Văn học không thể từ chối vun đắp cho con người và kiến tạo cuộc sống
Nhiều cây bút trẻ được vinh danh trong các cuộc thi, có 50 cây bút trẻ được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam, nhiều người vững vàng đảm nhận các cương vị lãnh đạo chủ chốt của các hội văn học nghệ thuật địa phương và Trung ương. Ngay trong Ban chấp hành Hội nhà văn khoá VII cũng có trên 50% số uỷ viên có độ tuổi dưới 50. Rõ ràng, các cây bút trẻ đang tham gia vào đời sống văn học ngày càng đông đảo hơn, tạo ra những hiệu ứng xã hội tích cực, kể cả những hiện tượng văn học đáng mừng.
Tuy nhiên cũng theo đánh giá của Ban tổ chức, bên cạnh những ưu điểm được xem như thuận tính của thế hệ mới, tác phẩm của các cây bút trẻ còn có nhược điểm chung là tình trạng sàn sàn, trung bình, khát vọng không cao, tính chất công dân còn mờ nhạt. Nhiều cây bút trẻ muốn đổi mới cách viết nhưng nặng về đổi mới hình thức, chưa quan tâm đầy đủ đến chiều sâu và tầm cao của nội dung tư tưởng. Đã có những hiện tượng tiếp thu vội vã những trào lưu ăn khách của văn học nước ngoài, thiếu đi một sự chọn lọc, chưng cất công phu. Có thể khẳng định, đội ngũ sáng tác trẻ rất đông đảo, nhưng còn hiếm những cây bút chuyên nghiệp về lý luận, phê bình.
Hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ VII được kỳ vọng như một hội nghị của tình thân ái, đoàn kết, thực sự cởi mở để nhũng người viết văn trẻ thẳng thắn bàn bạc, thảo luận về những vấn đề đang đặt ra cho sự phát triển của đội ngũ viết văn trẻ hiện nay, để giúp nhau tự điều chỉnh, bổ sung, phấn đấu cho một cuộc bứt phá mới, vững vàng, tự tin nhận lấy trách nhiệm là đội quân chủ lực của văn học nước nhà trong những năm sắp tới. Đây đựoc coi là sự kế tục tất yếu, không gì cưỡng lại được. Những người viêt trẻ phải chuẩn bị cho mình, chuẩn bị cho sứ mệnh của thế hệ mình như thế nào để tránh được những hẫng hụt không đáng có.
Trước những chuyển động to lớn của đất nưhớc và trước bao vấn đề xã hội đang đặt ra, có lẽ chưa bao giờ bạn đọc đòi hỏi, trông đợi vào nhà văn như bây giờ. Chính bởi vậy, việc nâng cao chất lượng sáng tác, phấn đấu cho sự ra đời những tác phẩm hay, tầm cỡ không chỉ là yêu cầu đối với lớp trẻ mà là nhiệm vụ hàng đầu của toàn bộ đội ngũ nhà văn Việt Nam.
Có thể nhận thấy, tâm trạng chung của những người viết trẻ hiện nay là muốn đi tìm cái mới, cố gắng vượt qua được những lỗi thời, mòn cũ. Đó là một mong ước rất chính đáng, tuy vậy, quan niệm thế nào là cái mới đích thực trong văn học thì không phải ai cũng đã tìm được câu trả lời thoả đáng. Cái mới trong văn học dù xa hay gần, trực tiếp hay gián tiếp, đều có nguồn mạch từ cuộc sống. Mọi kiếm tìm cái mới đều trở nên vô vọng nếu tách rời đời sống và xa rời đời sống- nhà thơ Hữu Thỉnh- Chủ tịch Hội nhà vănViệt Nam khẳng định như vậy. Cái mới ở ngay trong trí tuệ, tâm hồn của nhà văn. Dù cuộc sống có sôi động bao nhiêu mà tâm hồn nhà văn nguội lạnh và dửng dưng thì rút cục tác phẩm cũng sẽ trở nên xa lạ và lạc lõng với bạn đọc.
Một vấn đề cũng được những người viết trẻ quan tâm trong hội nghị viết văn trẻ lần này, đó là việc mở rộng phê bình văn học. Cuộc sống hôm nay cung cấp cho nhà văn biết bao chất liệu quý giá. Viết gì, đó tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người, quan trọng là ở cách nhìn của nhà văn. Cuộc đấu tranh giữa cái xấu và cái tốt, thiện và ác, ánh sáng và bóng tối có lúc phân tuyến rạch ròi, có khi ngầm ngầm lẩn khuất, một mà là hai, hai mà là một. Vì vậy, nhận chân cho rõ, soi tỏ đến mọi căn nguyên thật không phải dễ. Vấn đề không phải là cầm bút ca ngợi hay phê phán, bởi ca ngợi mà hời hợt dửng dưng thì văn chương đó cũng không làm rung động một ai. Phê phán mà cay độc thì có khi người viết bị nhấn chìm trong bóng tối. Vấn đề là cuối cùng nhà văn đêm đến gì cho bạn đọc, vì văn học, dù thế nào cũng không thể từ chối vun đắp cho con người và kiến tạo những giá trị đạo đức.
Trường học của nhà văn là thật sự rộng lớn. Sách vở là những người thầy không gì thay thế được. Cuộc sống càng là những người thầy không thể thay thế được. Tuy nhiên, Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam cũng khẳng định, ngoài sự nỗ lực vươn lên của những người viết trẻ, Hội cũng sẽ có những chủ trương mở rộng tầm hoạt động để phát hiện và bồi dưỡng kịp thời các tài năng trẻ. Hội sẽ khôi phục lại Trung tâm bồi dưỡng viết văn trẻ mang tên Nguyễn Du, chính thức khai mạc vào cuối năm 2006. Bắt đầu từ năm 2006, Hội cũng sẽ có một giải thưởng văn học dành riêng cho lớp trẻ. Đặc biệt việc kết nạp hội viên mới từ đội ngũ những người viết văn trẻ cũng sẽ được tiến hành một cách mạnh mẽ hơn, bắt đầu từ các Chi hội và các hội đồng, các Ban văn học của Hội.
Hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ VII được coi là thật sự đổi mới trong cách tổ chức. Thay vì những buổi ngồi trong hội trường với sự im lặng, lần này những người viết trẻ sẽ có cơ hội để quan sát, giao lưu và tiếp nhận. Với chủ đề: 2 phút cho một ý tưởng văn chương; văn tôi nói gì, phê bình tôi nói gì... các buổi toạ đàm đã thoát ra khỏi hình thức, đem lại sự hứng thú, và có vẻ giống như một cuộc chơi thu hút người trẻ tham gia. Tuy vậy, qua những ý tưởng được đưa ra trong 2 phút có thể cảm nhận họ đã vượt ra khỏi sự trẻ của tuổi tác. Nhà văn trẻ Nguyễn Vĩnh Tiến- người không chỉ nổi tiếng trong văn chương mà còn nổi đình nổi đám trong chương trình Bài hát Việt đã phát biểu, mong muốn có sự tham gia mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, phát thanh... nhằm quảng bá cho tác giả, tác phẩm mới, tạo nên những xung lực tác động tới những người có khả năng viết nhưng còn đang ngập ngừng trước ngưỡng cửa văn chương. Nhà văn trẻ này cũng bày tỏ một mong ước giống mong ước của các nhà văn Việt Nam, đó là sự chuyên nghiệp. Sự chuyện nghiệp trong văn chương, theo Nguyễn Vĩnh Tiến, đó là buổi sáng, thay vì dắt xe đi đến nhiệm sở, nhà văn có thể đàng hoàng mở máy ra ngồi viết nếu anh ta muốn, bởi viết văn không phải chỉ là cái nghiệp, mà đã là nghề của anh ta. Đưong nhiên, đã là nghề thì tất nó phải nuôi sống được anh ta, chứ không phải như hiện nay, phần lớn các nhà văn nhuận bút chỉ đủ mua sách tặng bạn bè; thậm chí các nhà thơ còn phải bỏ tiền ra để in sách.
Sáng 12, trước giờ khai mạc Hội nghị, những người viết văn trẻ đã đến thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ Hội An, nơi an nghỉ của những người con Quảng Nam anh dũng kiên cường, đi đầu trong chống Mỹ. Nhìn những đôi mắt hoe lệ trước dằng dặc những ngôi mộ có tên và không tên, hiểu rằng họ- những người trẻ cầm bút luôn và mãi mãi biết trân trọng những giá trị của dân tộc.
Điều ấy cần biết bao cho họ, những ngòi bút của cuộc sống hôm nay.
Nguồn:Đảng CS Việt Nam
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt