Vẫn là chuyện nuôi dưỡng con người

12:38 CH @ Thứ Hai - 16 Tháng Giêng, 2006

Những ngày cuối cùng của năm 2005 lùi vào phía sau để lại dư vị đắng tai ác của vụ bán độ bóng đá. Giờ đây, việc xử phạt nghiêm khắc số cầu thủ bán độ là cần nhưng cần hơn gấp nhiều lần là phải chỉ ra được môi trường sống đã nuôi dưỡng và đẩy những cầu thủ trẻ của chúng ta trượt dài trên con đường tha hóa.

Phẫn nộ về chuyện bán độ, người ta nghĩ lại cái môi trường mà cầu thủ tài danh nọ đã từng sống: “Một khu phố, một xóm mà có đến 40% số thanh niên nghiện thì còn gì để nói nữa” (Lao động 22.12). Vẫn còn chứ, “cái để nói” là các cầu thủ trẻ của ta hít thở cái không khí bệnh hoạn ấy khi họ còn đang ở “đội bóng đường phố” chứ cũng chưa vào đến tuyển U14!

Rồi khi họ bắt đầu thành danh thì cũng là lúc họ buộc phải làm quen với món võ đã được luyện thành thạo của một số trong những bậc đàn anh, hơn nữa những bậc cha chú, đang dẫn dắt đường đi nước bước cho họ, món võ quá quen thuộc: ăn chặn tiền thưởng do mồ hôi lao động và quyết tâm phấn đấu của họ mà có. “Trong sự sa đọa dẫn họ đến con đường tha hóa và bán rẻ mình có ai giật mình với chính mình qua câu hỏi: Đã bao nhiêu lần mình ngó lơ và thiếu trách nhiệm với những cầu thủ mà mình thường thường “bác bác, con con”với họ” (Lao động 22.12). Trả đũa lại sự ăn chặn nhơ bẩn đó là là sự ăn miếng trả miếng để bù lại số tiền mồ hôi nước mắt đã được các bậc “đi trước” ăn bẩn mất.
Cái môi trường mà một cựu giám đốc sở TDTT một tỉnh nọ đã phát biểu trắng trợn: "Bóng đá Việt Nam không cần tiền đạo, chỉ cần tiền mặt" (Pháp luật TPHCM 28.12). Ở đó, có những gương mặt đã nhẵn lì về những chuyện tiêu cực xấu xa vốn đã được cảnh báo, nhưng vẫn tiếp tục được ỡm ờ dọn cỗ! Ai ỡm ờ? Dư luận xã hội đang còn nán đợi “hồi sau sẽ rõ”. Nhưng trước khi rõ điều này thì kẻ gánh chịu nỗi đau “Tiếc thay tay đã nhúng chàm; Dại rồi còn biết khôn làm sao đây” lại là đám trẻ người non dạ kia!

Vì thế mà giận thì thật là giận, mà thương thì cũng là thương số cầu thủ đã rơi vào cảnh ngộ “ma đưa lối, quỷ dẫn đường”. Những giọt nước mắt hối hận nghĩ cho kỹ cũng chưa phải là đã quá muộn mằn nếu thấu tỏ cái “chốn đoạn trường” mà chúng đã đi vào được khởi đầu từ đâu. Phải dám nhìn vào điểm xuất phát mới thấy hé lộ ra sự thể tất cần có của tầm mắt khoan dung trong giải pháp. Đã hơn một lần tôi dẫn ra những lời xúc động thấm đẫm tính nhân văn của V.Hugo, tác giả “Những người khốn khổ”: “cái thứ cát ô uế mà bạn xéo dưới chân, hãy ném nó vào lò nấu, hãy để nó chảy ra, hãy để nó sôi lên, nó sẽ trở thành pha lê rực rỡ”. Tôi không muốn nhìn vào ánh mắt thẫn thờ của những chàng trai đã bị sập bẫy đang ngồi trong trại giam. Tôi muốn nhìn nụ cười của họ vào những phút xuất thần lóe sáng trên sân cỏ đã làm bật dậy niềm sung sướng tự hào hồn nhiên và cao cả của hàng triệu tấm lòng. Rất dễ xéo thứ cát ô uế làm bẩn đế giày! Khó hơn nhiều là biết cách ném nó vào lò nấu để làm cho nó chảy ra và sôi lên. Khó hơn nữa là luyện cho nó trở thành pha lê rực rỡ.

Từ nghèo khổ, phút chốc có cả cục tiền, nếu thiếu sự giáo dục và rèn luyện, thì chuyện dấn vào và trượt dài trên con đường sa đọa là điều quá dễ hiểu. Cái đáng nói là lối dung dưỡng của sự vô trách nhiệm của những người, những tổ chức có chức năng quản lý và giáo dục những cầu thủ trẻ kia. Cái đáng nói là lối sống “sành điệu” dung tục và sống sượng của lối bán mình dễ dãi cho đồng tiền được khoác cho bộ áo sặc sỡ về lòng hâm mộ các “sao” bóng đá cũng như những “sao” khác sớm nở tối tàn trên sàn diễn hay từ các cuộc “thi” quen kích động những thị hiếu phàm tục, càng như chất xúc tác đẩy nhanh sự sa đọa. Chúng ta cũng đã được chứng kiến “cái nết đánh chết cái đẹp” ở một phiên toà nọ mà cái đẹp đã bán mình vẫn cố làm ra bộ trong trắng và ngây thơ! Với gia đình “gia giáo” còn thế thì chẳng trách các chàng trai nghèo khổ vốn hiếu hạnh đã buộc phải ăn tươi nuốt sống lối sống thị dân. Và cần phải đặt hiện tượng bán độ của những tài năng bóng đá trên bình diện văn hóa, để không chỉ tìm ra giải pháp cho việc đào tạo và giáo dục các tài năng trẻ trên sân cỏ mà còn phải nhìn lại những khuyết tật của sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.

Báo chí đã gợi lên hình ảnh của những “Hai Lúa” đáng yêu và có bản lĩnh trên sân cỏ. Thế nhưng cũng đừng quên những “Hai Lúa” đó cũng vẫn đang phải hít thở trong cùng bầu không khí của những kẻ đã gục ngã kia. Và cũng cần biết rằng, nơi quê hương của những “Hai Lúa” đó cũng không thiếu sự lầm lũi cơ hàn mà khát vọng đổi đời cũng đang giục giã phải cố kiếm tiền để cải thiện đời sống cho bản thân và cho gia đình. Nhưng kiếm được đồng tiền sạch sẽ đâu phải dễ. Thì đấy, thật đau lòng phải dẫn ra đây cảnh ngộ của không ít cô gái phải kiếm chồng nước ngoài mà chẳng cần biết đến tình yêu, chỉ cốt có được một món tiền cứu giúp cha mẹ vượt qua đói nghèo. Không phải chỉ một thân phận Thuý Kiều “dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha”, mà các cô gái của chúng ta đã phải xếp hàng để người ta xem mặt, thậm chí cũng không quá lạ lẫm với cái cảnh “vén tóc bắt tay”của người chào hàng và kẻ đi mua hàng! Báo chí đã đưa ra những con số xót xa về tỷ lệ số thanh nữ trong một xã kiếm chồng nước ngoài kiểu đó ở nơi vựa lúa của cả nước! Đau đớn hơn là chính gia đình họ cũng hối thúc chuyện ấy.

Hy vọng rằng đem chuyện này trộn lẫn vào chuyện“bán độ” bóng đá không đến nỗi lạc đề, cũng không là một “vĩ thanh” guợng gạo, mà là chuyện chẳng đặng đừng để đánh thức dư luận xã hội về việc nuôi dưỡng con người. Và liệu đây có phải là chuyện văn hoá không nhỉ?

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Đôi điều về trách nhiệm cá nhân

    14/11/2018Nguyễn Ngọc BíchTrước các tổn thất vô hình và hữu hình mà xã hội đã chịu, vấn đề trách nhiệm cá nhân đang được công luận nêu lên. Qua hai lý do trình bày dưới đây, độc giả có thể chia sẻ lo ngại của tôi rằng vấn đề này còn phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.
  • Căn bệnh “Bán trời không văn tự”

    29/06/2018Vi ThanhVới những đứa trẻ, tình yêu và hạnh phúc là những thứ bên cạnh, giản dị và đơn sơ. Chúng không có khái niệm về tham vọng, về danh lợi, về bạc tiền. Trong những đôi mắt đen lóng lánh hạt nhãn ấy, không có những thứ khí hắc ám của đời sống phủ bụi...
  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Bên tình bên lý, bên nào nặng hơn?

    13/01/2018Phạm Vũ Lửa HạTình huống mâu thuẫn Lý-Tình được hai nhà xã hội học Mỹ Samuel Stouffer và J. Toby đặt ra năm 1951 để nêu một thế khó xử thường gặp: tuân thủ luật lệ chung hay tôn trọng quan hệ tình cảm riêng.
  • Về chứng bệnh ảo tưởng

    27/08/2017Hạnh NguyênChúng ta đang sống trong thời đại có quá nhiều kẻ hão huyền và ảo tưởng về bản thân mình. Có lẽ những người nông dân gắn cả đời họ trên đất đai và ngũ cốc không mang trong mình cái chứng bệnh chết người ấy. Bởi, danh phận đơn giản và đầy thách thức xác thực đã cho họ một con đường đúng...
  • Ý nghĩa của tiền bạc

    20/09/2016Minh Huệ & AlphabooksTrong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là "vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người", Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. "Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất"...
  • Cái giá phải trả cho sự giàu có

    19/06/2016Trần Cao DũngNgười cha giàu nói với tôi có rất nhiều cách để làm giàu. Cách nào cũng có cái giá của nó. "Ta càng phục vụ nhiều người bao nhiêu, ta càng trở nên giàu có bấy nhiêu.”
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Bàn về “Cái vô lý” và “Cái thiếu hiểu biết” trong xã hội

    01/07/2015Vũ Duy PhúLâu nay, những ai quan tâm đến cải cách giáo dục, đều thấy rõ tầm quan trọng của việc xác định “Triết lý Giáo dục". Có lẽ cũng không thừa, nếu nói một chút về khái niệm Triết lý nói chung...
  • Hình mẫu

    15/06/2015Nguyễn Hữu TháiHình mẫu là gương tiêu biểu về nhân cách và hoạt động của những con người mà ta có thề lấy làm chuẩn noi theo để tiến lên trong cuộc sống. Thường thì họ là những người thành công và hoạt động chân chính trong các lĩnh vực sinh hoạt khác nhau trong đời thường và là các nhân vật xuất sắc mà các phương tiện truyền thông đại chúng hay đề cập đến...
  • Phiếm bàn về chữ 'Khát'

    10/09/2014Nguyễn Quang Thân"Khát" chỉ một nghĩa đen duy nhất là khát nước. "Khát" còn vô vàn nghĩa bóng... "Khát" được làm nên sự nghiệp. "Khát" được sống, được yêu thương, được thi thố tài năng cho những việc hữu ích, được biến những giấc mơ đẹp thành hiện thực. Đấy là những cơn khát làm con người thăng hoa, làm nhân loại tiến lên phía trước. Nhưng Khát tiền là một trong những cơn khát khốc liệt nhất của rất nhiều người...
  • Chuyện tình yêu và lý trí

    23/07/2014Ngày xửa ngày xưa, trước khi loài người xuất hiện, đức hạnh và những thói xấu sống lơ lửng xung quanh nhau và cuộc sống đối với chúng vô cùng chán nản khi chẳng tìm thấy việc gì đó để làm...
  • Khi nào tiền bạc làm nên hạnh phúc?

    01/07/2014Đức LêĐúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
  • Không phải chấn hưng mà là cách mạng giáo dục

    20/11/2013Hoàng VănVào năm 2005, nhiều người đã từng tạm yên lòng với đề xuất mới: Năm 2005, năm chấn hưng giáo dục... Nay, rõ ràng cần có một cuộc cách mạng giáo dục, thoát ly hẳn với suy nghĩ cũ về đào tạo con người như một cách sản xuất công cụ!
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • Cá nhân và sự phát triển của cá nhân trước những yêu cầu và trong điều kiện hiện nay ở nước ta

    12/01/2006Đoàn Đức HiếuTừ cái nhìn toàn diện, “con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử; cao hơn nữa, con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử; và điều còn quan trọng hơn, con người phải là những chủ thể văn hoá”(3). Chỉ có thể đứng trên quan điểm đó mới thấy hết xu thế và khả năng phát triển của con người với tư cách là cá nhân trong thời đại ngày nay...
  • Sự thật

    10/01/2006Hà Văn Thịnh..."Một khi cái giả tràn lan thì xã hội phải được cảnh báo nghiêm khắc về sự xuống cấp và tai hoạ trầm kha của văn hoá"...
  • Nhân tài nhìn từ hai phía

    09/01/2006Nhà báo Phan Quang...khi đi tìm minh chúa để phò, những người có tài không chỉ vì muốn thi thố tài năng, mà còn muốn được vinh hiển, có quyền cao chức trọng. Nghĩa khí không loại trừ nhu cầu vật chất. Đãi ngộ vật chất rất quan trọng song chưa hẳn là điều kiện tiên quyết trong việc sử dụng nhân tài
  • Lễ nghĩa

    07/01/2006Đỗ HoàngKhổng giáo lấy sự dạy dỗ con người làm chính yếu nên rất tôn trọng tình cảm, khiến người ta bao giờ cũng hàm chứa trong tâm trí mọi tình cảm nhân hậu và chân thành nhất. Muốn hiểu được mọi lẽ phải trái, biết cách hành xử trong đời thì ai cũng phải biết lễ nghĩa, do vậy Lễ chính là phần đạo đức thực hành của Nho giáo.
  • Giáo dục với tăng thiện giảm ác

    04/01/2006TS. Nguyễn Chu PhácCái ác của con người đang tăng lên đáng lo ngại, hàng ngày biết bao nhiêu chuyện "giết người" với nhiều cách khác nhau: có loại bằng dao, bằng súng đổ máu, có loại đang được gọi với cái tên tham nhũng, móc tiền của Nhà nước, của nhân dân một cách tàn bạo, có loại bằng mưu mô thâm độc...
  • Trách nhiệm mơ hồ(?!)

    28/12/2005Tô Phán8 vị nguyên là lãnh đạo hoặc là lãnh đạo đương nhiệm ở các cơ quan nhà nước đã giải trình về trách nhiệm trong vụ Nguyễn Đức Chi lừa đảo. Thật trùng hợp, các bản giải trình đều có chung ít nhất 4 điểm cơ bản...
  • Giá cả và giá trị!

    24/12/2005Thực tế cuộc sống buộc chúng ta phải chấp nhận rằng có rất nhiều thứ giá trị nhưng không có giá về mặt tiền bạc và ngược lại, vô khối thứ đắt giá nhưng lại chẳng đáng hoặc không mấy giá trị...
  • Tư tưởng nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay

    21/12/2005Minh Anh...kế thừa những tư tưởng tích cực của Nho giáo về gia đình trong việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện thành công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là việc làm cần thiết...
  • Tại sao gọi một điều gì đó là tội?

    17/12/2005“Tội” về cơ bản không phải là một thuật ngữ pháp lý hay đạo đức. Nó là một thuật ngữ tôn giáo nhắm tới hành vi của con người phạm tới Thiên Chúa. Ngoài ý thức về linh thánh và uy nghi của Thiên Chúa, “tội” chẳng có ý nghĩa gì cả. Ở đâu thiếu vắng ý thức này, thì không có phán đoán về tội, bất chấp điều gì một cá nhân có thể làm hoặc không làm.
  • Không được phép!

    15/12/2005Lưu QuangRất có thể các cầu thủ U23 đã phản bội, như đứa con hư nhẫn tâm bán đứng bà mẹ nghèo. Nhưng vì sao họ lại có thể làm cái việc “coi trời bằng vung” ấy? Chẳng lẽ họ không hiểu rằng có những ranh giới không được phép vượt qua: Tổ quốc-Danh dự - Lòng tự trọng
  • Trước hết, đạo lý!

    03/12/2005Nguyễn Mạnh HàoThiết kế và thực hiện dần cho nhân dân cả nước một lối sống lành mạnh, tốt đẹp, vui tươi – một lối sống bắt rễ sâu thẳm vào văn hóa truyền thống dân tộc, nhờ đó gia tăng bản lĩnh hội nhập hấp thụ tinh hoa thế giới, là một vấn đề cực kỳ bức thiết và trọng đại mà tiếp cận trước tiên và cơ bản nhất là tiếp cận đạo lý của các thế hệ Việt Nam đã đúc kết và từng trải cho đến hôm nay...
  • Giầu có đạo lý

    25/11/2005Nguyễn Đình ChúNghiên cứu vấn đề đạo lý của đất nước, trước hết phải nghiên cứu nhằm khai thông những vấn đề thuộc về lý thuyết, thuộc về quan điểm, quan niệm.
  • Tiền tài & Hạnh phúc

    22/11/2005TS. Nguyễn Chí ThuậtTrung tâm Thăm dò Giá trị Thế giới đã tiến hành trong năm 2002 cuộc điều tra dư luận với hai câu hỏi được đưa ra: Bạn có phải là người hạnh phúc? và Bạn có hài lòng về cuộc sống của mình?
  • Mười vấn đề lớn của giáo dục

    21/11/2005Nguyên NgọcMột xê-mi-na độc lập về cải cách giáo dục, do giáo sư Hoàng Tụy đề xướng và chủ trì, được nhiều nhà khoa học và văn hoá trong ngoài nước tham gia thảo luận về các nội dung: Đánh giá thực trạng giáo dục, nêu những vấn đề giáo dục lớn hiện nay cần giải quyết và đề xuất các phương hướng chính chấn hưng giáo dục...
  • Kết hợp giáo dục lý luận với giáo dục lý tưởng đạo đức, cho sinh viên hiện nay

    18/11/2005TS. Nguyễn Ngọc ThuXác định đạo đức là "gốc" của người cách mạng, nó không chỉ là nền tảng nhân cách trong sự thống nhất với tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để trau dồi tri thức nói chung, nâng cao trình độ lý luận nói riêng...
  • Ý thức đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của đời sống xã hội

    18/11/2005Trịnh Minh HổTrong những năm gần đây, vấn đề đạo đức với tư cách là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học đã được bàn đến trên nhiều công trình bài viết chuyên khảo cúng như từ nhiều chuyên ngành liên quan. Mặc dù vậy không ít các vấn đề lý luận của đạo đức, trong đó có những vấn đề hết sức cơ bản vẫn tồn đọng và chưa được quan tâm giải quyết.
  • Lương không đủ song vẫn sống đàng hoàng

    09/11/2005GS. Tương LaiChuyện tiền lương hiện có một nghịch lý: hầu hết người lao động làm công ăn lương ai cũng kêu là “lương không đủ sống” nhưng rồi người ta cũng buộc phải sống, hơn nữa có những người sống “quá đàng hoàng”.
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • Mối quan hệ giữa Văn hoá và đạo đức

    06/11/2005Lê Đức PhúcKhi xem xét sự phát triển của con người nói chung và phát triển đạo đức nói riêng, các nhà khoa học liên ngành luôn chú ý đến mối quan hệ giữa sự phát triển đó với văn hoá...
  • Chúng ta muốn gì?

    18/10/2005Xuân DungĐồng hành với sự thay đổi về vai trò của bằng cấp (chứ không phải sự thay đổi nhận thức về vai trò của học vấn) là hàng loạt vấn đề mới về giáo dục - đào tạo: Chương trình quá nặng nhưng lại bất cập so với nhu cầu thực tiễn cải cách và tính hiệu quả của cải cách, lạm thu và tận thu tới mức chi phí giáo dục trở thành một gánh nặng mà người nghèo khó kham, dạy thêm và học thêm tràn lan, thể lực và trí lực của học sinh suy giảm…
  • Nhìn lại việc giáo dục nhân cách cho Sinh viên

    01/09/2005Tương LaiNếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, “Cái đang thiếu mà nếu thiếu cái đó, thì cái còn lại còn gì là đáng giá” kể cả lòng trung thành!
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Mục đích của cuộc sống

    04/08/2005Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc truy vấn mục đích của câu hỏi về mục đích của cuộc sống. Trong đầu con người nghĩ gì khi họ hỏi câu hỏi này. Việc hỏi nó là một hiện tượng đặc biệt con người. Những sinh vật khác chỉ tồn tại và cứ tiếp tục đuổi theo những mục đích tự nhiên của chúng một cách mù quáng – tiếp tục là một cái cây hay một con chim hay một tảng đá. ...
  • Về chuyện tiền bạc

    18/07/2005Tiền bạc là vị sứ giả làm trung gian trao đổi các vật iùm cho mọi người, đó là ý nghĩa ban sơ của nó.
    Khi loài người phát triển sinh hoạt về mọi mặt thì ý nghĩa của tiền bạc thay đổi theo một cách tích cực hơn, tinh vi hơn.
  • Xung đột giữa lý trí và tình cảm

    24/08/2005Cảm xúc, như từ ngữ cho thấy, làm lay động chúng ta. Sợ hãi, giận dữ, yêu thương, và vui vẻ gây xáo trộn chúng ta từ bên trong và thường khiến chúng ta hành động hướng ra bên ngoài. Sự mãnh liệt, kích thích, và xung lực dẫn tới hành động này tương phản sâu sắc với sự vô tư, cân bằng, và điềm tĩnh gắn với lý trí. Các tác gia vĩ đại trong truyền thống của chúng ta bàn về sự tương phản này và đề xuất những lý thuyết khác nhau về các vai trò đích xác của lý trí và tình cảm trong đời sống con người. ...
  • Giáo dục phải có cuộc cách mạng đồng bộ

    12/07/2005Lê Văn Kiên (Thanh Hóa)Tôi rất đồng tình với các ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, họ đã có những bài phát biểu rất tâm huyết và phản ánh rất đúng thực trạng hiện nay của nền giáo dục nước nhà. Tôi đặc biệt quan tâm tới một số ý kiến quan tâm tới vấn đề giáo dục và chủ thể của giáo dục (đối tượng của giáo dục) có thể nói đây là vấn đề chưa được nhắc tới nhiều khi đề cập tới sự yếu kém của nền giáo dục của chúng ta.
  • Quan điểm maxit về mối quan hệ Đạo đức - Chính trị - Pháp quyền

    07/07/2005Đỗ Hữu Nhân (Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh - Hưng Yên)Việc nghiên cứu đạo đức, dù từ bất kỳ phương tiện nào, cũng đều phải trả lời câu hỏi: Cái gì quy định nội dung cơ bản của đạo đức? Và với tư cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của tồn tại xã hội? Về điều này, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, tìm hiểu hiện tượng đạo đức không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung khái niệm của nó, mà còn phải đi sâu, tìm hiểu nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế, cơ sở giai cấp, nghĩa là tìm hiểu tồn tại xã hộiđẻ ra hiện tượng đạo đức ấy.
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • Nhân cách trẻ

    27/01/2004Mỗi thế hệ có một quan niệm của mình về nhân cách. Lớp già và lớp trẻ nhiều khi “xung khắc” cũng một phần vì nghĩ về nhân cách khác nhau, về ứng xử khác nhau. Nhân cách có nét chung phổ biến mà cũng có nét riêng đặc thù của mỗi lớp người, mỗi thành phần, thậm chí mỗi cá nhân...
  • Nghĩ về Toà nhà Giáo dục Quốc gia

    11/02/2003Nguyễn Chí ThànhNăm sắp hết, Tết gần kề. Thiên thì rối lên, chộn rộn. Trong lòng vẫn cứ dửng dưng. Thong thả rẽ vào Việt nam Miếu, tìm lấy chút thanh thản. Ngoài kia nhộn nhạo quay cuồng. Trong này là một cõi khác biệt...
  • Về “con người có giáo dục”

    11/02/2003Đẩy lùi thế kỷ XX, cái “thế kỷ ngang ngạnh, cái thế kỷ nổi loạn” như có người đã đặt tên, loài người bước vào thế kỷ XXI dường như còn “ngang ngạnh” hơn, “nổi loạn” hơn ! Hai năm đã trôi qua trong những sự biến “ngang ngạnh”, “nổi loạn” với những sắc thái mới.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác