Về tác phẩm văn học đỉnh cao
Trong những năm vừa qua, mặc dầu Hội Nhà văn Việt Nam và nhiều tổchức văn học và nghệ thuật khác đã trao giải thưởng văn học thường kỳ, một năm hoặc 5 năm một lần, nhưng hầu như các tác phẩm và tác giả được giải rất mau chìm vào quên lãng. Chúng ta đang thiếu vắng các tác phẩm văn học lớn, có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, những tác phẩm có khả năng rung động hàng triệu người, những tác phẩm có tác động xã hội to lớn, vừa trực tiếp lại vừa lâu bền. Chúng ta khát khao chờ đợi và đi tìm các tác giả có thể viết nên những tác phẩm ấy. Nhưng trước hết phải gọi tên, phải "duy danh định nghĩa" được cái mà chúng ta chờ đợi, cái mà chúng ta lùng tìm.
Trên các văn bản ở cấp Nhà nước hay cấp đoàn thể cơ quan nghiên cứu, khái niệm tác phẩm văn học đỉnh cao được diễn đạt một cách khác nhau bộc lộ những quan tâm không hoàn toàn giống nhau về cùng một vấn đề.
Nhiều người nói đến Tácphẩm lớn, nhưng thế nào là lớn lại rất khó nói ra. Nhiều nhà văn thì xổ toẹt khái niệm ấy, bảo rằng tôi chỉ quan tâm đến hay hay dở, tôi không biết thế nào là lớn hay là bé. Có lẽ, tuy không nói ra, nhưng những người gạt bỏ khái niệm Tácphẩm lớnchỉ muốn suy tôn nghệ thuật làm cứu cánh. Cuộc cạnh tranh Nghệ thuật vị nghệ thuật- Nghệ thuậtvị nhân sinhdiễn ra từ trên nửa thế kỷ trước mà cái luẩn quẩn trong tư duy của một số người vẫn còn đến bây giờ. Tuy không nói ra, nhưng những người tôn vinh cáihay đã ngụ ý xem thường những giá trị tư tưởng cần thiết cho cộng đồng ở một giai đoạn. Ở nhiều giai đoạn hay cả một thời đại. Hoặc họ hồn nhiên quá.
Cũng nói tới tác phẩm văn học đỉnh cao, một số văn bản lại dùng khái niệm: Tácphẩm ngang tầm với thời đạinhững giai đoạn lịch sử mà nhiệm vụ chủ yếu là đánh giặc cứu nước thì tinh thần thời đại là gì, tầm vóc thời dại là gì là tương đối rõ vào chặng đường sau, hoặc chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong hòa bình và nhất là chặng đường tiến hành kinh tế thị trường trên định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, những khái niệm ấy được nói rõ ra không dễ dàng gì.
Trên một số văn bản khác, khái niệm tác phẩm văn học và nghệ thuật đỉnh cao được dùng trong tổ từ Tácphẩm đặc biệt xuất sắc.Tất nhiên, tác phẩm đặc biệt xuất sắc là cao hơn xuất sắc, nhưng đặcbiệt như thế nào, có bao nhiêu tiêu chuẩn được gọi là đặc biệtthì không một cơ quan nghiên cứu nào nói rõ.
Tuy cách gọi, cách hiểu về tác phẩm văn học đỉnh cao có khác nhau nhưng về sự ngầm hiểu thì xem ra tính đồng thuận xã hội cũng rất cao. Cái mà chúng ta cần là tác phẩm mà mỗi người dân đều có quyền tự hào rằng, đấy là tác phẩm của dân tôi. Đó là những tácphẩm vừa hiện đại vừađậm đà bản sắc dân tộcnhư trong các mục tiêu phấn đấu của các ngành văn học và nghệ thuật và trong các văn bản Nghị quyết của Đảng về văn hóa văn nghệ đã nói rõ.
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ nói về Tácphẩm vănhọc đỉnh caomà không phải là tác phẩm văn nghệ nói chung vì hai lẽ:
Một là, tác phẩm văn học không chỉ có tác động xã hội bằng chính thể loại của nó mà còn có tác động thông qua nhiều ngànhnghệ thuật khác. Tác phẩm văn học có thể chuyển thể thành kịch bản phim, kịch bản sân khấu. Mối giao thoa giữa âm nhạc và văn học, giữa múa và văn học, thậm chí giữa kiến trúc và văn học là sự hiển nhiên.
Hai là, từ tính đơn phương độc mã của văn học. Sáng tác văn học là bởi một người, bởi tính kỷ luật cô đơn tuyệt đối của nhà văn mà các ngành nghệ thuật khác không có. Nghiên cứu về việc ra đời của tác phẩm văn học đỉnh cao có thể có ích với các ngành nghệ thuật khác. Xét về lịch sử phát triển, có thể nói thêm rằng, trong sự xuất hiện một trường phái văn học nghệ thuật (như cổ điển, lãng mạn, hiện thực...), ngành đi đầu thường là hội họa, sau đó là âm nhạc, cuối cùng định hình một trường phái bao giờ cũng là văn học. Người ta nói tới tác phẩm văn học tiêu biểu của một thời như sự tổng kết tư tưởng của thời đó là ở đặc điểm này.
Cách mạng tư sản Pháp 1789 thắng lợi không chỉ là bước ngoặc lịch sử của nước Pháp mà còn thay đổi cả tiến trình phát triển của cả Châu Âu. Hai đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng ấy là sự giải phóng Nhà nước rakhỏi nhà thờvà giải phóng cá nhân con người rakhỏi cáiràng buộc phong kiên và tôn giáo.Các tác giả và tác phẩm văn học tiêu biểu của nước Pháp thời ấy, còn lại với lịch sử là vì đã thấm đẫm cả hai đặc điểm vừa nêu. Nói cho chính xác hơn, chính cuộc cách mạng về tư tưởng bộc lộ trên văn học Pháp đã là sự chuẩn bị sâu sắc nhất cho cuộc cách mạng Pháp 1789. Đó là một ví dụ.
Một ví dụ khác có thể lấy ngay là từ hiện thực của đất nước thân yêu của chúng ta là các tác phẩm của một trong vài tác giả lớn nhất thời phong kiến là đại thi hào Nguyễn Trãi. Sở dĩ văn chương Nguyễn Trãi trở thành tài sản quý giá của dân tộc vì ông là đại biểu tư tưởng lớn nhất của nhiều thế kỷ của dân tộc ta, một dân tộc cả một chặng đường dài phải đứng lên tự khẳng định mình. Con đường tự khẳng định của dân tộc, của quốc gia bắt đầu từ rất sớm nhưng nó chỉ thật rõ rệt khi va chạm lớn với ngoại xâm, bắt đầu bằng khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thế kỷ thứ nhất để mãi đến thế kỷ thứ XV mới có được Nguyễn Trãi. Con đường dài ấy qua 6 triều đại: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê, quá dài và quá gian nan. Nếu ai hỏi ý thích cá nhân của người viết bài này về các tác phẩm của Nguyễn Trãi thì tôi nói rằng, tôi thích thơ Nôm, những bài thơ về thôn dã của Nguyễn Trãi hơn chữ Hán của ông. Nhưng Nguyễn Trãi không là Nguyễn Trãi nếu không có Bình Ngô ĐạiCáo. Bình Ngô ĐạiCáo là phát ngôn tư tưởng bằng văn học mà tư tưởng ấy đã dồn nén của cả một dân tộc qua cả chặng đường dài. Tư tưởng ấy là: Đất của Việt Nam, vua của Việt Nam nữa, là sự tồn tại như trời định, ở ngoài mọi mưu toan của thế lực ngoại bang nào, dù lớn đến đâu Độc lập và tự chủ là phẩm chất sẵn có của nước này, dân này. Số phận của một người với số phận của cả cộng đồng gắn bó làm mộttrong các quốc gia thống nhất. Trước Nguyễn Trãi đã có nhiều tác giả, bằng hiện thực hiển hách mới nói được tập trung, được thấu đáo được hả hê đến vậy.
Ví dụ trên cho thấy, những tác phẩm lớn, những tác giả lớn ra đời như sản phẩm của chính lịch sử.
Chính lịch sử oanh liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã sản sinh ra văn học chống Mỹ cứu nước. Nhân vật anh đội viên vệ quốc đã trở thành anh chiến sĩ giải phóng. Cái mũ nan đã trở thành cái mũ tai bèo. Đó là cả một chặng đường liền khi lịch sử tư tưởng của nhân dân ta bước sang một chặng đường hoàn toàn mới, trước đó chưa hề có. Đó là sự thăng hoa kỳ diệu của cả dân tộc khi mục tiêu độc lập dân tộc hòa quyện với hoài bão xã hội chủ nghĩa. Nhân vật người chiến sĩ của thời đại Hồ Chí Minh trở thành nhân vật điển hình, nhân vật chói sáng không chỉ ở trong nước mà còn chói sáng trên phạm vi quốc tế. Nhân vật ấy đã trở thành nhân vật văn học của cả một thời kỳ lịch sử hiển hiện trong truyện ngắn, trong tiểu thuyết và đặc biệt là trong thơ. Cùng với ca khúc kháng chiến, thơ ca chống Mỹ cứu nước là sản phẩm tinh thần quý giá của cả một thời kỳ lịch sử.
Những bao quát trên đây nói rằng, lịch sử xuất hiện tác phẩm văn học đỉnh cao cũng là lịch sử tư tưởng của mỗi chặng đường, ở trong nước, cũng như ở ngoài nước. Cái làmnên cốt cách vững chắc của tác phẩm văn học là cốt cách tư tưởng. Nói tới tầm thời đạinhư ai đó đã nói, chủ yếu là tầm của tư tưởng của thời đại ấy.
Việc xây đựng tác phẩm văn học đỉnh cao ở chặng đường vừa qua gặp không ít cản trở.
Đầu tiên, phải nói tới sự chống phá của các thế lực thù địch. Trong mưu toan thay đổi hành trình tư tưởng của xã hội Việt
Một cản trở khác trong việc phấn đấu để có tác phẩm văn học đỉnh cao hiện nay là sự đánh giá văn học thông qua các giải thưởng văn học của các địa phương, giải thưởng thường niên của ngành và giải thưởng lớn là giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Cũng phải thông cảm phần nào với các Hội đồng thẩm định. Rằng họ là những bạn đọc tiêu biểu của công chúng dài ngày nhưng bị lệ thuộc bằng nhiều mối quan hệ xã hội chi phối. Cái đáng phàn nàn là các giải thưởng ấy chưa cổ vũ được, chưa định hướng mạnh mẽ cho tinh thần cộng đồng của toàn xã hội hôm nay. Lấy một ví dụ cụ thể các nhà văn nhà thơ mà tôi gọi là những người nằm nôi trong chế độ mới (sinh ra và lớn lên sau cách mạng tháng 8) chỉ có một người được giải thưởng cao nhất là nhà thơ Lưu Quang Vũ mà tác phẩm được giải là tác phẩm kịch ở chặng Đổi mới. Tất cả các nhà thơ, nhà văn thời chống Mỹ đều không có ai. Việc đích giá như thế thông qua các giải thưởng liệu có công bằng không?
Việc lúng túng của các Hội đồng thẩm định còn bắt nguồn từ một bất cậpkhác: Công tác lý luận phê bình văn học chưa làm được vai trò dẫn đường. Lẽ ra, mấy khái niệm thế nào là lớn, thế nào là đỉnh cao, thế nào là đặc biệt xuất sắc phải được nghiên cứu công phu, làm định hướng chung cho giới sáng tác và công chúng yêu mến văn học. Công tác phê bình văn học vừa thiếu cập nhật vừa tùy tiện như chặng đường vừa qua cũng làm nhiễu thêm các bên đánh giá.
Tuy nhiên, những cản trở đã nói là không đáng kể so với tiến trình văn học tất yếu đi tới của cả một cộng đồng. Văn học nói riêng và văn học nghệ thuật Việt
Đông đảo quần chúng nhân dân đang chờ đợi và đang sẵn sàng đón nhận, sẵn sàng tuyên dương các tác phẩm văn học lớn, tác phẩm đỉnh cao ra đời. Một ví dụ có tính thời sự: hai tập nhật ký của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc mới được công bố đã được đông đảo bạn đọc cả nước nồng nàn đón nhận. Công chúng không hề quay lưng với văn học. Vấn đề là ở chỗ nhà văn đem đến cho họ cái gì và thế nào mà thôi. Và về điều này thì tôi hoàn toàn tin rằng các nhà văn Việt Nam, đủ mọi thế hệ, vì cái đẹp, cái thiện, vì sự thăng hoa tinh thần của cả cộng đồng sẽ có các tác phẩm đỉnh cao, đáp ứng lòng mong đợi và tin cậy của công chúng.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm Quỳnh