Trực diện với Văn học Việt Nam thế kỷ XX
Bị hấp dẫn bởi tên gọi Văn học Việt Nam thế kỷ XX, tôi đã đọc cuốn sách với hy vọng được mở mang tầm nhìn, được bổ sung tri thức, được giúp lý giải các hiện tượng, các vấn đề lý luận - thực tiễn của văn chương - văn học dân tộc trong thế kỷ XX. Tiếc thay càng đọc thì nỗi thất vọng lại càng lớn dần. Vì hầu như cuốn sách chưa đưa lại nhiều nội dung thật sự mới mẻ và thuyết phục, nếu không nói nó còn dựng lên một bức tranh “hơi bị” cẩu thả trong một số lĩnh vực thuộc về một thế kỷ văn chương - văn học Việt Nam.
Theo dự định ban đầu, sự “mổ xẻ” của tôi chỉ dừng lại ở một bài viết nhỏ, và kết quả cuối cùng lại là sự ra đời của bài phê bình “trường thiên” này như là ý kiến của một người làm phê bình (mà theo phân loại của GS Trần Đình Sử trong công trình, tôi tự thấy cũng chỉ đáng xếp vào loại Phê bình của người đọc!) đối với một công trình nghiên cứu văn chương - văn học. Ý kiến ấy có thể còn hạn chế nên khi công bố có thể đẩy tới trao đổi, tranh luận, với ý thức trách nhiệm của người cầm bút, tôi nghĩ các cuộc trao đổi, tranh luận nghiêm túc sẽ giúp chúng ta - nhất là những “nhà phê bình chuyên nghiệp” hay “phê bình kiểu giáo sư” như GS Trần Đình Sử phân loại, thống nhất được việc cần làm và loại trừ hướng đi sai lầm (nếu có). Và xin lưu ý, trong bài viết này, cụm từ "văn chương - văn học" tôi sử dụng với ý nghĩa một chỉnh thể bao gồm "văn chương" - dùng chỉ loại hình nghệ thuật ngôn từ, và "văn học" - là khoa học lấy văn chương làm đối tượng nghiên cứu.
I. Khát vọng lớn nhưng… thao tác bất cập!
Theo Lời nói đầu của cuốn sách, Văn học Việt Nam thế kỷ XX - những vấn đề lịch sử và lý luận là tên gọi "công trình khoa học trọng điểm của Đại học Quốc gia Hà Nội do một tập thể Viện sĩ, Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ thuộc Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Viện Văn học, Đại học Sư phạm Hà Nội hợp tác biên soạn" (tr.7) và do GS Phan Cự Đệ chủ biên. Tháng 11 năm 2004, công trình ra mắt tại NXB Giáo dục (972 trang, khổ 16x24) với tên gọi Văn học Việt Nam thế kỷ XX và ngay sau đó, cuốn sách đã nhanh chóng được quảng bá khá rầm rộ trên hệ thống thông tin đại chúng. Cũng theo Lời nói đầu thì:
"Công trình này cố gắng tổng kết văn học Việt
Đọc những dòng trên, dù Lời giới thiệu tỏ ra khiêm nhường, đại loại như "cố gắng", "bước đầu", thì người ta vẫn nhận ra khát vọng của các tác giả trong khi đặt vấn đề nghiên cứu. Và tôi nghĩ, khát vọng đúng đắn trong khoa học luôn cần phải được tôn trọng và khuyến khích, nhưng quan trọng và đáng quan tâm hơn, lại là cách thức người ta đã tiến hành nhằm đạt tới và hiện thực hoá khát vọng ấy ra sao.
1. Về các tác giả và sản phẩm nghiên cứu:
Nhìn vào danh sách tác giả của Văn học Việt
Lại nữa, công trình Văn học Việt Nam thế kỷ XX có ba nội dung theo tôi, như được viết cho “đủ mâm bát”, chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu thể loại, hoặc chưa phù hợp với mục đích đề tài.
- Đó là Phần bốn với nhan đề Ký Việt
- Đó là chương V Phần sáu có nhan đề Sự đổi mới kịch hát Việt
- Đó là Phần tám có nhan đề Sự biến đổi và phát triển của ngôn ngữ văn học Việt
2. Về đối tượng nghiên cứu:
Trên một ý nghĩa nào đó, "văn học Việt
Việc không khu biệt giới hạn nghiên cứu đã đẩy công trình Văn học Việt
3. Về sự lựa chọn loại hình học:
Lựa chọn loại hình học (trong trường hợp này, không rõ có phải là loại hình học đích thực hay chưa?) để phân loại văn chương - văn học Việt Nam thế kỷ XX quả là có đưa lại cho các tác giả khả năng xây dựng các "chuyên luận chạy dọc suốt thế kỷ", nhưng dường như bằng cách đó, người ta đã lẩn tránh thao tác phân kỳ văn chương - văn học Việt Nam trong thế kỷ XX. Dù sao mặc lòng, một khi ngay trong tên gọi của công trình đã chỉ rõ yêu cầu phải khảo sát đối tượng theo chiều kích lịch sử, thì việc lẩn tránh phân kỳ lịch sử một đối tượng nghiên cứu trải dài trong suốt 100 năm, liệu có là một lựa chọn đúng? Nhất là trong hoàn cảnh phát triển có những đặc thù rất riêng của văn chương - văn học Việt Nam thế kỷ XX, thì việc phân tích văn chương - văn học ở buổi giao thời (cuối thế kỷ XIX đến khoảng 1930), thời đoạn diễn ra sự chuyển đổi hệ hình của cả nền văn học lại vốn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Cách thức tổ chức công trình theo lối loại hình học sơ giản như thế đã không giúp cho các tác giả công trình điều kiện cần thiết và khả thể để phân tích một bối cảnh lịch sử - xã hội phức tạp song lại bao chứa những tiền đề vật chất - tinh thần to lớn đưa tới sự ra đời của văn chương - văn học Việt Nam hiện đại. Không rõ do chưa đặt vấn đề nghiên cứu cho “ra môn ra khoai”, do khảo sát thiếu đầy đủ (?) mà các tác giả chưa chú ý khảo sát, phân tích thật sự kỹ lưỡng sự nghiệp, vai trò của Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương (ít nhất là thời kỳ cuối của mỗi người), Tản Đà… rồi Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng… - những người mà sự nghiệp văn chương đã trở thành cái “gạch nối” sang trọng giữa văn chương Việt Nam truyền thống với văn chương - văn học Việt Nam hiện đại.
Lẩn tránh phân kỳ lịch sử văn chương - văn học Việt Nam trong thế kỷ XX, nói một cách bản chất, thì phải chăng đây chính là cách thức để các tác giả Văn học Việt Nam thế kỷ XX - những vấn đề lịch sử và lý luận lảng tránh việc phải đưa ra một cấu trúc logich - lịch sử như là một trong những yêu cầu bắt buộc với một công trình mà tự thân mấy chữ “những vấn đề lịch sử và lý luận” đã chuyển tải một tất yếu khách quan đối với thao tác phân kỳ. Tuy vậy, trong các phần nghiên cứu cụ thể, dẫu có muốn "bổ dọc" lịch sử văn chương - văn học để nghiên cứu theo loại hình học, người ta cũng không thể lẩn tránh yêu cầu phân kỳ văn chương - văn học của một thế kỷ, do đó, ngoài phần viết về tiểu thuyết, ở các phần còn lại của cuốn sách, các tác giả đều phải tiến hành phân kỳ lịch sử văn chương - văn học, hoặc phác họa (dù sơ sài) về bối cảnh lịch sử để nghiên cứu. Đưa tới tình trạng là nhiều sự kiện, tác phẩm, nhận xét, trích dẫn... lặp đi lặp lại, nhất là những sự kiện, nội dung có liên quan tới văn chương - văn học Việt Nam ở cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, như Truyện thầy Lazaro Phiền, như Nông cổ mín đàm, như Đông Dương tạp chí, như Tố Tâm, như văn học dịch, như vai trò của báo chí, như sự hình thành tầng lớp trí thức “tây học”... Phải chăng đây là bằng chứng thể hiện sự cởi mở của Hội đồng biên tập khi đặt vấn đề "tôn trọng phong cách và ý kiến riêng" (tr.7)? Từ góc nhìn khác, tôi nhận thấy tình trạng này bộc lộ sự thiếu nhất quán của các tác giả trong khi xác lập một mục đích nghiên cứu chung. Thiết nghĩ, có thể chấp nhận sự sai chênh giữa các tác giả, nhưng không nên ở mức biến một công trình khoa học có tính tập thể thành nơi trình bày ý kiến cá nhân, như ý kiến của GS Phan Cự Đệ về Hoài Thanh và Thi nhân Việt Nam, hoặc Bùi Việt Thắng bày tỏ “thái độ tranh luận” của tác giả này… mà tôi sẽ phân tích ở các phần sau. Về tình trạng lặp lại, cũng xin nói rằng, ngay một tác giả như GS Phan Cự Đệ cũng không tự biên tập một cách cẩn trọng, như đoạn:
"Trong cuộc hội thảo khoa học quốc tế "Đất nước, con người, văn hoá Hà Lan" do Trung tâm nghiên cứu văn hoá quốc tế (RICC) tổ chức tại Hà Nội năm 1997, giáo sư tiến sĩ Hugo Bousset ở Trường đại học Louvain (Bruxelles) gửi cho chúng tôi một tham luận có cái tên gợi sự tò mò: Tiểu thuyết là một củ hành: Tiểu thuyết hiện đại của Hà Lan và vùng Flandres. Ông cho rằng nhà viết tiểu thuyết phải bóc hết lớp vỏ này đến lớp vỏ khác cho đến khi ta thấy cái lõi của củ hành, ăn vào mắt cay sè, lúc đó ta mới khám phá ra sự thật - chân lý của cuộc sống"
được Giáo sư viết trong cả trang 68 lẫn trang 156!
Ngoài ra, cuốn sách còn có một “lẩn tránh” khác, thuộc về thao tác khoa học, ấy là ngoài Phần bảy có nhan đề Lý luận, phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX do GS Trần Đình Sử thực hiện là có tiến hành giới thuyết khái niệm, còn các phần khác (như về tiểu thuyết, về truyện ngắn...) các tác giả đều... "cho qua" không giới thuyết các khái niệm công cụ. Và hệ quả là có tác giả đi tới sự nhập nhằng giữa "văn xuôi" với "truyện ngắn", giữa yêu cầu nghiên cứu kịch bản văn học với nghiên cứu vở diễn (nghĩa là lấn sân sang công việc của sân khấu học!)… Một tập thể tác giả có tên tuổi “sáng giá” như vậy lại tảng lờ không giới thuyết các khái niệm sử dụng khi nghiên cứu, kể cũng là sự lạ!
4. Về một sự cẩu thả và về những ý kiến đối với Thi nhân Việt
Phần một của cuốn sách mang nhan đề Các trào lưu và khuynh hướng văn học trong thế kỷ XX được viết khá công phu, nhưng đa số luận điểm lại không có gì mới mẻ, ít nhất cũng là sự lặp lại chính mình. Việc viện đến phương pháp của văn học so sánh cho phép GS Phan Cự Đệ thoải mái trình diễn sự hiểu biết về văn chương - văn học thế giới, nhất là văn chương - văn học phương Tây, tuy thế lại làm tôi nghi ngờ vì một sự thiếu chuẩn xác mà Giáo sư thể hiện. Mở đầu Chương I - Phần hai, có nhan đề Phân loại tiểu thuyết, GS Phan Cự Đệ viết:
"Trong Phần một chúng ta đã khẳng định những thành tựu (xin nhấn mạnh - NH) của tiểu thuyết Việt
Chưa bàn tới thành tựu của các trào lưu văn chương - văn học khác mà GS Phan Cự Đệ đã phân tích, chỉ xin dẫn lại các đánh giá của Giáo sư trong Phần một về văn học hiện sinh chủ nghĩa ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, ông cho rằng:
"Văn chương Chu Tử là một thứ văn chương trâng tráo, vô sỉ, nhằm mục đích hạ thấp nhân phẩm con người... Tác phẩm của Chu Tử nhằm huỷ diệt tất cả những gì là nhân bản, là lý tưởng cao đẹp của con người, đồng thời cổ vũ cho lối sống "hiện sinh" ngổ ngáo, thác loạn, vô liêm sỉ ngoài đường phố" (tr.121).
"Tiểu thuyết hiện sinh Sài Gòn cổ vũ cho lối sống hiện sinh ngoài đường phố, đầu độc thanh niên, đẩy họ vào một lối sống đoạ lạc, vô luân, sống bất cần, nổi loạn và phá phách để rồi đi đến chỗ tự huỷ diệt" (tr.125).
"Người ta đã tiếp thu cái phần đồi bại nhất, tiêu cực nhất trong nhân sinh quan và lối sống hiện sinh rồi xuyên tạc để phô trương, để câu khách hoặc phục vụ cho những âm mưu thâm hiểm của chủ nghĩa thực dân mới" (tr.125)...
Đọc những đoạn trích này và đặt chúng trong tương quan với hai chữ "thành tựu", tôi thật sự không hiểu ở đây, GS Phan Cự Đệ đã viết quá ẩu (xin nhấn mạnh - NH) hoặc với ông, hai chữ "thành tựu" đã mang một nội hàm hoàn toàn đối lập với hai chữ "thành tựu" theo cách hiểu thông thường (thành công một cách tốt đẹp, hoặc là cái đạt được có ý nghĩa lớn sau một quá trình hành động thành công), hoặc nữa là năng lực còn hạn chế của tôi chưa đủ để nắm bắt thâm ý của Giáo sư khi khái quát các “thành tựu” của tiểu thuyết hiện sinh chủ nghĩa ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975?
Về trào lưu văn học lãng mạn ở Việt
“Trong cuốn Phong trào thơ mới (1932 - 1945) và cuốn Tự lực văn đoàn - con người và văn chương chúng tôi đã viết khá kỹ về trào lưu văn học lãng mạn Việt Nam trước năm 1945. Ở phần viết này chỉ nêu lên những vấn đề lý luận và văn học sử mà cho đến nay ý kiến vẫn chưa thống nhất hoặc có những điểm cần phải trao đổi thêm” (tr.19).
Căn cứ vào đoạn văn trên có thể đặt câu hỏi rằng phải chăng kết luận cuối cùng về trào lưu văn chương lãng mạn ở Việt Nam thời kỳ 1932 - 1945 đã được GS Phan Cự Đệ giải quyết thấu đáo trong hai cuốn sách của ông, nếu muốn tìm hiểu, người đọc phải tham khảo hai cuốn sách đó. Nếu đúng vậy thì xem ra phức tạp quá, vì ông đã đặt người đọc vào tình thế phải đọc trong quan hệ “liên văn bản”! Vả lại “viết khá kỹ” vẫn chưa có gì bảo đảm về khoa học, bởi đối với khoa học thì khả năng thuyết phục và sự đồng thuận phụ thuộc chủ yếu vào sự phân tích, luận giải có chuẩn xác hay không của người nghiên cứu, chứ không phụ thuộc vào việc viết “khá kỹ” hay khá sơ sài.
Để “nêu lên những vấn đề lý luận và văn học sử mà cho đến nay ý kiến vẫn chưa thống nhất hoặc có những điểm cần phải trao đổi thêm”, từ thao tác “bổ dọc” lịch sử theo loại hình học, GS Phan Cự Đệ có điều kiện dành khá nhiều chữ nghĩa trình bày đánh giá của ông về Hoài Thanh và Thi nhân Việt Nam (cho dù vấn đề này, dường như nằm trong phần nghiên cứu của GS Trần Đình Sử thì “đúng chỗ” hơn và thực tế ngay trong công trình đã được GS Sử giải quyết khá thấu đáo). Tôi hiểu sự chú ý của GS Phan Cự Đệ là có lý do, bởi ông không đồng tình với một số ý kiến tại hai cuộc hội thảo về Hoài Thanh được tổ chức tại Hà Nội (năm 1992, năm 1999). Song dù bất đồng của Giáo sư với Hoài Thanh và Thi nhân Việt Nam có sâu sắc đến đâu, thiết nghĩ Giáo sư không nên cho phép dưới ngòi bút của ông xuất hiện những câu như sau:
"Năm 1927, Hoài Thanh tham gia đảng Tân Việt và viết báo Le Peuple chửi (xin nhấn mạnh - NH) Phạm Quỳnh" (tr.21).
"Và Hoài Thanh không phải không chịu ảnh hưởng ít nhiều lời của Trần Trọng Kim trong một bức thư gửi cho ông khi bị Sở Mật thám bắt (tháng 10.1930) và giải hồi về nguyên quán vì tội viết báo chửi(xin nhấn mạnh - NH) Phạm Quỳnh" (tr.23).
Một người… có văn hoá sẽ không đưa từ "chửi" vào bài viết của mình một cách dễ dãi như thế, trong trường hợp bất khả kháng cũng chỉ nên sử dụng nó như một biện pháp tu từ, như đặt trong ngoặc kép chẳng hạn. Phải chăng qua đây, GS Phan Cự Đệ có ý định bổ sung từ “chửi” với nghĩa đen trần trụi của nó vào hệ thống thuật ngữ của lý luận - phê bình?
Dựa trên một tiền đề giả định: “phải chăng trong những năm 1935 - 1945, Hải Triều và nhóm “nghệ thuật vì nhân sinh” (Hải Thanh, Trần Huy Liệu, Bùi Công Trừng… đã tiến hành một cuộc tranh luận vô bổ và đã phê phán nhầm đối tượng?” (tr.24), ngoài việc giới thiệu ông đã có bài Viết thêm về Hoài Thanh nhân cuộc Hội thảo “Hoài Thanh - con người và sự nghiệp” (Tuyển tập Phan Cự Đệ, tập III), trong công trình này, tôi ngờ ngợ GS Phan Cự Đệ như muốn cố gắng “bắt vít” tên tuổi của Hoài Thanh vào quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật”, bất chấp cố gắng đó có thể đặt ông vào những tình thế kỳ quặc. Ông viết:
“Chưa bao giờ Hoài Thanh tự nhận mình là nhà lý luận văn học. Ông là một nhà lý luận nghệ thuật bất đắc dĩ” (t.26).
Biết vậy, song Giáo sư vẫn nhận xét Thi nhân Việt
“Tuy nhiên, Thi nhân Việt
Viết được như GS Phan Cự Đệ quả là đáng bái phục, nó tương tự như ai đó đặt câu hỏi rằng tại sao xưa kia Christophe Colomb không “quá chân” một chút thì đã phát hiện ra bán đảo Đông Dương! Qua trích dẫn trên, tôi muốn khẳng định GS Phan Cự Đệ chỉ cố gắng chứng minh “lấy được”. Bởi ngoài việc đặt một “nhà lý luận nghệ thuật bất đắc dĩ” và Thi nhân Việt Namtrước một số yêu cầu quá cao (mà tôi tin rằng nếu Giáo sư có là người cùng thời với Hoài Thanh thì ông cũng không thể vượt qua!), GS Phan Cự Đệ còn bộc lộ một lề lối nghiên cứu chủ quan và tuỳ tiện. Ví như việc ông chê trách Hoài Thanh “phải chọn thơ Nguyễn Giang (mà ông không thích) hoặc phải trích lời Phạm Quỳnh (“Truyện Kiều còn, nước ta còn”), một nhân vật mà trước đây ông đã phê phán trên tờ Le Peuple” chẳng hạn. Theo ý kiến của Giáo sư thì một người nghiên cứu, dù “bất đắc dĩ” như Hoài Thanh, lại chỉ nên trích dẫn những tác giả mình “thích” còn những tác giả mình “không thích” hoặc đã chửi (theo cách nói của Giáo sư) thì cho qua? Lại nữa, câu nói của Phạm Quỳnh “Truyện Kiều còn, nước ta còn” có xấu xa đến mức không thể trích dẫn? Là người chủ biên, chẳng lẽ GS Phan Cự Đệ không quan tâm trong công trình này, GS Trần Đình Sử nhận xét:
“Phạm Quỳnh đã mượn Truyện Kiều để biểu hiện lòng yêu tiếng Việt, yêu quốc văn và lòng tự tôn dân tộc của người Việt…” (tr. 682),
“quan niệm của Thiếu Sơn, Hoài Thanh rất phiến diện, quan niệm của phái Hải Triều tuy có cơ sở khoa học, nhưng cũng có phần thô sơ, phiến diện…” (tr.695),
“Cả Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Thiếu Sơn đều muốn tách nghệ thuật ra khỏi hoạt động chính trị của người cầm bút. Đó là một phiến diện rất lớn, thể hiện sự thiếu nhạy cảm với thời cuộc. Còn Hải Triều ngược lại chỉ thấy văn học là “cái sản vật của xã hội”, không thấy đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật, có phần “không hiểu văn chương”…” (tr.700).
Chưa nói, không ít ý kiến của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam đã được GS Phan Cự Đệ dẫn lại như là “vật đảm bảo” cho một số luận điểm của Giáo sư, chúng làm tôi tự hỏi, liệu có mâu thuẫn gì với việc Giáo sư đã phê phán Hoài Thanh “phải trích lời Phạm Quỳnh (“Truyện Kiều còn, nước ta còn”), một nhân vật mà trước đây ông đã phê phán trên tờ Le Peuple” vào Thi nhân Việt Nam. Hay ở đây phải liên hệ tới câu “ranh ngôn” thường được người đời nhắc tới trong các trường hợp tương tự rằng “hãy làm như tôi nói, đừng làm như tôi làm”?!
II. Tiểu thuyết - loanh quanh chỉ có thế thôi ư?
1. Không giới thuyết và “đầu Ngô mình Sở”:
Trong Phần hai, GS Phan Cự Đệ dành 6 trang sách phân tích những hợp lý và bất hợp lý trong phân loại tiểu thuyết của Phạm Quỳnh, của Doãn Quốc Sỹ, của Võ Phiến, của các từ điển phương Tây, của thi pháp thể loại… và ông đi tới một phân loại của ông, gồm: “tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết sử thi, tiểu thuyết tâm lý. Ngoài bốn loại chính này, chúng ta cũng sẽ đề cập đến loại tiểu thuyết có cốt truyện phiêu lưu (trinh thám, tình báo), tiểu thuyết hoạt kê và một số loại tiểu thuyết khác” (tr.138). Điều có thể nhận ra ở đây là Giáo sư không hề giải thích tại sao ông lại lựa chọn lối phân loại đó, cũng như không giới thiệu cho người đọc được biết lối phân loại ấy có ưu điểm và hạn chế gì. Ở các chương bàn về từng loại tiểu thuyết, tình hình cũng như vậy, nghĩa là quan niệm của vô số tác giả khác về các loại tiểu thuyết vẫn được Giáo sư “trình chánh” một cách rất phong phú và rối rắm, riêng quan niệm của chủ thể nghiên cứu thì “mất tăm”. Và mạn phép được nói rằng cho dù có vị trí khá khiêm tốn trong lịch sử văn chương Việt
Đồng hành cùng loại hình học để tiếp cận đối tượng nghiên cứu, GS Phan Cự Đệ xây dựng một chuyên luận về tiểu thuyết “chạy dọc suốt thế kỷ”, trong cuộc maratông dũng mãnh và tự tin ấy ông đã làm được một việc “xuất sắc” trong nghiên cứu khoa học là không xác lập, không cụ thể hoá được các quy luật của quá trình phát triển của tiểu thuyết Việt Nam - một thể loại văn chương mà bất kỳ người nghiên cứu văn học nào có quan tâm cũng có thể nhận thấy về tư tưởng - nghệ thuật nó có những bước đi khá đặc thù. Trong Phần hai dành cho tiểu thuyết, Giáo sư say sưa phân tích về tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết phiêu lưu…, song từ phân loại, từ cách thức nghiên cứu của mình, Giáo sư lại không khái quát giúp người đọc nhận diện được những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Việt Nam trong thế kỷ XX, không chỉ về nội dung, về cốt truyện (những yếu tố Giáo sư hay bàn tới) mà còn về toàn bộ các yếu tố có liên quan tới sự phát triển của thể loại… Vì thế tôi muốn lưu ý bạn đọc chớ nên hy vọng nhiều ở chuyên luận này nếu muốn GS Phan Cự Đệ cung cấp “một tổng kết bước đầu về mặt lý luận” đối với tiến trình tiểu thuyết Việt Nam trong thế kỷ XX. Một tổng kết về mặt lý luận, dù là bước đầu, mà không phác họa được toàn cảnh và sự vật động của đối tượng nghiên cứu trong tính quá trình của nó, không rút ra được các kết luận tối giản và cần thiết về tư tưởng - nghệ thuật… thì có lẽ chỉ còn một cách duy nhất là liên tưởng tới câu thành ngữ “treo đầu dê bán thịt chó” mà thôi. Tuy nhiên khi “vận dụng” câu thành ngữ này, tôi vẫn an ủi mình rằng, giữa khát vọng và khả năng thực tế của con người bao giờ cũng có một khoảng cách nhất định!
2. Một thế kỷ “thiếu” vì sơ sài tư liệu:
Xin không bàn tới phân loại tiểu thuyết của GS Phan Cự Đệ, trước hết bởi trong công trình ông không giới thuyết phân loại của mình, sau đó vì phân loại tiểu thuyết vẫn là vấn đề còn để ngỏ. Và dù cũng có cách hiểu riêng về phân loại tiểu thuyết, tôi vẫn không trình bày ở đây, vì có thể đẩy bài phê bình vào tình huống “lạc đề”. Điều tôi muốn nói là ở Phần hai, dưới cái nhan đề hoành tráng - Tiểu thuyết Việt Nam thế kỷ XX, lại chỉ thấy GS Phan Cự Đệ điểm danh và phân tích quãng dăm bảy chục năm gì đó của tiểu thuyết Việt Nam, còn đa phần các tác phẩm có vai trò manh nha nền tiểu thuyết mới và những tiểu thuyết xuất hiện quãng 10 năm cuối cùng của thế kỷ thì ông rất ít chú ý, tuy vẫn điểm qua điểm lại như muốn tạo ấn tượng về một “trường” khảo sát được phủ sóng rộng rãi. Theo tôi hiện tượng này có thể giải thích từ hai khả năng: hoặc là theo “logich” của Giáo sư khi nhận xét về Thi nhân Việt Nam thì ông “không thích” nên không đề cập, hoặc là ông chỉ đọc tư liệu gốc… loáng thoáng. Thiển nghĩ, dù theo khả năng nào thì cũng rất đáng trách.
Hàng trăm cuốn tiểu thuyết đã được xuất bản trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, trong đó có nhiều cuốn tuy còn gây tranh cãi hoặc còn có những ý kiến đánh giá khác nhau nhưng ít nhiều đã ghi dấu ấn vào đời sống văn chương và bạn đọc trong từng thời đoạn nhất định, đã không được GS Phan Cự Đệ đề cập trong một chuyên luận mà tự thân tên gọi “tiểu thuyết Việt Nam thế kỷ XX” đã buộc ông phải đề cập. Qua một thống kê nho nhỏ, tôi thấy chỉ có vài ba cuốn xuất bản sau năm 1990 được Giáo sư quan tâm, đó là Hồ Quý Ly(Nguyễn Xuân Khánh), Thăng Long ký (NguyễnKhắc Phục), Thuỷ hoả đạo tặc (Hoàng Minh Tường), vài ba cuốn khác được Giáo sư nhắc đến như một liệt kê, kiểu như: Đêm yên tĩnh (Hữu Mai), Yêu tình (Hồ Phương). Hầu hết các tiểu thuyết gây dư luận, được độc giả bình thường quan tâm theo dõi, kể cả những cuốn đã nhận giải thưởng của Hội Nhà văn, đều nhất loạt bị bỏ qua. Ai lại thế? Nếu là bạn đọc bình thường, thì lại đi một nhẽ…!
Cho nên sau khi đọc xong chuyên luận về tiểu thuyết Việt Nam trong thế kỷ XX của GS Phan Cự Đệ, tôi mạn phép quả quyết đây chỉ là một “phóng chiếu”, thêm thắt của Giáo sư từ chút “bột” ông tích lũy được trong công trình Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Vốn liếng từ công trình này đã có thể giúp Giáo sư phân tích tiểu thuyết Việt Nam từ Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách đến Khách ở quê ra của Nguyễn Minh Châu, Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng, Thời xa vắng của Lê Lựu, Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, và lớt phớt đáo qua Thuỷ hoạ đạo tặc của Hoàng Minh Tường, giúp công trình nghiên cứu của ông có dáng vẻ cập nhật. Nhưng vốn liếng ấy đã không giúp được gì nhiều khi Giáo sư phải đối mặt với Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Bến không chồng (Dương Hướng), Phố (Chu Lai), Lạc rừng (Trung Trung Đỉnh), Trong vùng Tam giác sắt (Nam Hà)… rồi Lão Khổ (Tạ Duy Anh), Vụ áp phe Đông Dương, Đêm thánh nhân (Nguyễn Đình Chính), Người đi vắng (Nguyễn Bình Phương), Cơ hội của Chúa (Nguyễn Việt Hà)… Và khi ngay cả các tiểu thuyết xuất bản trước những năm 90 của thế kỷ XX như Phá vây (Phù Thăng), Trên mảnh đất này (Hoàng Văn Bổn), Thung lũng Cô Tan (Lê Phương), Tiểu đoàn trong vòng vây (Triệu Bôn), Sao đen (Triệu Huấn), Ván bài lật ngửa(Nguyễn Trường Thiên Lý), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Trong cơn gió lốc (Khuất Quang Thụy), Những mảnh đời đen trắng (Nguyễn Quang Lập)… cũng hoàn toàn vắng mặt thì tôi nghĩ thủ pháp của Giáo sư trong trường hợp này là… “lờ tịt”, coi như không có chúng trên đời! Vì lẽ đó, từ góc nhìn của câu thành ngữ phương Tây “hũ nào vang ấy” và để bảo đảm sự chính danh, tôi đề nghị nhan đề Phần hai của công trình nên được đổi thành Tiểu thuyết Việt Nam thế kỷ XX-“thiếu”!
3. Và mấy câu hỏi đặt ra:
Từ sự thiếu vắng các tiểu thuyết đã liệt kê trên đây, tôi băn khoăn với những câu hỏi (có thể hiểu một cách “mờ - nhoè”, theo logich hình thức hoặc theo logich biện chứng!) như: Phải chăng bởi chúng không nằm trong phạm vi tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết lịch sử và cũng chẳng liên quan gì đến tiểu thuyết sử thi, tiểu thuyết phiêu lưu… nên GS Phan Cự Đệ đã không quan tâm? Phải chăng các tiểu thuyết đó không chứa đựng những phẩm chất khả dĩ được coi là “thành tựu” như khi Giáo sư khảo sát “tiểu thuyết hiện sinh chủ nghĩa” nên ông không bàn tới? Phải chăng lựa chọn phân loại tiểu thuyết từ loại hình học chính là một thủ pháp ngõ hầu giúp GS Phan Cự Đệ lẩn tránh những tác phẩm văn chương mà ông chưa (không?) có điều kiện khảo sát? Các câu hỏi này có thể là yêu cầu quá cao và thiếu khách quan với một “nhà lý luận nghệ thuật bất đắc dĩ” như Hoài Thanh đối với Thi nhân Việt Nam, nhưng trong nghiên cứu khoa học ở đầu thế kỷ XXI này, chúng lại là một yêu cầu không thể bác bỏ đối với một nhà nghiên cứu như GS Phan Cự Đệ. Hy vọng Giáo sư sẽ giải thích sự bất cập, đặng tháo gỡ các tồn nghi có thể xảy đến với công trình.
III. Truyện ngắn - thói quen cũ, nội dung cũ trong một công trình mới!
1. Về miếng võ “thuận tay bắt dê”:
Truyện ngắn Việt Nam thế kỷ XX là nhan đề Phần ba do nhà phê bình văn học Bùi Việt Thắng thực hiện, trong đó ở chương I - Truyện ngắn Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, ông Bùi Việt Thắng dành 10 trang để “lập thuyết” qua việc nhắc lại các luận điểm từng được chính ông trình tấu trong cuốn Bình luận truyện ngắn (NXB Văn học, H.1999) và tiểu luận Truyện ngắn hôm nay (Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 1.2004). Tương tự như Giáo sư chủ biên, Bùi Việt Thắng cũng không giới thuyết khái niệm “truyện ngắn” là gì, rồi bằng miếng võ “thuận tay bắt dê” ông “khẳng định lại một lần nữa (âu cũng là một thái độ tranh luận)” (tr.262) với những ý kiến đã bác bỏ quan niệm về nguồn gốc truyện ngắn Việt Nam của ông.
Thật ra, tuy không coi Bùi Việt Thắng đã lợi dụng một công trình nghiên cứu khoa học (chứ không phải bài báo khoa học) để biện hộ cho luận điểm của mình, tôi vẫn thấy có điều gì đó bất thường khi trong một cuốn sách được xếp hạng “sách tham khảo đặc biệt” (tr.6) lại chuyển tải một ý kiến rất tuỳ tiện, không được giới nghiên cứu đồng thuận về lịch sử truyện ngắn Việt Nam. Sau khi bị phê phán, trong công trình này ông lặng lẽ giảm tông để dịch chuyển từ quan niệm: đến Truyền kỳ mạn lục truyện ngắn Việt
“Chúng tôi thuộc vào số người (khá đông đảo), cho rằng truyện ngắn dân tộc có gốc rễ sâu xa từ trong văn học trung đại Việt
“Chúng tôi tán thành quan điểm của nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Đăng Na: “Đặc điểm của giai đoạn này - XV và VVI - là tự sự văn xuôi đã thoát khỏi mối ràng buộc của văn học dân gian và văn học chức năng, tự sáng tạo ra truyện mới vừa mang đậm sắc thái dân tộc, vừa phản ánh được hiện thực đương thời. Thành tựu nổi bật của thời kỳ này phải kể đến hai tác phẩm, một của Lê Thánh Tông (1442 - 1497) do người đời sau sưu tầm: Thánh tông di thảo, một của Nguyễn Dữ - tác phẩm được mệnh danh là “thiên cổ kỳ bút”: Truyền kỳ mạn lục” (tr.251 - 252)
“Đồng quan điểm với Nguyễn Đăng Na, Bùi Duy Tân cũng đồng lòng xác định: “Còn Truyền kỳ mạn lục thì lại không chỉ là truyện ký lịch sử, mặc dầu tác phẩm có nhân vật và sự kiện ít nhiều có liên quan tới lịch sử. Truyền kỳ mạn lục lại cũng không phải tập truyện đơn thuần ghi chép sự tích có sẵn, mặc dầu hầu hết cốt truyện đã hình thành từ lâu. Truyền kỳ mạn lục cũng như Thánh tông di thảo là một tập truyện phóng tác, phần tưởng tượng, sáng tạo, hư cấu của tác giả rất đáng kể. Tác phẩm là cái mốc đánh dấu bước phát triển quan trọng của thể loại tự sự trong văn học” (tr.252).
“Theo sưu tầm chú giải của soạn giả Nguyễn Đăng Na trong sách Văn xuôi tự Việt Nam thời trung đại, tập một: truyện ngắn, thì truyện ngắn Việt Nam có thành tựu và xuyên suốt từ Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên (cuối thế kỷ XIII - đầu thế kỷ XIV) kéo mãi cho đến Mẫn Hiên thuyết loại của Cao Bá Quát (đầu thế kỷ XIX đến năm 1854)” (tr.258).
Cứ tin theo Bùi Việt Thắng thì xem ra số lượng tác giả đồng quan niệm với ông về xuất xứ của truyện ngắn Việt
- Thứ nhất: Bùi tiên sinh đã đánh đồng khái niệm “tự sự văn xuôi” trong ý kiến của Nguyễn Đăng Na, khái niệm “thể loại tự sự trong trong văn học” trong ý kiến của Bùi Duy Tân với khái niệm “truyện ngắn”!
- Thứ hai: Trong khi dẫn lại các ý kiến có lợi cho mình, Bùi tiên sinh làm như không biết tới một ý kiến khác, khá cẩn trọng và đúng đắn, của Nguyễn Đăng Na cũng trong cuốn sách mà Tiên sinh đã dựa dẫm vào, xin dẫn lại: “Dĩ nhiên, cách phân loại nào cũng có tính tương đối của nó. Với văn xuôi tự sự Việt Nam, việc chia thành ba thể loại này (truyện ngắn, tiểu thuyết chương hồi và ký - NH) lại càng mang ý nghĩa tương đối, bởi tính thể loại của chúng rất không rõ ràng” (Nguyễn Đăng Na, Văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại, tập 1 - tái bản lần thứ hai, NXB Giáo dục, H.2001, tr.15).Không rõ PGS TS Nguyễn Đăng Na sẽ nghĩ sao khi biết Bùi tiên sinh đã xuyên tạc ý kiến của ông như thế?
2. Tín đồ narcissisme và câu chuyện “bổn cũ soạn lại”:
Trước đây đọc một vài ý kiến của Bùi Việt Thắng, tôi đã mơ hồ nhận thấy ông là một tín đồ narcissisme. Tới lần này, tôi đã có thể quả quyết ông đích thị là một con người luôn tìm thấy cảm hứng trong việc “tự khen mình”. Dù đã có vài lần biểu diễn hài kịch trước công chúng như tự quảng bá trên tạp chí Văn hoá Văn nghệ Công an rằng “cuốn Bình luận truyện ngắn của Bùi Việt Thắng đã bổ sung thêm vào mảng sách phê bình văn chương một lối viết kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực tiễn vừa bao quát được các vấn đề thể loại vừa phác vẽ diện mạo truyện ngắn đương đại”, rồi trên tạp chí Nghiên cứu Văn học lại khoe đã có ba mươi năm đeo bám truyện ngắn Việt Nam… mà Bùi Việt Thắng như vẫn thấy chưa đủ, trong cuốn sách này ông tiếp tục lăng-xê bản thân qua một đoạn văn hào sảng và tự tin:
“Chúng tôi đã dành nhiều công sức nghiên cứu truyện ngắn: Bình luận truyện ngắn (1999) và Truyện ngắn - Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại (2000), tập trung xác định rõ nguồn gốc truyện ngắn dân tộc, nêu rõ những vấn đề thi pháp hiện đại và cập nhật tình hình sáng tác, dừng lại phân tích khá kỹ (lại khá kỹ! - NH) một số hiện tượng đáng chú ý như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp” (tr.353).
Thưa Bùi tiên sinh, xin đừng mập mờ qua mấy từ “nhiều công sức” và kỹ xảo marketing hai cuốn sách để “loè” những người chưa tiếp xúc với “trước tác” của ông. Xin phép được nhận xét rằng hai cuốn sách đó chỉ là tập hợp những bài viết hầu như không một tiếng vang, và để tương xứng với cái “bệ thẩm mỹ của công chúng” (chữ của Nguyễn Huy Thiệp - NH) Bùi tiên sinh đã “độn” vào đó hàng trăm trang tư liệu do ông “sưu tầm” từ… sưu tầm của người khác. Vậy nhưng ông lại không quan tâm đến câu chuyện bản quyền, vẫn thản nhiên “trương” cái tên Bùi Việt Thắng ra bìa một một cách kiêu hãnh (!). Trường hợp này, với một người tự trọng và biết tôn trọng người khác, người ta sẽ ghi “Bùi Việt Thắng và nhiều tác giả”. “Hữu xạ tự nhiên hương”, dường như câu thành ngữ ấy không có mặt trong hành trang tinh thần của Bùi Việt Thắng? Lại nữa, thưa Bùi tiên sinh, cái gọi là “đã dành nhiều công sức” bằng cách đi sưu tầm ý kiến của người khác như ông tự thẩm định, với những người làm văn học nghiêm cách, họ chỉ cần tra cứu trong thư viện ít ngày là giải quyết xong xuôi. Vậy hà cớ gì phải kể lể trong một công trình khoa học, nơi người ta không ký hợp đồng cho việc tự marketing? Và xin được “bình tán” theo lối trữ tình ngoại đề rằng không biết có “hẹn” và có “gặp” hay không mà Bùi tiên sinh cùng Giáo sư chủ biên đều “khoe” trong sách này sách kia mình đều viết “khá kỹ”!
Đọc Bùi Việt Thắng, tôi còn nhận ra dường như ông chưa được chuẩn bị cẩn trọng về năng lực và tâm thế của người nghiên cứu khoa học. Trong một số trường hợp, đối với Bùi Việt Thắng, nghiên cứu khoa học chỉ là “chiếc áo” mà ông muốn “khoác” lên những sản phẩm tư biện do ông sáng chế ra (như về nguồn gốc truyện ngắn Việt Nam chẳng hạn). Một trong những biểu thị của tình trạng chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng của Bùi Việt Thắng là cái lối trích dẫn phiếm chỉ, như trong Truyện ngắn Việt Nam thế kỷ XX, ông viết:
“Đã có người nói chí lý rằng: “Không phải là nhà chép sử mà là nhà văn mới là người chép lại lịch sử cuộc đời”” (tr.314),
“Nhưng người ta nói Nguyễn Du còn hiện đại hơn các nhà văn hiện đại chủ nghĩa, và mới hơn cả các nhà thơ mới?!” (tr.259),
“Một nhà văn trước năm 1945 sống trong “tháp ngà” của mình hôm nay: “Tôi chỉ biết rằng cái tiếng chào của du kích đưa nhau sang đò một đêm này còn vang hưởng đến tận mãi tương lai đời tôi nữa kia”…” (tr.315)
“Chúng tôi đồng ý với nhận định sau đây của một nhà nghiên cứu…” (tr.351) và ai đó muốn biết nhà nghiên cứu nào đã đưa ra nhận định thì… phải tra cứu trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp!...
Rồi trong các “công trình nghiên cứu”, Bùi Việt Thắng còn có một tập tính hồn nhiên khác là ông tập hợp ý kiến của đồng nghiệp nhiều đến mức không thể nắm bắt được ý kiến của ông trong trường hợp đó là gì. Bạn đọc có thể kiểm chứng điều này nếu tiếp cận với chương VI có tên gọi Một số vấn đề thi pháp truyện ngắn hiện đại Việt Nam, vô số ý kiến đã được dẫn lại trong 19 trang sách và trong đó chủ yếu dẫn lại từ hai cuốn Sổ tay truyện ngắn (Vương Trí Nhàn) và Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký (Tạ Duy Anh chủ biên).
3. Nghiên cứu mà như… không nghiên cứu!
Đọc phần Truyện ngắn Việt
Và đến nhận định sau đây thì tôi chỉ biết buồn thay cho Bùi Việt Thắng, ông viết:
“Là nhà văn lãng mạn viết truyện ngắn, Nhất Linh không chú mục xây dựng các tình huống truyện căng thẳng, nhiều kịch tính hay quan tâm đến những cốt truyện điển hình, các chi tiết sắc nét. Ông dường như chỉ quan tâm đến tâm lý bên trong khá tinh vi của con người mà không phải ai cũng nắm bắt được” (tr.271).
Vì một lẽ đơn giản rằng, từ sự “không chú mục xây dựng các tình huống truyện căng thẳng, nhiều kịch tính hay quan tâm đến những cốt truyện điển hình, các chi tiết sắc nét. Ông dường như chỉ quan tâm đến tâm lý bên trong khá tinh vi của con người…” kết hợp với những yếu tố khác trong sự nghiệp sáng tác của Nhất Linh mà Nhất Linh được xác định là một “nhà văn lãng mạn”, chứ đâu phải vì là nhà văn lãng mạn nên Nhất Linh mới “không chú mục xây dựng các tình huống truyện căng thẳng, nhiều kịch tính hay quan tâm đến những cốt truyện điển hình, các chi tiết sắc nét. Ông dường như chỉ quan tâm đến tâm lý bên trong khá tinh vi của con người…”. Để định tính phương pháp sáng tác của một tác giả phải xuất phát trước hết từ sáng tác của họ, chứ đâu phải xem họ thuộc trào lưu, trường phái, chủ nghĩa nào rồi suy ra họ sẽ viết như thế này hoặc như thế kia. Cứ theo cái lối viết như vậy thì sẽ là khôi hài nếu nói vì là nhà văn hiện thực phê phán nên Nguyễn Công Hoan viết Cô giáo Minh! Rất nhiều nhận xét có nội dung tương tự như thế đã được Bùi Việt Thắng trình bày, xin không dẫn lại vì lo ngại bạn đọc sẽ không còn tin tưởng vào công trình của Bùi Việt Thắng, chỉ xin dừng lại ở một vài “bắt lỗi” mang tính hu-mua:
- Bùi Việt Thắng cho rằng: “Tác phẩm của Nguyễn Dữ được viết bằng lối văn tổng hợp (kết hợp tản văn, vận văn và biền văn)” (tr.255). Than ôi, bất cứ ai đã nghiên cứu văn xuôi Việt Nam trung đại đều biết văn xuôi ấy được viết bằng lối văn nguyên hợp - ngay từ đầu đã hàm chứa các yếu tố riêng rẽ, có lẽ chỉ riêng Bùi tiên sinh coi đó là lối văn tổng hợp mà thôi!
- Ở trang 259, Bùi Việt Thắng Viết: “Từ truyền thống sang hiện đại, các nhà nghiên cứu vẫn thường đưa ra những tiêu chí quan trọng như: sự biến đổi quan điểm sáng tác từ “văn dĩ tải đạo” đến “văn là đời”; là sự trợ giúp đắc lực của chữ viết (từ Hán văn, chữ Nôm đến quốc ngữ); là vai trò của “tân văn” (báo chí); là sự tiếp xúc Đông - Tây (giao lưu văn hoá)”. Đoạn văn này chứa đựng một số lỗi chứng minh lối nghiên cứu hời hợt của tác giả. Vì chí ít cũng cần xác định chính sự “tiếp xúc Đông - Tây” là khởi nguồn, giữ vai trò hết sức quan trọng nhất đối với sự ra đời của quan điểm sáng tác, của quốc ngữ, của báo chí…, hiển nhiên không thể coi “tiếp xúc Đông - Tây” có vị trí đồng đẳng với các yếu tố còn lại. Và “tân văn” với lời giải thích là “báo chí”, đã cho thấy Bùi Việt Thắng không có ý niệm chính xác về quan hệ giữa “tân văn” với báo chí trong bối cảnh Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, vì thế ông mới coi “tân văn” chính là “báo chí”!...
4. Vẫn là chuyện về “một thế kỷ thiếu”:
Không rõ đã có một sự thống nhất nào đó giữa Giáo sư chủ biên với tác giả Bùi Việt Thắng hay không, mà trong công trình, các ông đều “lờ lớ lơ” quá nhiều tác phẩm - tác giả văn chương Việt Nam ở thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX.
Quả thật nếu tôi vẫn còn có chút phân vân khi thấy trong giai đoạn 1945 - 1975, Bùi Việt Thắng xác định Vũ Thị Thường là một trong các tác giả truyện ngắn tiêu biểu sánh cùng Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Nguyễn Thành Long, Đỗ Chu, Nguyễn Khải, thì đến giai đoạn 1975 - 2000 tôi còn phân vân hơn, vì theo Bùi Việt Thắng các tác giả truyện ngắn tiêu biểu cho giai đoạn này chỉ có Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp. Ông cũng có liệt kê tác phẩm của các tác giả từ Nguyễn Khải, Xuân Thiều, Ma Văn Kháng… đến Bảo Ninh, Nguyễn Bản, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Võ Thị Hảo,… song sẽ là bất thường nếu cho rằng: “truyện ngắn dân tộc 1975 - 2000 có được thành tựu trước hết là nhờ vào sự bổ sung kịp thời đội ngũ nhiều thế hệ bén duyên với truyện ngắn” (tr.337) mà ngoài các tác giả kể trên lại thấy có cả Như Bình, Huỳnh Thạch Thảo (những tác giả tôi không xem thường nhưng nếu đã chọn để ghi danh họ vào lịch sử truyện ngắn Việt Nam cuối thế kỷ XX thì tôi “hơi bị phản cảm”). Trong khi đó công trình của Bùi tiên sinh lại hoàn toàn vắng bóng những tác giả truyện ngắn khác như Hoà Vang, Bão Vũ, Phạm Hoa, Hồng Nhu, Đức Ban, Nguyễn Đức Thọ, Sương Nguyệt Minh, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Minh Thư, Hồ Anh Thái, Phan Triều Hải, Quế Hương… Tình trạng này buộc tôi đặt ra hai câu hỏi: Phải chăng Bùi Việt Thắng có tiêu chí riêng để “đong đo” truyện ngắn? Phải chăng Bùi Việt Thắng không có khả năng bao quát một cách cập nhật và toàn diện đối với truyện ngắn Việt
Cuối cùng, để kết thúc phần này, tôi tiếp tục đề nghị nên thay đổi nhan đề phần truyện ngắn Việt Nam thế kỷ XX của công trình Văn học Việt Nam thế kỷ XX thành Truyện ngắn Việt Nam thế kỷ XX-“thiếu”!
█IV. Lý luận, phê bình - sản phẩm của một nhà nghiên cứu chuyên nghiệp
1. Một thành công giữa ngổn ngang, dang dở:
Nếu coi các nghiên cứu về tiểu thuyết, về truyện ngắn, về thơ… của công trình Văn học Việt Nam thế kỷ XX là những sản phẩm còn ngổn ngang, dang dở thì cũng cần khẳng định Phần bảy với nhan đề Lý luận, phê bình Việt Nam thế kỷ XX do GS Trần Đình Sử tiến hành là có thành công nhất định, hầu như là phần viết hiếm hoi mà tôi đọc với những hứng thú thực sự. GS Trần Đình Sử không phân tích “vấn đề dưới ánh sáng của loại hình học, thi pháp học, phong cách học” như quảng bá của Lời giới thiệu (tr.7), ông sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội - lịch sử thông thường (trong khi điều đáng ngạc nhiên là chính ông, chứ không phải ai khác, được giới nghiên cứu văn học coi là người có công hơn cả trong vài chục năm vừa qua đã mang lại ít nhiều cái mới trong việc vận dụng những thành tựu nghiên cứu văn học châu Âu vào nghiên cứu văn học Việt Nam) và ông đưa tới một sản phẩm mà nếu thấu triệt hơn về nguyên tắc nghiên cứu, nếu bổ sung một số nội dung và tài liệu cần thiết, nếu điều chỉnh một vài nhược điểm không đáng có… thì 136 trang sách của GS Trần Đình Sử hoàn toàn có thể sinh tồn như một công trình về lịch sử lý luận, phê bình văn học độc lập và ích dụng.
Ngoài chương I Mở đầu với các nội dung: Khái niệm về lý luận và phê bình văn học (tr.161), bối cảnh xã hội, lịch sử của một thế kỷ lý luận, phê bình văn học Việt Nam (tr.667), về phân kỳ tiến trình lý luận, phê bình văn học Việt Nam (tr.674), về phương pháp nghiên cứu lịch sử lý luận, phê bình văn học (tr.675), bốn chương còn lại của Phần bảy có nội dung nghiên cứu tương ứng với các giai đoạn 1900 - 1932, 1932 - 1945, 1945 - 1985, 1986 - 2000. Tôi ủng hộ Giáo sư khi ông coi 1945 - 1985 là một giai đoạn của lịch sử lý luận, phê bình văn học Việt Nam, bởi giai đoạn này có những nội dung xuyên suốt của nó và dẫu tác giả không cho biết lý do tại sao ông kết thúc giai đoạn đầu tiên vào năm 1932, kẻ viết bài này vẫn đồ rằng ông dựa trên mốc thời gian 1932, vốn được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là thời điểm ra đời của văn học Việt Nam hiện đại (?).
Nhất quán theo cách đặt vấn đề:
“Ở vào thời điểm đổi mới như hôm nay, độ lùi thời gian đã cho phép ta bớt được nhiều rào đón, nghi thức để nhìn vào các sự thật. Thời gian đã di chuyển tầm nhìn, cho ta nhìn rõ những gì hôm qua chưa rõ” (tr.676),
“khi nghiên cứu lý luận, phê bình cũng cần tách biệt nó khỏi sáng tác để nhìn nhận và đánh giá theo các tiêu chuẩn khoa học của chuyên ngành lý luận, phê bình văn học. Cũng như vậy, cần có sự phân biệt giữa lý luận, phê bình văn học với đường lối văn nghệ của Đảng, bởi các vấn đề của lý luận, phê bình không đồng nhất với các vấn đề của đường lối văn nghệ” (tr.676)
“Tiêu chuẩn để đánh giá các thành tựu lý luận, phê bình chủ yếu là giá trị đối với sự phát triển, tiến bộ của văn học dân tộc, đối với việc đánh giá các giá trị văn học và đối với sự phát triển của bản thân lý luận, phê bình văn học cũng như nâng cao trình độ văn hoá, văn học của người đọc nói chung” (tr.676)…
GS Trần Đình Sử đã phác họa, tổng kết khá đầy đủ bức tranh lý luận, phê bình văn học của từng giai đoạn cụ thể, với diện mạo riêng, đặc điểm riêng, thành tựu riêng và xác lập hệ thống tên tuổi tác giả chuyên ngành trong tương quan với vị trí, công việc họ đã thực hiện. Với các tác giả lý luận, phê bình văn học ở miền Nam trước đây, ở hải ngoại hiện nay, GS Trần Đình Sử cũng nỗ lực để rõ ràng, sòng phẳng khi ông chỉ đề cập đến họ mà không trực tiếp nghiên cứu vì: “Do chưa có đủ tư liệu, chúng tôi chưa giới thiệu về họ” (tr.795), Ông có những nhận xét, kiến giải - tuy có thể còn gây tranh cãi, nhưng trung thực, nhất là đối với những sự kiện - con người “khó nói” (thậm chí rất khó nói) thuộc về lý luận, phê bình trong một thế kỷ qua. Như:
Với GS Vũ Đức Phúc: “… Chuyên luận Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt
Với GS Hoàng Trinh : “… Ông thể hiện một hướng nghiên cứu văn học liên ngành với ngôn ngữ học. Tuy vận dụng quan niệm và phương pháp mới vào nghiên cứu thơ, tục ngữ, ca dao… song kết quả mang lại chưa được tương xứng” (tr.751)
Về GS Phong Lê: “… Phong Lê nghiên cứu văn học chủ yếu theo các phạm trù đề tài, hình tượng nhân vật, cá tính sáng tạo và đổi mới cách nhìn chủ yếu cũng trong phạm vi đó. Ngòi bút ông nồng nhiệt, xông xáo, có tầm bao quát rộng nhưng càng về sau càng thấy có sự trùng lặp trên nhiều trang viết” (tr.794)
“Một số vấn đề thuộc quá khứ như vụ “Nhân văn Giai phẩm”, một số hiện tượng văn học bị lên án trước đây nay cần có thái độ nhìn nhận lại như thế nào cho chính thức, chưa có ý kiến dứt khoát” (tr.779)…
Tuy nhiên, ngoài việc chưa nhất trí với Giáo sư khi giới thiệu tác giả Đỗ Lai Thuý, ông vẫn đề cập tới Con mắt thơ - một cuốn sách ít nhiều bị tai tiếng là “đạo văn”, người viết bài này vẫn mạo muội xin được thưa với GS Trần Đình Sử, có thể trong khi quá nhấn mạnh vấn đề “cần có sự phân biệt giữa lý luận, phê bình văn học với đường lối văn nghệ của Đảng” mà khi nghiên cứu lý luận, phê bình văn học Việt Nam trước năm 1945, Giáo sư đã chưa quan tâm tới cuộc tranh luận “duy tâm” - “duy vật”, phải chăng ở đây lại rơi vào một sự đơn giản hóa khác? Theo thiển ý của kẻ viết bài này, cuộc tranh luận đó có vai trò như sự khai mở về triết học và khi đặt nó trong tương quan với các cuộc tranh luận “nghệ thuật vị nghệ thuật” - “nghệ thuật vị nhân sinh”, cuộc tranh luận về Thơ mới, về Kép Tư Bền, có thể nhận ra mối quan hệ triết học - mỹ học - văn học không kém phần ý nghĩa đối với nhận thức lý luận, phê bình văn học Việt Nam thuở còn trứng nước. Nói cách khác, các mối quan hệ kể trên phải chăng lại không thể hiện quan hệ hữu cơ: phương pháp luận - phương pháp - hệ thống tri thức của một bộ môn khoa học cụ thể?
2. Và vài điều muốn nói…:
Tuy vẫn rất trọng thị GS Trần Đình Sử, dưới đây, tôi vẫn không đừng được thêm vài điều muốn nói.
2.1 “Sân chơi của một chàng Narciss”:
Nhìn chung khi tiếp xúc với một hiện tượng xã hội - văn hoá (trong đó có văn chương - văn học), thường thì người ta dễ bỏ qua nếu nó chỉ xuất hiện một lần, và người ta sẽ lưu tâm nếu thấy nó xuất hiện nhiều lần. Với công trình Văn học Việt Nam thế kỷ XX, do tần số xuất hiện hơi bị nhiều của “thói tự khen mình” tôi lại ngỡ công trình được nghiên cứu dưới ánh sáng của narcissisme(!). Thấy GS Phan Cự Đệ quảng bá công trình của ông tôi đã ngại ngùng thay; thấy Bùi Việt Thắng khoe khoang đã “dành nhiều công sức nghiên cứu truyện ngắn” tôi lại không ngạc nhiên vì ông vốn thế (!); cả đến phần Lý luận, phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX do GS Trần Đình Sử tiến hành tôi vẫn không hết kinh hoàng, vì vẫn được tiếp xúc với một “chàng Narciss” thực thụ. Hãy xem GS Trần Đình Sử đã ghi danh ông vào lịch sử lý luận, phê bình văn học ở Việt
“Thi pháp học của M.Bakhtin và Đ.Likhachốp được dịch, in rônêô để tham khảo trước đây nay thực sự khởi đầu bằng một số công trình của Trần Đình Sử như Thời gian nghệ thuật trong “Truyện Kiều” (1981), Cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Du (1982), Thi pháp thơ Tố Hữu (1987) được tiếp nhận phổ biến, có ảnh hưởng đối với các nhà nghiên cứu trẻ ở các trường đại học và viện nghiên cứu” (tr.786)
“Trần Đình Sử (1940) xuất hiện muộn nhưng đã gây được chú ý cho giới nghiên cứu văn học bằng các công trình nghiên cứu thi pháp từ năm 1981… Ông đưa vào nghiên cứu văn học Việt
Đánh giá về thành tích của bản thân mà được như những dòng trên đây của GS Trần Đình Sử quả là rất tự tin, đầy tinh thần quả cảm, đạt tới trình độ “thượng thừa” của khả năng… không biết thế nào là “ngượng bút” và gợi lên trong tôi cảm giác ông muốn biến công trình thành “sân chơi của một chàng Narciss”. Và xin “bình tán” thêm - cũng theo lối trữ tình ngoại đề, dù thành tích “mang” thi pháp học về Việt Nam và “ảnh hưởng” của GS Trần Đình Sử đối với các nhà nghiên cứu trẻ ở các trường đại học và viện nghiên cứu như ông tự nhận đã “rộng rãi” đến thế nào đi chăng nữa, nhưng đọc hàng tá luận văn, luận án văn học dưới ảnh hưởng của “hội chứng thi pháp học” nên tràn đầy những quan niệm “nghệ thuật về con người”, “không gian nghệ thuật”, “thời gian nghệ thuật” với những mô thức còn khá đơn điệu và rập khuôn… tôi chợt lại thấy dường như thi pháp học do GS TS Trần Đình Sử “mang về” chưa thật sự hoàn chỉnh. Nhất là sau khi đã đọc cuốn sách Cấu trúc văn bản nghệ thuật của IU.M.Lotman (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H.2004) thì nỗi e ngại của tôi càng lớn hơn. Hoá ra trong thi pháp học còn có những bộ phận lý thuyết với những khái niệm xem chừng quan trọng không kém (nếu theo nhận thức cá nhân tôi thì còn quan trọng hơn!) mấy khái niệm “không gian nghệ thuật”, “thời gian nghệ thuật”… ghê gớm kia. Là một người luôn đọc và theo dõi đời sống văn chương - văn học những năm gần đây, tôi nhận thấy giá trị thật của những công trình được chế tạo dưới “ảnh hưởng” của GS Trần Đình Sử còn nặng màu trường ốc, và vì thế, chưa có tính năng sản. Trong trường hợp này, để hy vọng mình được coi là người cầu thị, tôi xin tự nhận chưa có khả năng tiếp cận triển vọng nghiên cứu sự vận động và quy luật phát triển hình thức trong văn học Việt Nam đã được GS Trần Đình Sử “mở ra”. Biết làm sao được!
2.2. Giới thuyết bằng lối…nói “theo…”!
Nếu có điều kiện đọc các tiểu luận có liên quan tới lý luận, nghiên cứu, phê bình văn học của GS TS Trần Đình Sử công bố trong thời gian gần đây (như Mấy vấn đề lý luận về phê bình văn học - Nghiên cứu Văn học số 7.2004, Bản chất xã hội, thẩm mỹ của ngôn từ văn học - Nghiên cứu Văn học số 12.2004), người ta dễ nhận thấy phong cách đáng yêu của một nhà khoa học “có ảnh hưởng rộng rãi trong nghiên cứu văn học những năm 90 thế kỷ XX” là khi trình bày một luận điểm, ông thường trích dẫn ý kiến tương tự của một “ông tây, bà đầm” hay chí ít cũng là một “bác tàu”. Nên đọc ông, bên cạnh việc phải thừa nhận Giáo sư rất uyên bác, đọc nhiều, biết nhiều… thì một kẻ hay tò mò như tôi vẫn cứ thấy “lăn tăn”, hoặc vì không rõ luận điểm ông trình bày là kết quả của nghiên cứu độc lập hay được “gợi tứ” từ luận điểm của người khác, hoặc vì Giáo sư không đủ tự tin khi trình bày luận điểm nên ông cần có “vật bảo đảm” đi kèm, hoặc nữa là vì ông muốn chứng tỏ khả năng “thuộc bài”? “Niềm lăn tăn” ấy tiếp tục xuất hiện khi tôi đọc phần Khái niệm về lý luận và phê bình văn học (Chương I, Phần bảy).
Như đã nhận xét ở phần trên, trong công trình Văn học Việt
Và trong phần Khái niệm về lý luận và phê bình văn học, GS TS Trần Đình Sử tiếp tục phong cách đáng yêu:
- Bác bỏ quan niệm coi “phê bình văn học là thứ ăn theo sáng tác”, ông dẫn lại cuốn sách của Northerop Frye và ý kiến của M. Bakhtin (tr.661).
- Đề cập tới phạm vi của phê bình văn học, ông dẫn lại và phân tích theo quan niệm của Albert Thibaudet (tr.662).
- Lý giải tại sao công trình của mình “tập trung chú ý nhiều hơn vào khu vực chuyên nghiệp”, ông cho rằng vì “Phần lớn các công trình nghiên cứu lịch sử phê bình như của R.Wellek (Lịch sử phê bình văn học cận đại) của J-Y.Tadié (Phê bình văn học thế kỷ XX) đều làm như vậy” (tr.664).
- Về vấn đề “tư duy có tính thẩm mỹ” của phê bình, ông dẫn lại K.Marx (tr.665).
- Về vai trò của yếu tố trực cảm trong phê bình, ông dẫn lại M.Goócki (tr.666).
- Về tình trạng phê bình văn học “có rất nhiều phương pháp khác nhau hết sức phức tạp và đa dạng”, ông phân tích từ mô hình của M.H.Abrams (tr.667)…
Nghĩa là đọc toàn bộ những luận điểm được trình bày trong 7 trang sách, tôi thật sự không phân biệt nổi đâu là luận điểm của chính GS Trần Đình Sử và đâu là của những tác giả được ông dẫn ra. Đành tự răn mình nên bớt chút thời gian của một kẻ làm “phê bình của người đọc” để học hỏi, trau dồi, trang bị thêm tri thức và phương pháp… thì may ra mới có khả năng giải mã trình độ nghiên cứu của một nhà phê bình chuyên nghiệp!
2.3. Loay hoay giữa sự bùng nhùng:
Mở đầu trang 661, GS Trần Đình Sử viết: “Phê bình, lý luận, nghiên cứu văn học là bộ phận của nền văn học phát triển. Có văn học thì có phê bình. Muốn phê bình có cơ sở chắc chắn thì cần nghiên cứu lý luận văn học, muốn có tầm nhìn phê bình sâu rộng phải phát triển lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn các chuyên luận, các công trình văn học sử. Văn học các dân tộc phát triển tới một mức nào đó mới có được nền phê bình với các hình thái phê bình tương tự”. Giáo sư đã cố gắng chính xác hóa, nhưng theo tôi dù có khu biệt trong mấy từ “nền văn học phát triển”, thì nó cũng chỉ chính xác từ một thời đoạn xã hội - lịch sử nào đó trở đi chứ không thể chính xác trong mọi thời đoạn xã hội - lịch sử (như không thể coi văn chương Lý - Trần là phát triển so với hôm nay, nhưng nó lại là sự phát triển trong thời đại của nó). Bởi lẽ, do lý luận là hệ thống những tư tưởng được khái quát từ thực tiễn, có tác dụng chỉ đạo thực tiễn, cụ thể hơn là những kiến thức được khái quát và hệ thống hoá từ một lĩnh vực nào đó, nên lý luận và phê bình văn học theo đúng nghĩa chúng ta hiểu hôm nay trước hết là sản phẩm của tư duy phân tích, sau đó là chỉ xuất hiện tương ứng với một trình độ nhất định của sự phát triển khoa học. Vì thế phải tới một thời kỳ lịch sử nhất định, với một trình độ tư duy nhất định, với những phương tiện vật chất của xã hội nhất định (như sự xuất hiện của ngành in và sau đó là báo chí...)… thì lý luận, phê bình văn học với tư cách là kiểu loại hoạt động khoa học mới ra đời. Các tiền đề vật chất - tinh thần trên đây không thể xuất hiện trong lịch sử phương Đông thời cổ - trung đại. Xưa kia ở phương Đông, cổ nhân dù có khả năng trực cảm mạnh mẽ đến đâu, dù có trình độ cảm thụ thẩm mỹ tinh tế đến đâu thì do thiếu nền tảng của tư duy phân tích, nên cũng chỉ xây dựng được những quan niệm sâu sắc về văn chương, những thẩm bình chí lý về văn chương, và hiển nhiên không thể coi đó là lý luận văn học (dù là lý luận văn học cổ điển), là phê bình văn học (dù là phê bình văn học cổ điển). Chỉ tới khi sự tiếp xúc Đông - Tây diễn ra ở thời cận - hiện đại thì phương Đông, trong đó có Việt
“lý luận, phê bình văn học cổ điển Việt Nam tuy đã xuất hiện cùng văn học từ thế kỷ XI, với các bài bi, ký, tự, bạt, thư, luận, song song với các tập tuyển chọn, sưu tập; hoặc các truyện, thi thoại, đề vịnh, xướng hoạ…” (tr.668)
Tôi rất mong sẽ được Giáo sư chỉ giáo để được biết trong các bài “bi bài bi, ký, tự, bạt, thư, luận… với các tập tuyển chọn, sưu tập; hoặc các truyện, thi thoại, đề vịnh, xướng hoạ…” từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX thì đâu là “lý luận văn học cổ điển” và đâu là “phê bình văn học cổ điển”?
V. Một thế kỷ thơ và hơn 80 trang giấy:
Về nguyên tắc, xưa nay người ta không quy định một công trình khoa học cần có độ dày bao nhiêu trang giấy, do đó nhan đề “một thế kỷ thơ và hơn 80 trang giấy” của tôi trong phần này chỉ mang một ý nghĩa duy nhất là dành cho phần Thơ Việt Nam thế kỷ XX của GS Mã Giang Lân - phần mà theo tôi, (không biết có khe khắt quá không?), là sơ sài nhất, là lặp lại một số ý tưởng đã trình bày trong Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam nhiều nhất và… yếu nhất so với các phần khác của công trình.
Như một kết cấu “phi cổ điển”, kết quả nghiên cứu của Mã giáo sư có hai chương:
- Chương I: Những giai đoạn phát triển thơ
- Chương II: Sự vận động của thơ Việt
1. Hai giai đoạn hoàn chỉnh và hai giai đoạn “băm nhỏ”:
Ở chương I - Những giai đoạn phát triển thơ, GS Mã Giang Lân chia lịch sử thơ ca Việt
1. Thơ Việt
2. Thơ Việt
3. Thơ Việt
4. Thơ Việt
Trong bốn giai đoạn này, chỉ có giai đoạn 1 và giai đoạn 4 là giữ nguyên vẹn, còn giai đoạn 2 và giai đoạn 3, không nói rõ lý do tại sao, Giáo sư lại “băm” mỗi giai đoạn thành những “thời kỳ” nhỏ hơn. Vì thế, Thơ Việt
Khi mà thao tác “chia chác” phân kỳ lịch sử sinh tồn của đối tượng nghiên cứu vốn không thật sự quan trọng với một số tác giả tham gia công trình này, thì thành thực mà nói, việc đòi hỏi GS Mã Giang Lân giải thích tại sao có hai giai đoạn lịch sử bị ông “băm nhỏ” cũng không nên đặt ra trực tiếp. Điều muốn nhắc tới ở đây là để khẳng định xu thế “cách tân” tất yếu của thơ ca Việt
“Cách tân thơ ca và văn học nói chung, là một yêu cầu và bước đi cần thiết ở Đông Nam Á, khi mà các nước trong vùng đang muốn đoạn tuyệt với những ràng buộc của các thể chế xưa cũ, hướng về văn minh văn hoá phương Tây” (tr.443 - 444).
Trong phạm vi hiểu biết của mình, tôi không am tường lắm đối với việc vào đầu thế kỷ XX, ở các nước ở Đông Nam Á khác như Thái Lan, Inđônêxia, Philippin, Cămpuchia Lào… người ta “muốn đoạn tuyệt” như thế nào, chứ bảo rằng “cách tân… là một yêu cầu và bước đi cần thiết” đối với thơ ca và văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX vì “đang muốn đoạn tuyệt với những ràng buộc của các thể chế xưa cũ, hướng về văn minh văn hoá phương Tây” thì nghe khá khôi hài. Không biết trước thế kỷ XX, thơ ca và văn học Việt Nam nói chung bị ràng buộc bởi “các thể chế xưa cũ” nào đây, hay là các triều đình phong kiến Việt Nam đã ban hành những quy định nghiêm ngặt trong việc viết văn, làm thơ? Từ nội hàm hai chữ “thể chế” với tính cách là những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theo, tôi tin Giáo sư đã viết và không hiểu điều mình đã viết. Lại nữa, nếu nhu cầu tiếp biến văn hóa trong quá trình tiếp xúc với văn hoá phương Tây trong thơ Việt Nam nói riêng và văn chương Việt Nam nói chung hồi đầu thế kỷ XX là “hướng về văn minh văn hoá phương Tây (một trình bày không chuẩn xác về mặt thuật ngữ - NH)” thì xem chừng Giáo sư chưa nắm được bản chất quá trình chuyển đổi hệ hình của văn chương Việt Nam diễn ra trong bối cảnh một “đứt gãy văn hoá” diễn ra hết sức gay gắt, có khả năng làm biến đổi bộ mặt tinh thần của xã hội. Lối xem xét đơn giản ấy còn được bổ sung bằng một nhận định khác, khi Giáo sư Mã Giang Lân đề cập tới thơ giai đoạn đầu thế kỷ, ông cho rằng: “đổi mới thơ, bước đầu bao giờ cũng là đổi mới nội dung cảm xúc, tư tưởng, tình cảm. Chiếm lĩnh thi đàn lúc này là những bài thơ có tinh thần yêu nước. Trên lập trường dân tộc, tư tưởng tư sản dân quyền, thơ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng… đã giản dị, đại chúng nhiều” (tr.445 - 446) và ông dẫn chứng một số tác phẩm của các tác giả kể trên, có đề cập thêm Trần Tuấn Khải, Tản Đà. Vậy là Mã giáo sư không chú ý nhiều lắm tới vị trí của các cụ Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương - những người mà chính bản thân họ, cuộc đời “vắt” qua hai thế kỷ và dù chỉ sống một thời gian ngắn ở đầu thế kỷ XX, nhưng họ vẫn có vị trí nhất định trong thơ Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Lối nhận định mang màu sắc “mông lung”, tình trạng sao lãng rất nhiều sự kiện, hiện tượng, con người có liên quan trực tiếp đến thơ Việt Nam trong suốt một thế kỷ, liên tục được GS Mã Giang Lân thể hiện trong khi “lướt qua” các giai đoạn phát triển của đối tượng nghiên cứu với tốc độ “siêu thanh”. Với phong cách viết giáo trình và thủ pháp diễn dịch, Giáo sư để cho hàng loạt nhận định “cũ mèm” (đôi khi ngô nghê!) về tác giả, tác phẩm thơ Việt Nam trong một trăm năm vừa qua lũ lượt xuất hiện như muốn chứng tỏ Giáo sư rất “nhất biên đảo” trong khi bày tỏ thái độ kiên quyết không nghiên cứu để phát hiện ra một (những) điều gì đó như là kết quả làm việc của riêng ông, hoặc chí ít cũng là quyết không mới hơn những nhà nghiên cứu khác. Ấy là Tản Đà thì “Khuynh hướng tư tưởng nhà thơ, trước hết là muốn bứt phá khỏi những ràng buộc… “Phá nghiệp” do thời thế, do hoàn cảnh riêng, do cá tính rồi uất ức, ngông nghênh, chán chường… Từ đó tìm lối thoát trong thơ, trong rượu, trong những phóng túng, giang hồ với những thú vui ẩm thực và tình ái mộng mơ trở thành khuynh hướng tư tưởng nổi trội” (tr.449); ấy là “Thế Lữ, người có công đầu xây dựng nền thơ mới bằng những bài thơ hay” (tr.453); ấy là “Lưu Trọng Lư là kiện tướng dũng cảm, tung hoành, sử dụng nhiều loại binh khí chống thơ cũ” (tr.453); ấy là Xuân Diệu “nhà thơ tình số một của Việt Nam… Sống và yêu đều mạnh mẽ, vội vàng, hối hả… là sự tha thiết, trẻ trung” (tr.453); ấy là Huy Cận: “Thơ ông thường đi vào cái buồn, cái sầu: sầu nhân thế, sầu vũ trụ, sầu vạn kỷ, thiên cổ sầu…” (tr.454); ấy là Hàn Mặc Tử “Thơ ông bám vào cuộc sống trần thế đâu khổ, bệnh tật nhưng vô cùng đáng yêu và đáng quý, đồng thời lại vút lên tới trăng sao…” (tr.454); ấy là “Nguyễn Bính là nhà thơ của tình yêu trắc trở và tha hương. Những điều ấy lại được phổ vào các thể điệu cổ truyền của thơ ca dân tộc nên càng dễ đi vào lòng người đọc… Những thôn Đoài, thôn Đông, con đò, bến nước, giàn giầu, hàng cau, giậu mồng tơi, khung cửu… đều như nói lên tiếng nói của trai gái yêu nhau” (tr.456 - 457) v.v.. và v.v… Với các nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới, ý kiến của GS Mã Giang Lân xét đến cùng chưa có gì có thể coi là phát hiện, nếu không nói chỉ ông lặp lại ý kiến của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam, chúng làm tôi tự hỏi: khi Hoài Thanh đã nhận xét trước rồi thì nhất thiết phải cần tới một GS Mã Giang Lân trình bày “y chang” như vậy hay không? Tương tự như thế, về các nhà thơ dân tộc thiểu số thời kỳ 1975 - 2000, GS Mã Giang Lân chỉ tốn một công sức duy nhất là liệt kê tên tuổi hơn một chục nhà thơ từ Y Phương đến Thanh Pôn…, rồi ông mượn ý kiến của tác giả Lâm Tiến để nhận xét: “Chưa bao giờ các tác giả dân tộc thiểu số sáng tác về quê hương mình, dân tộc mình với một niềm tự hào, một động lực luôn luôn thôi thúc về một cuộc đổi đời nhiều hứa hẹn như thời kỳ này” (tr.485). Đúng là “nhất cử lưỡng tiện”, chỉ cần liệt kê ra mấy tên tuổi rồi nhờ người khác đánh giá, và tôi coi đây là thủ pháp“đứng trên vai người khác”, khôn thật!
Những nhận định theo lối kể trên được GS Mã Giang Lân phơi phới huy động để dựng lại “bức tranh” của từng thời đoạn lịch sử thơ ca Việt
- “Nét nổi bật trong thơ sau năm 1975 là khẳng định con người cá tính” (tr.479), “Khẳng định con người cá tính trong đó con người không tự thoả mãn, bằng lòng mà luôn tìm kiếm những giá trị tinh thần” (tr.481),
- “Thế nhưng cá nhân nhà thơ không chỉ là cá nhân riêng lẻ, cách biệt mà bao giờ cũng nằm trong cấu trúc cuộc sống, hoà đồng để trầm tư chiêm nghiệm” (tr.482),
- “Một hiện tượng thấy rõ sau năm 1975 là sự xuất hiện những bài thơ theo xu hướng hiện đại chủ nghĩa” (tr.484).
25 năm thơ, với biết bao nhiêu vấn đề và sự biến động (như “âm hưởng” chiến tranh kéo dài hàng chục năm trong thơ từ thời chiến sang thời bình, như sự xuất hiện những cây bút trẻ, như tình trạng “thơ nghiệp dư tràn lấn” ở năm bảy năm cuối thế kỷ, rồi sự trăn trở đổi mới thơ ca…) hình như chưa xứng đáng lọt vào “tầm ngắm” của một vị Giáo sư chuyên gia nghiên cứu về thơ. 25 năm ấy chỉ có ý nghĩa với ông từ những gì mà dọc đường nghiên cứu ông đã “vớ” được, chứ không xuất phát từ yêu cầu phải khảo sát thơ với tư cách một toàn cảnh theo cả thời gian và không gian để “chỉ ra quy luật vận động có tính lịch sử”, để “nêu lên những đặc trưng loại hình”, để tham gia “tổng kết bước đầu về mặt lý luận tiến trình văn học Việt Nam thế kỷ XX”. Bảy trang giấy và một vài phân tích, kết luận hết sức hời hợt, đó là tất cả những gì mà GS Mã Giang Lân chiếu cố dành cho thơ Việt
2.“Sự vận động của thơ Việt
hay chỉ là “sự vận động của một vài yếu tố hình thức thơ Việt
Nhan đề trên đây vừa có tính cách một câu hỏi, vừa hàm chứa sự hoang mang của bản thân tôi, vì sau khi đọc xong chương I vẫn còn le lói một chút hy vọng và sau khi đọc xong chương II, thì hy vọng cũng tiêu tan. Hãy xem GS Mã Giang Lân coi những yếu tố nào có khả năng biểu thị Sự vận động của thơ Việt
- Sự vận động của thể loại (với các nội dung: 1.Từ thơ ca truyền thống đến Thơ mới; 2.Thơ mới: từ truyền thống đến tự do và trở về trên cơ sở tâm lý dân tộc, nhạc điệu dân tộc; 3.Xu hướng tự do hoá hình thức thơ; 4.Sự đa dạng về cấu trúc thể loại của thơ sau năm 1975).
- Sự vận động của ngôn ngữ thơ (với các nội dung: 1.Từ ngôn ngữ ước lệ đến tiếng nói hàng ngày, hướng về dân gian; 2.Từ ngôn ngữ thơ lãng mạn đến ngôn ngữ thơ tượng trưng, siêu thực; 3.Ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ nhân dân; 4.Sự phong phú, đa dạng của ngôn ngữ thơ sau năm 1975).
Dẫu không phải là một người nghiên cứu thơ, nhìn vào hai yếu tố trên cùng các nội dung cụ thể của chúng được Giáo sư tập trung phân tích, tôi đã có thể quả quyết đó chỉ là hai trong nhiều yếu tố của hình thức thơ, và ông đã không đề cập tới các yếu tố thuộc về nội dung cảm xúc, thuộc về sự vận động trong thế giới tinh thần đặc thù của nhiều thế hệ nhà thơ Việt Nam trong suốt một thế kỷ… Phải chăng theo Giáo sư, khảo sát sự vận động của thơ hay sự vận động của bất kỳ một lĩnh vực văn chương nào khác cũng chỉ cần quan tâm đến sự vận động của thể loại và ngôn ngữ? Nếu đó là sự thật thì theo tôi, Giáo sư Mã Giang Lân đã gián tiếp biến lời quảng bá của Lời nói đầu rằng công trình “phân tích các vấn đề dưới ánh sáng của loại hình học, thi pháp học, phong cách học” thành ví dụ điển hình cho tính xác thực của câu thành ngữ… “treo đầu dê bán thịt chó”!
Điều thú vị ở chương này còn là sự lặp lại chính mình và những nhận định mâu thuẫn với chính mình của GS Mã Giang Lân. Ví dụ:
- Trang 447 - 448 (chương I) ông viết: “Trần Tuấn Khải cũng nghiêng về cảm hứng yêu nước… Nhiều sáng tác khác của ông đều chung một giọng ngậm ngùi tha thiết mà chứa đựng một tấm lòng yêu nước thương nòi”, đến trang 488 ông lại viết: “Trần Tuấn Khải lại nghiêng về cảm hứng yêu nước thương nòi”!
- Trang 450 (chương I) về Tản Đà, ông viết: “Xuất thân Nho gia, dù là một nhà nho tài tử, có đôi lúc “phá nghiệp” ngông nghênh… Cảm hứng lãng mạn đã đẩy cái tôi lên cao để nhìn đời, nhìn người, nhìn cảnh…”, đến trang 487 ông lại viết: “Tản Đà, nhà nho tài tử, tiếp thu văn hoá phương Tây, đã bộc lộ cái tôi cá nhân một cách mạnh mẽ” và nhận xét này thật sự là một cú “knock out” với một đánh giá trước đó của Giáo sư về Tản Đà: “Khuynh hướng tư tưởng nhà thơ, trước hết là muốn bứt phá khỏi những ràng buộc… “Phá nghiệp” do thời thế, do hoàn cảnh riêng, do cá tính rồi uất ức, ngông nghênh, chán chường… Từ đó tìm lối thoát trong thơ, trong rượu, trong những phóng túng, giang hồ với những thú vui ẩm thực và tình ái mộng mơ trở thành khuynh hướng tư tưởng nổi trội” (tr.449). Rất mong trong một dịp nào đó, GS Mã Giang Lân sẽ chỉ giáo ngõ hầu giúp tôi hiểu rõ sự xuất hiện của “cái tôi” trong thơ Tản Đà có nguồn gốc “do thời thế, do hoàn cảnh riêng, do cá tính rồi uất ức, ngông nghênh, chán chường” hay do “tiếp thu văn hoá phương Tây”?
Thật ra, đọc xong hai chương nghiên cứu của GS Mã Giang Lân, tôi cũng không biết “phê bình” gì hơn, bởi chúng quá gần gũi với những bài giảng, những giáo trình được viết hời hợt, thiếu đầu tư nghiêm túc, thiếu tư liệu… để xử lý các giai đoạn phát triển và sự vận động của thơ Việt Nam trong thế kỷ XX, bởi nó không chứa đựng điều gì khả dĩ có thể coi là khám phá với ý nghĩa là kết quả nghiên cứu của một vị giáo sư. Và đôi khi, tôi chỉ còn biết lắc đầu ngán ngẩm vì thấy trong trang nhiều sách, sau khi lan man chứng minh một vấn đề nào đó thuộc về thơ, thi thoảng Giáo sư lại đưa ra một kết luận khiến tôi không biết đằng nào mà lần, đại loại như:
- Với Thơ mới thì: “công lao của thơ mới là làm bùng nổ những tư tưởng mới trong những cái áo khoác mới được kết bằng những chất liệu quen thuộc truyền thống” (tr.492)
- Với Xu hướng tự do hoá hình thứ thơ thì: “Do yêu cầu phải bộc lộ cái tôi nhà thơ, do nhịp điệu phát triển khẩn trương, náo nức, do giọng thơ cần thay đổi nhiều màu sắc, do yêu cầu tiếp cận hiện thực và âm hưởng hùng tráng,… của trường ca, cho nên trường ca thích hợp với các cây bút trẻ” (tr.504).
- Với thơ sau năm 1975 thì: “Hệ thống ngôn ngữ phong phú, đa dạng, nhiều kiểu loại từ ngữ, ít gặp trong thơ trước năm 1975, làm cho thơ “đời” hơn, nhưng cũng “bụi” hơn” (tr.528).
Để kết thúc phần này, tôi xin mạo muội trình bày nhận xét duy nhất của mình rằng sẽ là hãi hùng nếu ai đó khẳng định công trình khoa học của GS Mã Giang Lân trong Văn học Việt Nam thế kỷ XX lại có khả năng “chỉ ra quy luật vận động có tính lịch sử”, “nêu lên những đặc trưng loại hình” và tham gia “tổng kết bước đầu về mặt lý luận tiến trình” thơ Việt Nam!
Lời kết:
Vậy là tôi đã “gõ” xong một bài phê bình gồm năm phần, tương ứng với năm nội dung theo tôi là quan trọng nhất của công trình Văn học Việt
Và cuối cùng, sau khi cân nhắc, tôi quyết định công bố bài phê bình này, dẫu có làm rầu lòng các tác giả của Văn học Việt
Bước sang thế kỷ XXI đã được dăm năm, trong khi hướng tới một nền văn chương - văn học của thời đại mới, chúng ta không thể không nhìn nhận lại chặng đường văn chương - văn học đã qua, không chỉ để định giá mà còn để rút ra những bài học hữu ích cho hiện tại và tương lai. Như một tất yếu khách quan của hoạt động khoa học về văn chương, việc tổng kết, đánh giá văn chương - văn học Việt
Cuối cùng, với một công trình không xác định được phạm vi đối tượng nghiên cứu, một công trình đã lơ là không giới thuyết các lý thuyết và khái niệm công cụ, một công trình mang dáng dấp sản phẩm lắp ghép, mạnh ai nấy làm, thiếu chỉ đạo chung, một công trình hầu như không có phát hiện nào thật sự mới mẻ, một công trình mà nhiều tác giả đã nghiên cứu trong cảm hứng “tự khen mình”, một công trình thiếu vắng quá nhiều tư liệu cần phải khảo sát, một công trình không đạt được mục đích mà nó đặt ra… liệu đã đủ để khẳng định Văn học Việt Nam thế kỷ XX chưa bảo đảm những phẩm chất khoa học cần có? Câu trả lời xin dành cho tất cả những ai đã đọc, sẽ đọc và kiểm chứng bài phê bình của tôi trong tương quan với nội dung cuốn sách.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu