thuận, năm 2005 chị trình làng ở NXB Đà Nẵng hai cuốn tiểu thuyết được viết từ một bút pháp, một giọng văn khác lạ và từ một góc nhìn độc đáo về bối cảnh phương Tây hiện đại có chứa đựng những tâm tư Việt. Phố Tàu và
Lại nữa, một số sáng tạo kỹ thuật trong Cơ hội của chúa tiếp tục “tái xuất” trong Khải huyền muộn, nổi lên là kỹ năng phá vỡ mạch truyện bằng cách để cho nhân vật, chi tiết, tình huống, ngôn ngữ... tràn ra trên mặt giấy không theo một lớp lang, trình tự nào. Chúng khiến người ta khó có thể kể lại tác phẩm theo một cốt truyện mà chỉ có thể hiểu thông qua việc đọc nó. Tôi ngờ ngợ phải chăng Nguyễn Việt Hà chủ ý “bày ra” một sự “hỗn mang” trong tác phẩm như là muốn đặt chúng trong mối tương ứng với sự “nhiễu loạn” một số giá trị, “nhiễu loạn” một số tiêu chí trong các quan hệ xã hội - con người đương đại? Nếu đúng vậy, tôi không hạ thấp “chủ ý” này, song tôi vẫn thiên về sự mạch lạc (dù mơ hồ), vì nghĩ, đến một việc như gieo mạ chẳng hạn, tưởng như rất “vô thường” về hàng lối thì thực ra vẫn có một hàng lối nào đó tùy thuộc vào ý định của người gieo mạ!.. Riêng về phần mình, tôi coi đây là một bước “thụt lùi” của văn Nguyễn Việt Hà. Và trong văn cảnh ấy, tôi muốn nói về các cuốn tiểu thuyết lịch sử mà tác giả tuổi đời còn trên dưới ba mươi.
Đó là Dương Ngọc Hoàn với Mắt đêm, Nguyễn Thị Diệp Mai với
Lại nữa, cần kể tới sự có mặt của Luật đời & cha con (Nguyễn Bắc Sơn), Bóng của cây sồi (Đỗ Bích Thúy), Ngư phủ (Hoàng Minh Tường)… Và đặc biệt là tiếp sau Những bức tường lửa (Khuất Quang Thụy), Khúc bi tráng cuối cùng(Chu Lai)... kế hoạch xuất bản tiểu thuyết sử thi về chiến tranh của NXB Quân đội nhân dân trong năm 2005 vẫn tiếp tục với Thượng Đức (Nguyễn Bảo - Trường Giang), Những cánh rừng lá đỏ (Hồ Phương)... Bằng vào tác phẩm đã thấy phát lộ một số tìm tòi mới với những cách nhìn sâu sắc, giàu tính suy tư... về chiến tranh. Riêng ý kiến cá nhân, năm qua tôi rất thú vị trước sự xuất bản gần như là “toàn tập” của một số tác giả. Với Nam Hà, có thể nhận diện một cách hoàn chỉnh về một nhà văn mà sự nghiệp sáng tác chủ yếu là về đề tài chiến tranh từ Mùa rẫy, Đất miền Đông, Trong vùng Tam giác sắt đến Ngày rất dài... Với Võ Thị Hảo, qua bộ sách vừa tái bản gồm Người sót lại của rừng cười, Hồn trinh nữ, Góa phụ đen, Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm, Giàn thiêu tôi hiểu chị đã tiến một bước dài trong sự nghiệp. Tôi coi Giàn thiêu là một trong số ít rất tiểu thuyết lịch sử xuất sắc gần đây, là văn phẩm của một nhà văn đã viết một cách tài năng và nghiêm túc.
Truyện ngắn năm qua xem ra khá xôm trò, nổi lên hai hiện tượng cùng được “hưởng” sự ca ngợi của dư luận nhưng Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư và Bóng đècủa Đỗ Hoàng Diệu lại ở hai tình thế đối lập nhau. Một truyện nhận được sự đồng thuận chung, một truyện trở thành tâm điểm của sự phê phán. Trước Cánh đồng bất tận, trong thâm tâm, tôi từng dự đoán nếu vẫn tiếp tục những gì đã có, nếu không vượt lên, văn chương của Nguyễn Ngọc Tư sẽ dần dà trở nên nhàm chán. Đến Cánh đồng bất tận tôi thấy Nguyễn Ngọc Tư đang tỏ ra rất cố gắng để làm mới ngòi bút và tôi lại phấp phỏng hy vọng. Còn Bóng đè? Xin bàn ở phần sau.
Khuất dạng sau những ồn ào, song nếu quan tâm đọc và đánh giá, không thể bỏ qua một số tập truyện ngắn theo tôi là rất đáng đọc như trường hợp các tập Đi qua đồng chiều và Mười ba bến nước của Sương Nguyệt Minh, Gió đồng se sắt của Đỗ Tiến Thụy... Từng “đút túi” sáu giải thưởng văn chương trong năm 2004, lâu nay Sương Nguyệt Minh nổi lên như một nhà văn viết truyện ngắn có tiềm năng và nhiều thành tựu, đọc tập Mười ba bến nước có thể nhận thấy điều này. Sương Nguyệt Minh có xu hướng tìm đến với các số phận con người ở trạng huống bi kịch nhưng giàu nhân tính, văn Sương Nguyệt Minh viết kỹ, có những trang trữ tình khá đẹp. Tôi nghĩ cái “tạng” văn chương của anh là Người ở bến sông Châu, Mây bay ở cuối đường, Mười ba bến nước... chứ không phải ở Nơi hoang dã đồng vọng hay Trương Hạ. Và người đọc có thể tin cậy ở nhà văn này.
Xét từ sự hâm hộ của bạn đọc đối với các tác phẩm xuất bản trong năm 2005 thì Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc và Nhật ký Đặng Thùy Trâm là có vị trí xứng đáng hơn cả. Vấn đề không phải ở chỗ hai cuốn sách có phải là tác phẩm văn học hay không, mà là ở chỗ được người đọc hồ hởi đón nhận. Hai cuốn nhật ký trở thành “hiện tượng” của sách Việt Nam trong vòng hai mươi năm nay với hàng trăm nghìn bản được phát hành, bởi chúng hấp dẫn người đọc ở hình ảnh của những con người cao đẹp, sống có lý tưởng, có mục đích, song cũng hết sức chân thành, giản dị, biết sống và dám sống vì mọi người..., nói theo ngôn ngữ của hôm nay thì anh Nguyễn Văn Thạc và chị Đặng Thùy Trâm đã sống như những con người “viết hoa”. Và chính điều này đã làm cho hình ảnh của họ có tầm vóc xuyên thời gian, trở thành những con người của mọi thời đại.
Thơ - “năm thất bát của các thi nhân”?
Xin mượn một ý kiến của Vương Trí Nhàn để nhận xét về thơ Việt
Giống như vài năm gần đây, sinh hoạt thơ ca nước nhà năm 2005 cũng được mở đầu bằng một Ngày Hội thơ với nhiều “scène” khá bắt mắt. Nhưng Ngày hội trước sau cũng chỉ là Ngày hội vì với thơ, vấn đề chủ yếu nhất là tác phẩm. Về phương diện này, quả thật theo tôi, năm qua là một năm “thất bát” của thơ Việt
Tuy nhiên, Vi Thùy Linh và tập Đồng tử cũng là một lý do để bàn về một cây bút thơ nữ trẻ theo tôi là có tài thơ, thông minh, hoạt khẩu. Đến Đồng tử, Vi Thùy Linh như đã “đằm” hơn. Những bài thơ mang âm hưởng thời chị viết Thiếu phụ và con đường, Đôi cánh của mẹ… chiếm tỷ lệ khá cao trong tập thơ này. Lạ thế, mỗi khi Vi Thùy Linh làm thơ về thế giới “vi mô” của cảm xúc, của tâm tư con người thì thơ chị rất “gợi”, nhiều câu xuất thần, song khi viết về những điều “vĩ mô” (như vũ trụ, nhân loại…) thì thơ chị khó hay, vì hơi… rổn rảng. Còn về các triết lý trong thơ, thiết nghĩ dù không cực đoan đến mức chỉ coi người lớn tuổi mới có khả năng triết lý, song quả thật tôi nghĩ, triết lý chưa phải là “sứ mệnh” của Vi Thùy Linh ở thời điểm này (?).
Lý luận, phê bình - tia sáng hiếm hoi, “kios hàng dỏm” và “trò tung hứng”!
Đọc trên diện rộng các công trình lý luận - phê bình văn học xuất bản trong năm 2005, theo đánh giá của tôi, tuy còn mang tính “hàn lâm” nhưng Vì một nền lý luận - phê bình văn học chất lượng cao của PGS TS Nguyễn Văn Dân là cuốn sách đưa tới nhiều gợi mở về lý luận - thực tiễn. Thiết nghĩ những công trình như của Nguyễn Văn Dân không những cho thấy vai trò quan trọng của lý thuyết văn học mà còn chỉ rõ vai trò của lý thuyết ấy trong phê bình - điều mà từ quan sát của cá nhân, tôi cho rằng lâu nay thường bị một số tác giả viết phê bình xem nhẹ. Bên cạnh đó còn phải kể tới Văn học Trung đại Việt
Cuối năm 2004, cuốn sách Văn học Việt Nam thế kỷ XX được trao giải thưởng về khoa học - công nghệ của Đại học Quốc gia Hà Nội, đầu năm 2005 tôi đã viết “tặng” một bài phê bình dài 18.081 từ đăng trên evan.com.vn. Bài viết nhận được ý kiến tán thưởng của nhiều đồng nghiệp, nhưng về phía tác giả - một đội ngũ hùng hậu các giáo sư tiến sĩ, thì tiếc thay ngoài việc người chủ biên gửi thư tới nơi có trách nhiệm để “nói xấu” tôi, cho đến nay họ vẫn hoàn toàn im lặng. Mấy trăm triệu đồng tiền của nhân dân, của nhà nước đã “chi tiêu”, dẫu hay hoặc dở thì công trình cũng đã xuất bản... và lẽ ra người ta phải dám chịu trách nhiệm trước nó, nhưng người ta lựa chọn thủ pháp im lặng. Hy vọng vào một ngày đẹp trời, tôi sẽ có dịp đăng tải lá thư của ngài chủ biên khả kính kia, đặng giúp bạn đọc “nhận diện” một nhà khoa học của nước nhà. Sự kiện này càng làm cho tôi thêm nghi ngờ chất lượng các công trình nghiên cứu văn chương mà thi thoảng nghe nói đã nghiệm thu nhưng không thấy xuất bản. Phải chăng việc xuất bản Văn học Việt
Trong năm, đôi khi cũng thấy báo chí ồn ào quanh các cuộc tranh luận văn chương, như giữa Nguyễn Hoàng Sơn và Văn Chinh về vai trò của Hán, giữa Vương Trọng và Mai Quốc Liên về Truyện Kiều… song dường như vẫn chỉ dừng lại ở các “đường viền” của lý luận - phê bình. Kẻ viết bài này từng hy vọng vào cuộc thảo luận về chủ đề Tiểu thuyết Việt
Với Bóng đè và vai trò của người viết phê bình, quả thật là một nỗi buồn hy hữu vì đã có một vài tác giả cố gắng tạo dựng một tên tuổi, cố gắng cổ súy cho xu hướng văn chương “ấn tượng, thông điệp” thông qua tình dục. Ủng hộ các cây bút trẻ là trách nhiệm của của những nhà văn lớp trước, song tán dương thái quá hay khiên cưỡng gán ghép cho tác phẩm của các cây bút trẻ những phẩm chất văn chương không hề có lại là chuyện cần phải thận trọng. Qua sự đối lập giữa ý kiến của một số nhà văn, nhà phê bình về Bóng đè với đồng nghiệp và công chúng, phải chăng có thể nói rằng xét đến cùng sáng tác của Đỗ Hoàng Diệu đã trở thành “bệ phóng”, trở thành nơi vài ba nhà văn đàn anh “ký gửi” các suy nghĩ riêng tư mà họ không thể “sản xuất” bằng sáng tác? Xin đừng lấy một hai sự kiện trong lịch sử văn chương để biện hộ rằng có những tác phẩm khi mới ra đời thì bị phê phán, nhưng theo thời gian lại trở thành kiệt tác. Khi trình độ nhận thức của công chúng đã phát triển như hôm nay, thì thời của những sự kiện văn chương như vậy cũng đã qua. Với tôi, dấu ấn sâu đậm nhất còn đọng lại qua sự khen - chê Bóng đè là ý kiến hợm hĩnh của một nhà phê bình, khi ông coi những ai đọc Bóng đè mà chỉ thấy hình ảnh dục tính hay cố tình hiểu sai là những người: “đọc không vỡ chữ” (Văn nghệ Công nhân - số 34, 10.2005). Than ôi, trên thế gian này liệu có mấy người “mục hạ vô nhân” đến thế? Hãy để cho các cây bút trẻ tự thân vận động, đừng vội khoác cho họ “vòng nguyệt quế” của những lời tán dương. Thêm nữa, hãy biết lắng nghe xem bạn đọc nói gì. Đã đến lúc chúng ta cần làm quen với tinh thần tự trách nhiệm trước bạn đọc, đừng nấp dưới mệnh đề “bạn đọc đánh giá cao...” để làm ảnh hưởng tới tính khách quan của phê bình và sâu xa hơn là xúc phạm niềm tin của công chúng.
“Văn mới” và những “xảo thuật làm hàng”!
Đập vào mắt những người quan tâm đến sách vở văn chương năm 2005 hẳn phải là sự la liệt xanh đỏ của bộ sách có tên gọi là Văn mới. Những cái bìa bắt mắt, những lời quảng cáo ồn ào rằng Văn mới là “hợp tuyển những tác phẩm văn xuôi mới, độc đáo và có nhiều tìm tòi”, những tiêu chí tuyển chọn đại loại như: “Tiêu chuẩn đầu tiên và trên hết khi tuyển chọn bộ Văn Mới hàng năm phải là những tác phẩm văn xuôi mới… cái mới thể hiện ở sự tìm tòi cả về nội dung và hình thức, cả ở việc tạo ra được sự đồng cảm của người đọc” đã làm cho những ai nhẹ dạ cả tin được một phen hăm hở. Nhưng buồn thay, chiêu thức quảng cáo rùm beng kia cuối cùng lại không giúp vực dậy nổi những tác phẩm được xuất bản theo nguyên tắc “treo đầu dê bán thịt chó”. Dưới cái mũ Văn mới, người ta chủ yếu tái bản những tác phẩm người đọc đã biết từ... “tám đời”, cũng có cuốn sách quả là mới viết xong nhưng chất lượng rất đáng ngờ vì tuyệt nhiên không thấy trong đó “sự tìm tòi cả về nội dung và hình thức” và không mày may hy vọng sẽ “tạo ra được sự đồng cảm của người đọc”.
Điều đáng đề cập là cách thức mà một vị làm sách, ngoài việc quảng bá cho bộ sách do ông là một trong các “hộ sinh viên”, ông còn dành nhiều chữ nghĩa để tán tụng thơ và tiểu thuyết “mới” của một tác giả “mới” mà ông đã đứng sẵn ở “đầu giường” để đưa vào hợp tuyển. Ông viết: “Đã có người gọi NTHL là thiên tài. Không phải là họ không có lý… Tiểu thuyết của L khá tương đồng với thơ L: vừa dày dạn từng trải vừa hồn nhiên ngây thơ. Nhiều trang triết luận đạt đến độ chín bên những trang còn tươi tắn học trò…
Những ý tưởng chỉ có người trẻ hôm nay mới chạm tới được bên những tư tưởng thẩm thấu từ triết gia của nhiều thời đại… Đây cũng là cuốn sách mà đọc xong người ta có cảm tưởng được kích thích, muốn viết ra một cuốn sách khác”. Không rõ đọc xong cuốn tiểu thuyết, ông nhà văn kiêm “đầu nậu” kia đã được “kích thích” để viết một cuốn sách khác hay chưa, về phần mình, tôi phải hết sức nỗ lực mới đọc nổi. Đành an ủi rằng thị hiếu của mình “trì trệ”, không theo kịp “cái mới”. Kết quả là cuốn tiểu thuyết chứa đựng các “dấu hiệu của thiên tài” kia đã được người ta tôn vinh một cách lãng xẹt khi trao cho nó giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2005 - một sự tôn vinh mà dù thiện chí tôi cũng không thể không liên tưởng tới bàn tay dàn dựng của ông nhà văn kiêm “hộ sinh viên” nọ.
Tức cười ở chỗ, nếu giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2004 vang dội bao nhiêu thì năm 2005 lại im ắng bấy nhiêu. Tin tức trên báo chí về giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2005 i xì như nhau, không thêm không bớt, nội dung chủ yếu nhằm chứng minh tính khách quan dành cho Chuyện của thiên tài với số phiếu tuyệt đối 9/9 (!). Lại phải than ôi, khi người ta không nhận chân được sự “bất thường” của hành vi thì giải thưởng văn chương sẽ trở nên thảm hại như thế nào!?
Cần nhắc đến nữa là việc ông nhà văn kiêm “hộ sinh viên” nọ đã tuyển vào hợp tuyển Văn mới cả văn phẩm của chính ông, đó là truyện ngắn Nham!. Bằng việc tuyển chọn tác phẩm của mình vào Văn Mới 2005, ông đã tự xếp vào hàng ngũ “những tác giả đang được mến mộ” và đặt văn đàn trước vấn nạn cần giải quyết, ấy là cái sự “biết mình, biết người”. Truyện ngắn Nham! xây dựng theo lối đối thoại giữa các nhân vật chat qua chát ại với nhau. Từ ngữ trong văn bản hoàn toàn không có dấu nên liên tục phải đoán xem tác giả viết gì, tỷ như đoạn sau đây: “Anh khong thich tat ca cac the loai Tay
Sách dịch - “thảm họa” và một cuộc “giải phẫu”!
Mấy năm trước, đọc công trình về văn hóa do một vị Giáo sư lừng danh chủ biên, thấy người ta dịch lời của Mạnh Tử: “Nhân giả nhân giã” (kẻ có nhân ấy là con người vậy) thành “kẻ ác nhân ấy là con người vậy” tôi đã “vãi linh hồn”. Đến nay thì sách dịch đang trở thành vấn nạn trong sinh hoạt văn chương nước nhà, mà sự kiện quanh bản dịch Mật mã Da Vici chỉ là một “nhát búa nặng đô” giáng vào những ai còn đau đáu với chất lượng văn chương dịch. Nhớ năm 2003, tiến sĩ dịch giả Đỗ Thu Hà từng là nhân vật bi hài của bài báo Chấm thi “kiểu Úc” đăng trên báo Giáo dục & Thời đại, năm nay Tiến sĩ tiếp tục trở thành nhân vật của một xì-căng-đan thú vị hơn nhiều. Điều đáng nói là hình như để “bảo vệ” bản dịch còn đầy khiếm khuyết của tiến sĩ Đỗ Thu Hà, để không phải “mang tiếng” với các độc giả đã trót mua phải một thứ hàng dỏm do NXB Văn hóa - Thông tin phát hành..., tháng 11.2005, một cuộc tọa đàm bàn về dịch thuật đã được tổ chức và ở đó một số vị hì hục mang các dịch giả lớp trước ra để “giải phẫu”, trong đó “hoàng tráng” và tự tin nhất hẳn phải là ý kiến của ông Hoàng Hưng khi cho rằng bản dịch Mỹ học Hêghen của Phan Ngọc là “sai gần hết” (!).
Tôi đoan chắc Hoàng Hưng “ăn theo nói leo” ý kiến của một vài tác giả trên một web của người Việt ở hải ngoại, chứ Hoàng Hưng chưa đọc Mỹ học Hêghen bằng nguyên bản tiếng Đức để có thể đối chiếu và đánh giá bản dịch của Phan Ngọc “sai gần hết”. Ở nước Nam này, số người đã đọc trọn vẹn Mỹ học Hêghen qua bản dịch của Phan Ngọc là không nhiều, đọc trọn vẹn nguyên bản tiếng Đức còn hiếm hoi hơn, và tôi tin trong đó không có Hoàng Hưng. Cái lối nói bừa nói ẩu của một số dịch giả trong tọa đàm này cho thấy chính họ đang nhân danh dịch giả để “lấp liếm” sự cẩu thả của đồng nghiệp và biết đâu là “lấp liếm” cả sự cẩu thả của chính họ nữa (?).
Nên tôi coi ý kiến “Đòi hỏi cao là đúng nhưng không nên tách khỏi mặt bằng chung” của ông Thái Bá Tân tại cuộc tọa đàm nói trên là ý kiến vô trách nhiệm. Cuối cùng chỉ có người đọc là thiệt thòi vì đã trót đặt niềm tin, vì đã trót nghe theo lời quảng bá om xòm của một nhà xuất bản cứ vài tháng lại gây ra một xì-căng-đan có nguồn gốc từ lối làm ăn “chụp giật”, và có cái gì “hơi bị” chua chát khi đó lại là nhà xuất bản của Bộ Văn hóa - Thông tin. Kinh doanh là hoạt động bình thường trong kinh tế thị trường, song kinh doanh văn chương theo lối “chụp giật” thì thật sự là lối kinh doanh phải phê phán nghiêm khắc.
Văn chương năm 2005 còn nhiều chuyện để bàn và một cá nhân khó lòng bao quát hết, bởi vậy trên đây chỉ là một vài chấm phá. Có chuyện vui lại có chuyện buồn, âu cũng là tình trạng của một nền văn chương đang chuyển mình để đi tìm một hướng đi mới. Và tôi nghĩ, hướng đi mới có sớm được xác định hay không, chắc chắn đây không phải là công việc của một người hay một nhóm người, đấy là công việc của số đông. Vì thế những mong những ai thật sự yêu văn chương, biết tôn trọng văn chương hãy bình trí, bình tâm góp sức cùng nhau, vì chẳng có một tinh thần “cấp tiến nóng vội” nào lại có khả năng làm cho văn chương nước nhà “lột xác”!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu