Khởi sắc trong sự nhiễu loạn
Năm 2004 đã qua và nếu so với một quá trình văn chương thì một năm ấy xemchừng chỉ là một khoảnh khắc. Nhưng một năm qua đi cũng lại bao gồm trong nó công việc của hàng nghìn người viết văn, làm thơ mà sản phẩm của họ trên một ý nghĩa nào đó đã góp phần làm nên diện mạo tinh thần của một thời đoạn lịch sử.
1. Năm 2004 tác phẩm văn xuôi xuất bản khá nhiều, trong đó một số tác phẩm đã tạo được tiếng vang. Khoảng đầu năm dư luận nhắc tới Thiên thần sám hốicủa Tạ Duy Anh, giữa năm có Nhân trường hợp của chị thỏbông của Phan Thị Vàng Anh, cuối năm, người quan tâm đến văn chương mang vẻ đẹp cổ điển thì đọc Tản mạn trước đèncủa Đỗ Chu... Tuy nhiên, "tiếng vang" cũng có dăm bảy đường. Tôi thích lối khai thác, xử lý vấn đề và sự kiện, lối viết tài hoa của Phan Thị Vàng Anh trong Nhân trường hợp của chị thỏ bông.Có vấn đề - sự kiện được đề cập riết róng, nhưng đọc chị vẫn thấy trĩu nặng ân tình. Còn thì thiển nghĩ, Thiên thần sám hốiđược chú ý không phải vì nó xuất sắc, mà chủ yếu do tác giả phơi bày các biểu hiện không lành mạnh của quan hệ người, quan hệ xã hội đương đại và sự tha hóa của một số giá trị trong các quan hệ ấy. Điều này giúp giải tỏa những ấm ức không phải người nào cũng có thể viết ra. Nhân vặt của Tạ Duy Anh nằm trong bụng mẹ để nghe ngóng sự đời, đấy là một sáng tạo. Tiếc thay, cái "anh cu” chưa chào đời nọ lại ngẫm ngợi như một "ông cụ non", làm cho tình huống trở nên khôi hài. Chưa nói rằng ngôn tứ trong tiểu thuyết đôi chỗ khá "bụi bặm", không biết có nên đưa vào văn chương hay không?
Về tiểu thuyết, năm qua có nhiều đầu sách mới ra đời, xu hướng ngày càng mỏng mảnh, như: Trăm năm thoáng chốc(Vũ Huy Anh), Trên đỉnhđèo dôngbão (Đoàn Hữu
Với truyện ngắn, theo số lượng có vẻ xum xuê, nhưng truyện thật hay thì quá ít. Đọc 29 truyện vào chung khảo cuộc thi của báo Vănnghệ sẽ thấy "Cuộc Hội diễn hương sắc của các nhà văn trong cả nước" chất lượng ra sao. Không biết rồi đây tác phẩm nào sẽ chiếm vị trí "thủ khoa", nhưng dẫu thế tôi vẫn tin tiếng vang sẽ không lớn. Rấttiếc là các truyện ngắn như Chung kếtcủa Nguyễn Anh Động, Mườiba bếnnước của Sương Nguyệt Minh lại không lọt vào danh sách này. Trong bất cảnh đó, một số truyện ngắn của cuộc thi viết truyện ngắn cho thanh niên họcsinh, sinh viêndo Nxb Giáodục tổ chúc lại đọc rất được. Riêng với thể loại ký, xem chừng vẫn chưa sáng sủa.Tác phẩm của Lương Ngọc An đoạt giải Nhấtcuộc thi ký của Văn nghệ Quânđội có trội hơn tí chút bởi "chất văn". Ngoài ra, hầu hết các bài ký đã được đăng trong năm 2004 chủ yếu mang tính "thông tấn”, tác giả thường chú tâm khai thác mặt trái của sự kiện - con người, thiếu dụng công, thiếu chăm chút cho tác phẩm. Người viết ký tài hoa như Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường... bây giờ hiếm lắm.
2.Thơ hay thì ít, thơ làng nhàng, thơ chẳng ra thơ thì nhiều. Xin đọc bài thú nhất trong chùm thơ Đối cựccủa một nhà thơ đã đăng trên một tờ báo lớn: "Em vừa ma mãnhđã ngu ngơ– Nửa bênhủ tiếu, nửa riêu cua- Một chai, một chén tôilì lợm– Tàn đêm chưa hết trái me chua. Đến bài thứ tư, câu mở đầu mới thật kinh hoàng: "Đừng... tôi hôi hám phường lái lợn”. Bốn bài là bốn cuộc gặp gỡ với bốn "nhân vật trữ tình khác nhau, dưới mỗi bài ghi rõ: Huế tháng 10/2001, Hà Nội tháng 10/2002, Thượng Hải 2001, Thái Bình 2001,chúng làm tôi liên tưởng đây là "cảm xúc" của tác giả sau các cuộc gặp gỡ với "người tình bốn phương"! Thơ của nhiều nhà thơ lớp trước đang tỏ ra ngày càng "cũ” hơn, còn thơ của một số cây bút mới, có bài đọc thấy chẳngg đâu vào đâu. Trên tờ báo nọ, sau khi đọc thơ của một tác giả trẻ, một bạn đọc đã thốt lên: “Tôi liên tưởng tới Nhậtký người điêncủa Lỗ Tấn”. Đàm đạo với tôi về thơ, bạn tôi nhận xét: "Thơ của ông A càng cắt càng hay”. Suy rộng ra, tôi thấy nhận xét này có lẽ không chỉ dành riêng cho nhà thơ A, bởi hiện đang có quá nhiều bài thơ trong đó "lời” kéo “ý” lang thang hết trang này sang trang khác.
Từ phạm vi cá nhân, theo tôi trong năm ít nhất có ba tập thơ đọc được, đó là Hoacủa Lãng Thanh, Những con ngựa đêmcủa Nguyễn Việt Chiến và Tình yêu dài suốtcuộc đờicủa Lê Thị Mây. Hoavà Những conngựa đêmxuất bản năm 2003 nhưng trong năm 2004 chúng được quan tâm nên tôi đề cập. Dẫu vậy, ngoài tập Hoa, hai tập còn lại đều chưa chọn lọc kỹ lưỡng. Cuối năm có hai tập thơ Trăngban ngàycủa Vũ Quang Tần và Mặc khảicủa Lê Quốc Hán cũng có vài bài hay.
3. Năm 2004, lý luận văn học có một vài khởi sắc, có thể nhận thấy qua hai cuộc hội thảo do Viện Văn học tổ chức. Nhiều vấn đề được đặt ra, một số ý kiến tâm huyết được trình bày, toát lên từ các ý kiến là mong muốn phát triển lý luận văn học. Đây là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn của ai, vấn đề là chúng ta quan niệm thế nào là đổi mới lý luận vãn học và mọi người cần tiếp tục bàn bạc đặng tìm ra cách thúc khoa học nhất để đổi mới. Nếu không, lý luận văn học vẫn cứ trống đánh xuôi kèn thổi ngược như lâu nay mà thôi.
Khi lý luận văn học còn đang "nhập nhòa" giữa cũ và mới thì hiển nhiên phê bình - nghiên cứu cung khó lòng vượt thoát ra khỏi tình trạng này. Các bài phê bình đầy cảm tính, xưng tụng, quảng bá lẫn nhau, thậm chí tự tung hô tác phẩm của chính mình... vẫn nhan nhản trên mật báo. Nên thấy bài của ông X, tôi khẳng định ngay là khen ông Y, ngược lại, thấy bài của ông Y thì chắc chắn là khen ông X. Họ tâng bốc chiến hữu mà không thấy ngượng bút, không thấy "đỏ mặt" với đồng nghiệp và bạn đọc. Mà xem các "nhà” tranh luận mới ghê, nhan đề bài vở rất hoành tráng: Xấu hổ về sự xấuhổ khôngđáng xấuhổ, Phê phán sự phê pháncó tính phê phán, Biếtnói không biết... là rất biết...Rồi vị này phát hiện ra cái bóng của Vũ Nương trong Người con gái Nam Xương(Nguyễn Du) chính là cái bóng của chồng mình. Vị khác loanh quanh thế nào lại chứng minh Nguyễn Khuyến là nhà thơ đời Đường. Tài đến thế là cùng! Nhìn chung văn đàn năm qua diễn ra nhiều cuộc tranh luận khá sôi nổi. Từ chuyện có nên đưa tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp vào nhà trường hay không, đến chuyện thế nào là “đạo văn".Đầu năm, nhà thơ Trần Mạnh Hảo "nã cấp tập” vào Gs, Ts Trần Đình Sử, cuối năm ông "chuyển lân"sang mục tiêu mới là Ts Chu Văn Sơn. “Trận chiến” xung quanh Trò chuyện với hoa thuỷ tiêncủa Nguyễn Huy Thiệp mới thật ghê gớm. Bài của ông Thiệp có nhưng điểm cần phê phán thì đúng rồi, song vài vị "phang" lại ông ấy cũng tỏ ra không kém phần kỳ khôi...
Tuy vậy, năm qua có một số tác giả mới viết phê bình song đã bộc lộ những tiềm năng cần trân trọng, như Phạm Xuân Thạch, Nguyễn Chí Hoan, Lê Tâm. Đọc các bài họ đã công bố, tôi dự cảm được kiến văn, sự sắc sảo, cách thức làm việc nghiêm cẩn... Đó cũng là dấu hiệu đáng mừng. Trong mấy chục cuốn sách lý luận - phê bình đã xuất bản trong năm, cuốn Tác phẩm văn học như là quá trìnhcủa Trương Đăng Dung là nên đọc. Cuốn này có tính "hàn lâm” nhưng gợi mở một số vấn đề có thể tham khảo. Còn một số cuốn khác nữa nhưng chưa có gì mới.Cuốn thì khô cứng, máy móc. Cuốn thì tri thức cũ kỹ. Cuốn thì chủ yếu là tuyển tập các bài "đọc sách”...
Khi nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận - phê bình không còn thỏa mãn với cái đang có thì từ sự "nhiễu loạn" kia có thể hy vọng những điều tốt đẹp. Trật tự sẽ dần dần được thiết lập và nếu muốn trật tự đến sớm chúng ta cần tỉnh táo. Mọi sự vội vã đều có khả năng làm chậm trễ và cản trở con đường của tiến bộ.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu Đổng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu