Văn học thời đổi mới
Gần một phần tư thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày đất nước sạch bóng quân xâm lược. Dù còn phải tiếp tục đương đầu với một vài cuộc chiến tranh nữa, nhưng về đại thể, có thể nói, sau năm 1975, đất nước ta bước sang một thời kỳ mới thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, trên phạm vi cả nước. Con thuyền cách mạng do Đảng Cộng sản Việt
Lệ thường, một khi lịch sử đã chuyển giai đoạn thì văn học-nghệ thuật cũng phải chuyển theo. Nhưng với văn học Việt
Hãy bỏ qua những cuộc thảo luận, tranh luận từ những năm đầu thập kỷ 90 trở về trước, chỉ quan sát thời gian gần đây cũng đủ thấy tâm tư phiền muộn đó là có thật. Nhà thơ Tố Hữu rất bi quan về thơ hiện nay. Ông nói : "Nóithật, tôi không thích thơ bây giờ. Nó vụn vặt, nó rơi vào những tình cảm riêngtư nhiều quá. Trong khi cuộc đờicó bao nhiêu chuyện đau khổ, chuyện liên quan đến cả sinh mệnh loài người, của cả dân tộc mà không đụng gì cả” (Nguyễn Quang Thiều, Tạp chí Văn hóa – Văn nghệ Công an, số xuân 1998).
Trong văn xuôi có hiện tượng chững lại
Về lý luận-phê bình, Báo cáo BCH Hội Nhà văn Việt Nam, do Tổng Thư kýNguyễn Khoa Điềm đọc ở Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Hội, nhận định: có hiện tượng "giáo điều, máy móc,thực dụng"và đòi cần phải “kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội và manh động trong văn học, thể hiện ở sự xa rờinhững nguyênlý cơ bản của nền văn học mang tính nhân dân, ở thái độ phủ định quá khứ, lịch sử và thành tựu của nền văn học cách mạng, kháng chiến, ở thái độ sùng ngoại thiếu nguyêntắc, xa rời truyền thống mỹ học dântộc" (Báo Văn nghệ,số 19 (1947), ngày l0/5/1997).
Băn khoăn, lo nghĩ là đúng. Bởi vì, xét trên đại thể, văn học từ sau 1975 lạinay, chủ yếu phát triển theo hai hướng: hoặc cố vượt qua nền văn học cách mạng, kháng chiến mà chưa vượt qua được, hoặc đuổi theo một số khuynh hướng nghệ thuật suy đồi của Phương Tây. Nói cách khác, văn học thời Đổi Mớichưa tạo dựng được cho mình một khuôn mặt riêng, một cốt cách, phẩm chất riêng, hàm chứa các nội dung thời đại, như văn học các thời đại trước đã làm được.
Ta có thể thấy rất rõ thực trạng này qua các tác phẩm đoạt giải thưởng hàng năm của Hội Nhà văn Việt
Như ta đã biết, giải thưởng này ra đời cách đây gần 20 năm. Về danh nghĩa, nó là tinh hoa được chưng cất từ hàng nghìn tác phẩm, thuộc cả ba bộ môn thơ, vănvà lýluận-phê bình văn học,được xuất bản trong năm. Vì vậy, khảo sát số tác phẩm này, có thể xem như đã nắm được một cách cơ bản, toàn bộ thành tựu của nền văn học trong thời gian đó.
Đặc điểm dễ thấy nhất của các tác phẩm này là chúng có khuynh hướng phủ định nhau - điều chưa từng thấy trong các giải thưởng trước đó. Nỗi buồn chiến tranh(l)phủ định Cỏ lau(2) và Chim én bay(3), Thơ - phản thơ(4)phủ định Sự mất ngủ của lửa(5)...
Rõ ràng giải thưởng Hội Nhà văn trong những năm gần đây nhằm vào sự tìm tòi, đổi mới trong sáng tác nhiều hơn là nhằm vào những thành tựu của sự tìm tòi, đổi mới đó. Điều này nói lên, ngay cả trong BCH Hội Nhà văn cũng chưa xác định dứt khoát thế nào là tác phẩm tốt, mang tính thời đại!
Nói như thế, tôi biết, có người sẽ không đồng tình. Nhưng biết làm sao được, vì đó là sự thật. Và tôi nói lên sự thật này không phải như ai đó, tìm cách hạ bệ nhau, thậm chí hạ bệ cả một nền văn học, như có người đã từng làm như thế đối với nền văn học cách mạng-kháng chiến mà để tạo bước đệm tiến vào một lĩnh vực khó khăn và quan yếu hơn, là giải thích tại sao văn học thời Đổi Mớichưa tạo dựng được cho mình một khuôn mặt mới, một cốt cách mới.
Trong bài Thử cắt nghĩa về sự chữnglại của tiểu thuyết(Phụ san VNQĐ, số01/1998), anh Vũ Phương có viết: "Tiểu thuyết vốn là một thể loạilực lưỡng, nó cần những nhà văn tương xứng với tầm cỡ của mình. Nghĩa là tiểu thuyết đòi hỏi những người cầm bút phải có tầm văn hoálớn và dĩ nhiên, một nhân cáchlớn với nộilực dồi dào của một tâm hồn mãnh liệt, cường tráng".
Thực ra, hai tiêu chí "tầm văn hoálớn" và "nhân cáchlớn” thì không cứ gì các nhà tiểu thuyết, mà là bất cứ ai có ý định tham gia vào mặt trận mà mỗi người vừa là một chiến sĩ, lại vừa là một vị tướng này, đều phải có. Nếu không, cái chúng ta làm ra chỉ là một thứ gì đó, chứ khó mà trở thành văn học.
Nhưng thế nào là "người cầm bút có tầm văn hoálớn"? Rất tiếc là không hiểu tại sao anh Vũ Phương không lý giải nó. Nhưng theo tôi, đây là một trong những vấn đề cốt lõi, quyết định không những phẩm chất, tầm cỡ của nhà văn, mà còn cho cả nền văn học. Vì vậy, lý giải được nó sẽ góp phần thúc đẩy nền văn học nước nhà bước sangmột giai đoạn mới, như ta hằng mong muốn.
Tầm văn hoá lớn của người cầm bút, theo tôi, trước hết là người cầm bút phải nắm cho được những vấn đề của thời đại mình đang sống. Mỗi thời đại có những vấn đềriêng của nó. Những vấn đề đó không những quyết định chiều hướng phát triển của lịchsự, mà còn quy định suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc, lối sống... của con người sống trong thời đại đó.
Nhà văn nắm những vấn đề thời đạikhông phải để viết về nó, mà để từ đó tiến sang một lĩnh vực cực kỳ quan yếu khác, là nắm bắt những vấn đề của con người thời đại, những nhân vật thời đại - đối tượng phản ánh muôn thuở của văn học-nghệ thuật.
Điều không may cho các thế hệ cầm bút Việt Nam sau 1975 là, cùng với sự biến thiên dồn dập, dữ dội của lịch sử - những biến thiên diễn ra cả trong nước lẫn trên thế giới - những vấn đề thời đại cứ như sao Hôm, sao Mai, mọc đó, rồi lặn đó.
Vừa đánh đuổi xong thế lực xâm lược hung bạo nhất mọi thời đại, chúng ta lại bị cuốn vào một cuộc chiến tranh khác, cũng không kém phần khốc liệt, nhưng đối thủ của chúng ta lúc này không phải ai xa lạ, mà toàn là đồng chí, đồng minh của mình, trong cuộc chiến tranh vừa kết thúc. Chiến tranh kết thúc, chúng ta tuyên bố trước toàn thế giới, chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, thì một lần nữa, lịch sử lại chơi khăm chúng ta, bắt chủ nghĩa xã hội sụp đổ từng mảng, sụp đổ cả loạt, sụp đổ cả chính nơi vốn là quê hương đồng thời là thành trì của nó.
Trong cơn náo loạn đó của lịch sử, những vấn đề thời đại vừa được nhận thức,chưa kịp định hình, đã buộc phải bổ sung, sửa đổi.
Vấn đề thời đại dù có biến hoá, lắt léo đến thế, đối với người cầm bút, vẫn chưa phức tạp, khó khăn bằng vấn đề con người thời đại. Không nói đâu xa, ngay lúc này đây, khi công cuộc Đổi Mớiđã thu được những thành tựu rực rỡ, khi chủ nghĩa xã hội đã hiện hình qua hàng loạt các hệ thống công trình kinh tế - kỹ thuật mang tầm thế kỷ, qua những quan hệ kinh tế-xã hội mang tính nhân văn sâu sắc, vấn đề con người thời đại vẫn cứ mờ mờ, tỏ tỏ.
Cái gì là cái, qua đó, có thể cuốn hút con người, đồng thời cung cấp cho họ năng lượng, để họ bay lên trong thơi đại mới, như chân lý Không cógì quýhơn độc lập tự dotrước đây? Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minhư? Đúng quá! Nhưng trong thực tế, không phải lúc nào và ở đâu, những nội dung hàm chứa trong chân lý ấy cũng song song tồn tại và phát triển. Có nơi, có lúc, dân giàu mà nước không mạnh, hoặc ngược lại. Ấy là chưa nói, cùng trong một lĩnh vực, lĩnh vực dânchẳng hạn, sự phát triển giữa các cá thể, giữa các cộng đồng dân cư trong một nghề nghiệp, trong những khu vực, trong các quan hệ sở hữu, không phải lúc nào cũng cùng chiều, suôn sẻ. Có người, có bộ phận giàu lên trông thấy, có người, có bộ phận khác làm việc cật lực cũng chỉ đủ ăn, thậm chí, có người, có bộ phận khác nữa thì lụn bại. Sự phân hoá giàu nghèo ngoài ý muốn này đã đẩy xã hội vào tình trạng phạm tội tràn lan, gây mất lòng tin trong dân chúng, nhất là giới trẻ, đe dọa sự ổn định của nền chính trị mà chúng ta đã mất không biết bao nhiêu xương máu mới xây đắp được.
Trước đây, mỗi lần phải đối mặt với một thực trạng xã hội rối rắm kiểu như thế, giới cầm bút thường quy trách nhiệm cho hệ thống chính trị của chính quyền thực dân, phong kiến.
Nhưng bây giờ quy cho ai? Rõ ràng chính quyền mới của giai cấp vô sản, do Đảng Cộng sản Việt Nam thiết lập và lãnh đạo, theo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không phải là nơi sản sinh hoặc chứa chấp các tệ nạn xã hội đó, cho dù trong cơ thể của nó hiện giờ còn đeo bám không ít những con rệp hút máu dân. Chỉ còn một cách giải thích phổ biến mà lâu nay từng gặp ở nhiều nơi, kể cả trên một số văn kiện, rằng nó là tàn dư,vâng, tàn dư của chế độ cũ.
Không! Nếu là tàn dư thì nó phải sống và phát triển theo quy luật của các hiện tượng tàn dư. Nghĩa là nó phải suy yếu và diệt vong, khi các điều kiện lịch sử-xã hội sản sinh ra nó đã thay đổi. Đằng này, như ta thấy, không phải như thế. Chế độ xã hội chủ nghĩa đã từng bước thay thế chế độ thực dân, phong kiến, chính quyền của nhân dân lao động đã thay thế chính quyền của giai cấp bóc lột, nhưng các tàn dư của xã hội cũ không những không giảm, mà còn có chiều hướng phát triển, cả trong không gian, lẫn thời gian, có thể dẫn đến nguy cơ bùng nổ chính trị, như nghị quyết của Đảng nhiều lần báo động.
█Gần đây, có một cách giải thích khác: nó là mặttrái của cơ chế thịtrường! Có thể như thế. Vậy thì mặttrái này tồn tại và vận hành như thế nào, trong cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ? Nó tồn tại đến bao giờ và cách tiết chế nó ra sao? Rất tiếc là cho đến nay, theo chỗ tôi biết, chưa một cơ quan nào đưa ra được câu trả lời cụ thể, dứt khoát. Sự chậm trễ về mặt lý luận chung này, đã cản trở không ít bước tiến của văn học thời Đổi Mới.
Trong cơ chế thị trường, con người bị nhào nặn một cách kinh khủng. Nhào nặn bởi các mối tương quan xã hội. Nhào nặn cả trong tâm thức của họ. Rút cục, họ biến dạng đến mức đoạn tuyệt với quá khứ hào hùng vừa mới khép lại hôm qua, với hiện tại xô bồ, khắc nghiệt hôm nay. Thiện - ác giao thoa. Các giá trị đạo đức truyền thống quay đảo gần như không bị kiểm soát. Đã từng xẩy ra không ít trường hợp: một giám đốc hôm qua đang là người hùng trên mặt trận SXKD, được giới truyền thông mô tả như là con người thời đại, hôm nay, bỗng trở thành tên ăn cắp tệ hại.
Vậy ai là nhân vật thời đại đây? Về lý thuyết, câu hỏi này chẳng có gì mới. Họ vẫn là những ốc, những vít trong guồng máy xã hội đã và đang lập nên những kỳ tích, khiến cả nhân loại ngỡ ngàng, thán phục. Nhưng ứng vào thực tế thì hình bóng của họ bị khúc xạ, bị tán xạ, bởi những mối lợi ích chằng chịt, khiến người cầm bút, với nhãn quan cũ, không đủ độ tin cậy, trong khi tái hiện cuộc sống.
Không nhận diện đượcvấn đề của con người thời đại, nhân vật thời đại, mọi hoạt động của giới sáng tạo trở nên mò mẫm.Có một thời, một số cây bút, cả sáng tác lẫn lý luận, tưởng Bước qua lời nguyền(6)là cập bến bờ hạnh phúc. Đâu có? Và đâu phải!Thoát được hận thù giai cấp, dân tộc, chúng ta phải đối mặt với bao nhiêu tệ nạn xã hội mới: tham nhũng, buôn lậu, ức hiếp quần chúng... Một dòng văn học mới hăng hái nhập cuộc - dòng văn học tạm gọi là chống tiêu cực- với một loạt tác phẩm nổi danh một thời, như Đứng trước biển(7), Đám cưới không có giấy giá thú(8), Mảnh đất lắm người nhiều ma(9)... Nhưng rồi dòng văn học tưởng như dã bắt được mạch cuộc sống thời đại ấy, cũng lắng xuống. Bởi vì cuộc sống đâu phải chỉ có tiêu cực!
Cuộc sống không phải chỉ có tiêu cực, nhưng oái oăm thay, càng bị chống, tiêucực càng phát triển, cả chiều rộng, lẫn chiều sâu. Đến lúc này thì người cầm bút lúng túng thật sự. Một số trốn vào tình yêu, tình dục. Số khác lật đổ thần tượng. Số khác nữa vật vã tìm lối thoát. Và đó là thực trạng sáng tác văn học trong những ngày này.
Chủ nghĩa xã hội đã và đang được xác lập trên đất nước có lúc tưởng như đã không đứng vững này, là điều không bàn cãi. Vậy thì vấn đề gì là vấn đề con người trong giai đoạn cách mạng sục sôi này?
Nhớ lạicách đây ba thế kỷ, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du...đã tìm thấy câu trả lời cho vấn đề này trong thân phận người phụ nữ,trước những luật lệ hà khắc của chế độ phong kiến và chiến tranh. Được vo tròn thì tròn, bị dập bẹp là bẹp. Họ không có một chút gì gọi là quyền sinh, quyền sống. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.Chính vì vậy, các nhà nhân văn chủ nghĩa thời đó đã phải kêu lên: Đau đớn thay phận đàn bà! Đó là tiếng kêu của cả mấy thế kỷ.Đến thế hệ cụ Nguyễn Đình Chiểu, nỗi đau vì chiến tranh, vì xâm lược, mở rộng sang cả toàn dân, trở thành vấn đề của dân đen, con đỏ.("Hỡi trang dẹp loạn rày đâu tá/ Nỡ để dân đen mắc nạn này?" - Nguyễn Đình Chiểu).
Câu hỏi day dứt, tiếng kêu thống thiết ấy, vắt qua phong trào Cần Vương, vọng tới phong trào Đông Du, và chỉ chấm dứt khi thời đại Hồ Chí Minh bắt đầu. Từ thời đại này, con người Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi nạn ngoại xâm, nhưng được lý tưởng cộng sản chủ nghĩa soi sáng, họ dõng dạc tuyên bố với thế giới “dù có đổi thay cả dãy TrườngSơn cũng giành cho được độclập" và trên thực tế, họ đã "Rũ bùn đứng dậy sáng loà"và sau đó “xẻ dọc TrườngSơn đi cứu nước”cho đến tận ngày giành toàn thắng về ta.
Rõ ràng đến thời đại Hồ Chí Minh, hay nói chính xác hơn, đến thời đại mà quyền lãnh đạo - quản lý đất nước xã hội, đặt dưới tay những người cộng sản, vấn đề con người Việt
Vị thế này đã không hề biến đổi suốt nửa thế kỷ đầy biến động, bởi những bước đi vạn dặm của lịch sử, từ chiến tranh sang hoà bình, từ bao cấp sang cơ chế thị trường, từ phong kiến nửa thuộc địa, bỏ qua tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội.
Trong chiến tranh giải phóng trước đây, cái vị thế đó từng là bệ phóng, cả tình cảm lẫn lý trí, để con người Việt Nam bay vào các trận tử chiến với quân thù, trên tư thế của những vị thánh tử vì đạo.
Ngày nay, trong công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, cái vị thế đó mở ra cho mọi thành viên trong xã hội cơ hội phát huy mọi nội lực của mình, tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi do chế độ chính trị đưa lại, để thay đổi cuộc sống, góp phần xây dựng đất nước - một cơ hội mà trước đó, các thế hệ cha ông nằm mơ cũng đã khó.
Đối mặt với vấn đề thời đại, con người thời Đổi Mớicó những khó khăn mới. Nếu như trước đây, trong chiến tranh, đối tượng buộc con người Việt Nam phải chinh phục, chủ yếu nằm ngoài bản thân họ, thì giờ đây, trong SXKD, đối tượng đó nằm chính trong con người họ. Đó là sự nghèo nàn, lạc hậu trong từng con người, từng gia đình và toàn xã hộivà để chiến thắng nó, con người không phải chỉ cần vượt qua sự yếu đuối, sự hèn nhát trong bản thân mình như trước đây, mà ngoài các thứ đó ra, còn phải đổ mồ hôi và cân não, vừa tự nuôi sống bản thân mình, gia đình và xã hội, vừa phải tích luỹ, cả vốn liếng lẫn tri thức, cho những bước phát triển tiếp theo.
Rõ ràng xoay quanh vị thế làm chủ của con người thời nay, có bao nhiêu chuyện rất quen mà rất lạ, nói đơn giản thì cũng rất đơn giản, nhưng nói phức tạp cũng vô cùng phức tạp , nó gắn chặt từng bữa ăn, giấc ngủ của từng thành viên với sự hưng vong của cả cộng đồng. Chỉ cần mềm lòng, hoặc đểnh đoảng trong một giây lát nào đó, của một thành viên nào đó, thì trạng thái cân bằng cục bộ của mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh sẽ bị chao đảo ngay lập tức, Và một khi đã như thế, việc lấy lại thế cân bằng cũ rất khó.
Văn học đã nói được gì cái vị thế này của con người Việt
Thay đổi cuộc sống, vận mệnh của mình, từ đó góp phần thay đổi thực trạng xã hội, bằng chính năng lực, trí tuệ của mình - năng lực, trí tuệ đã được thời đại giải phóng - phải chăng chỉ là ý tưởng viễn vông của người cầm bút?
Không! Những ai từng đọc báo, nghe đài, xem ti vi, hẳn từng gặp một Nguyễn Xuân Năng, quê ở Thanh Hoá, thương binh 114, cụt cả hai tay, chơi bóng bàn diệu nghệ như thế nào, ở Đại hội Văn hoá-thể thao những người khuyết tật Việt Nam lần thứ nhất, diễn ra ở thị xã Đông Hà, Quảng Trị, mùa hè 1997.
Ở thành phố Hồ Chí Minh còn có một con người còn độc chiêu hơn thế. Anh cũng cụt cả hai tay, hàng ngày vẫn vớt bèo, kéo lưới bằng hai cái cùi chỏ cụt lủn đó, vẫn tạo được một giá trị mới 40 triệu đồng mỗi năm. Đó là anh thương binh chống Mỹ Nguyễn Nam Quốc, ở phường 7, quận 8.
Cái gì giúp các anh xoay chuyển được số phận những tưởng đã an bài trong các trại nuôi dưỡng thương binh? Phải chăng, đó là sự gặp gỡ và kết hợp hài hoà giữa con người và xã hội- một sự kết hợp tuyệt vời, giữamột lớp người ý thức được vị thế làm chủ của mình, với một xã hội mà trong đó, chỉ mỗimột việc lo cho người nghèo không thôi, đã có cả một ngân hàng- Ngân hàng phục vụ người nghèo.
Trên đây cũng chỉ mới vài tấm gương của những người tàn tật. Đối với người lành lặn, ý chí, nghị lực cũng như thành quả lao động, sáng tạo của họ còn vượt xa những gì mà chúng ta có thể hình dung được. Chẳng hạn, sáng kiến dời nhà của "thần đèn" Nguyễn Cẩm Luỹ (Long An), sáng kiến cải tiến máy cắt cỏ thành máy gặt của anh Nguyễn Đức Tâm (Lâm Đồng), sáng kiến máy xáng thổi của anh Trần Văn Dũng (Trà Vinh), sáng kiến dùng tia cực tím để diệt khuẩn trong các đìa nuôi tôm của anh Nguyễn Đức Huy (Phú Yên),sáng kiến pha chế dung dịch chống cháy của anh Nguyễn Văn Thành (tp Hồ Chí Minh), quá trình tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật pha chế, kinh doanh cà phê Trung Nguyên của anh Đặng Lê Nguyên Vũ…Trong số này, có người đã qua đại học như anh Đặng Lê Nguyên Vũ, có người mới qua trình độ lớp 4 như anh Nguyễn Đức Tâm, nhưng cũng có người còn mù chữ như anh Trần Văn Dũng. Điều gì giúp những người này làm nên những điều kỳ diệu nói trên, nếu không phải là ý thức làm chủ cuộc sống của chính họ.
Rất tiếc là những con người kiểu này chưa trở thành nhân vật trung tâm của văn học, hoặc có rồi, nhưng chưa được khai thác, bồi trúc như nó đã có và cần có.
Chúng ta chủ trương văn học Việt
Vị thế làmchủ của con người Việt
Nếu vấn đề này được khẳng định, hẳn chúng ta đỡ bận tâm và mất thì giờ với những tệ nạn, do mặt trái của cơ chế thị trường gây ra, bình tĩnh và tự tin, hướng ngòi bút của mình về phía những con người thực sự phát sáng, bằng chính năng lực và trí tuệ của họ - những con người mà ta từng gọi bằng cái tên âu yếm và kính trọng là những con người thời đại.
(l) Tiểu thuyết Bảo Ninh. Nxb Hội Nhà văn.1991
(2) Tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Nxb Văn học.1989.
(3) Tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân. Nxb QĐND.1989.
(4) Tập lý luận-phê bình văn học Trần Mạnh Hảo. Nxb Văn học.1995
(5) Thơ Nguyễn Quang Thiều. Nxb Văn học.1992
(6) Đây thực sự là một dòng văn học, tuy tuổi thọ của nó không dài, nhưng có quá trình phát sinh, phát triển, cả sáng tác lẫn lý luận – phê bình, được mở đầu bằng truyện ngắn cùng tên của cây bút trẻ Tạ Duy Anh, kế đó có thể kể các tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thúcủa Ma Văn Kháng, Ác mộngcủa Ngô Ngọc Bội, Ngổn ngang nơi trần thếcủa Đặng Văn Ký… và tập tiểu luận lý luận - phê bình Văn chương cảm& luậncủa Nguyễn Trọng Tạo.
(7) Tiểu thuyết Nguyễn Mạnh Tuấn Nxb Lao động.1987.
(8) Tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Nxb Lao Động.1990.
(9) Tiểu thuyết Nguyễn Khắc Trường. Nxb Hội Nhà văn.1990.
(10) và (11) Tạp chí Cộng sản số 4 , tháng 02/1998.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVăn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu